ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Xã hội hóa đường sắt chậm chạp: Ai chịu thiệt?
Saturday, May 2, 2015 1:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Trong khi các ngành giao thông vận tải khác đã bắt đầu xã hội hóa từ trước đó thì ngành đường sắt mới bắt đầu triển khai. Việc triển khai chậm chạp gây ảnh hưởng không nhỏ tới người dân.

  Xã hội hóa đường sắt chậm chạp: Ai chịu thiệt? - Ảnh 1

Sự “chuyển mình” của ngành đường sắt “chậm” mà không “chắc” (Ảnh minh họa)

Luật Đường sắt ra đời đã tạo sự chuyển biến hết sức tích cực trong nhận thức của các đơn vị trong ngành cũng như tạo điều kiện thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư, xây dựng đường sắt. Nếu như mô hình xã hội hóa đường sắt được triển khai nhanh chóng và hiệu quả thì chất lượng phục vụ hành khách chắc chắn sẽ được cải thiện rõ rệt hơn khi có tư nhân tham gia, nâng cao sự cạnh tranh cần thiết.

Từ năm 2006 đến nay đã có gần 20 đơn vị đầu tư kinh phí để nâng cấp cải tạo các toa xe từ không có điều hòa thành có điều hòa không khí. Hiện trên các tuyến Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng… có 63 toa xe được thuê mua theo hình thức trọn gói.  

Trong đó một số đơn vị đầu tư kinh phí lớn để nâng cấp, cải tạo các toa xe và thuê trọn gói với hành trình 7 năm, như Công ty Cổ phần Liên Việt đầu tư kinh phí trên 20 tỷ đồng nâng cấp, cải tạo 14 toa xe khai thác trên tuyến Hà Nội – Lào Cai và Hà Nội – Đà Nẵng; Công ty Khách sạn Victoria đầu tư kinh phí trên 10 tỷ đồng nâng cấp, cải tạo 5 toa xe; Công ty Cổ phần DVDLĐS Hà Nội đầu tư kinh phí trên 4 tỷ đồng nâng cấp, cải tạo 4 toa xe…

Vấn đề của TCTĐSVN hiện nay là cần tách bạch quyền của doanh nghiệp được giao quản lý khai thác kết cấu hạ tầng với quyền kinh doanh vận tải. Tức là doanh nghiệp được giao quản lý hạ tầng đường sắt chỉ nên tập trung vào quản lý việc đấu thầu, khai thác, cho thuê chứ không trực tiếp kinh doanh hoặc không nên liên kết, góp vốn với doanh nghiệp khác để kinh doanh vận tải đường sắt trên kết cấu hạ tầng đường sắt mà mình được giao quản lý. Điều này khiến công cuộc xã hội hóa đường sắt chưa thực sự được thực hiện nhất quán, dứt điểm.

Vì vậy, dù công cuộc xã hội hóa đường sắt được “rục rịch” triển khai suốt những năm qua nhưng người dân vẫn phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự chậm đổi mới tại các nhà ga và tuyến đường sắt, cho dù hàng năm ngân sách rót hàng ngàn tỉ đồng cho Tổng công ty Đường sắt (tính cả vốn ODA hàng năm giải ngân vào các dự án cải tạo đoạn, tuyến, thông tin liên lạc trên các tuyến đường sắt).

Nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới, thời gian tới, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ tiến hành mời gọi các nhà đầu tư nghiên cứu, đề xuất hợp tác đầu tư đối với hệ thống kho, bãi hàng tại các ga đường sắt của Tổng công ty; trước mắt sẽ thí điểm đối với kho, bãi hàng tại các ga Yên Viên, Sóng Thần và Đồng Đăng; trên cơ sở đó sẽ nhân rộng mô hình đối với các ga còn lại.

Kiều Hương (Tổng hợp)

Video tham khảo:

Cầu vượt đường sắt gần 200 tỉ đồng mới thông xe đã hỏng

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.