ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Kinh tế Việt Nam: trên đà cất cánh
Thursday, June 4, 2015 4:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Việt Nam đang sở hữu nền kinh tế hấp dẫn nhất Đông Nam Á và sự tăng trưởng có thể được bùng nổ trong một vài năm tới, khi Việt Nam tham gia TPP.

  Kinh tế Việt Nam: trên đà cất cánh - Ảnh 1

Kinh tế Việt Nam sẽ cất cánh nhờ hưởng lợi nhiều nhất từ TPP, FTA? Nền kinh tế hấp dẫn

Trong báo cáo phát đi hôm 27/5, ngân hàng ANZ nhận định kinh tế Việt Nam đã chạm đáy và sự phục hồi sẽ tiếp diễn trong giai đoạn tiếp theo, tính từ 2015.

Ông Glenn Maguire, chuyên gia kinh tế ANZ khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá, nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn khả quan, cả ở chỉ số niềm tin người tiêu dùng lẫn chi tiêu.

Về chỉ số niềm tin, báo cáo của ANZ cho biết chỉ số niềm tin tiêu dùng Việt Nam duy trì mức 140,2 điểm trong tháng 5, cao hơn mức trung bình dài hạn là 135,2 điểm. “36% người tiêu dùng Việt Nam cho rằng tình hình tài chính gia đình họ hiện tại tốt hơn năm trước, so với 18% cho biết tình hình tài chính gia đình họ xấu hơn,” báo cáo ghi nhận.

Niềm tin vào sự phục hồi kinh tế trong khoảng 1-5 năm nữa đã khiến đa số người dân “lỏng tay” trong việc chi tiêu.

“Việt Nam đang ngày càng nổi bật lên trở thành nền kinh tế hấp dẫn nhất Đông Nam Á,” Glenn Maguire này dự báo.

Không chỉ ANZ, HSBC – một trong những tổ chức dịch vụ tài chính và ngân hàng lớn nhất trên thế giới – cũng đã công bố Chỉ số quản lý sức mua (PMI) ở mức 52,7 điểm. Đây là mức tăng cao nhất trong khoảng 1 năm trở lại đây. Ngân hàng này cho rằng, PMI ở trên mức 50 điểm chứng tỏ các DN tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Cùng quan điểm với HSBC, ANZ, gần đây ông Sanjay Kalra – Đại diện thường trú của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam – cho rằng: Việt Nam đã đạt và duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô trong 3 năm qua.

“Theo tôi, việc cần nhất bây giờ chính là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách cần tạo điều kiện để tăng trưởng đạt tới tiềm năng, tức là phải cao hơn mức tăng trưởng hiện tại. Sản xuất trong nước cũng cần đóng góp mạnh hơn cho tăng trưởng”, ông Sanjay Kalra cho biết.

Hồi đầu năm nay, bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc tập đoàn “The Economist” đưa dự báo rằng nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đà phục hồi mạnh mẽ. Xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của Việt Nam. Lạm phát giá tiêu dùng vẫn được kiểm soát tốt trong thời gian tới, tạo điều kiện thuận lợi để điều chỉnh chính sách tiền tệ cho phù hợp.   Kinh tế Việt Nam: trên đà cất cánh - Ảnh 2

Kinh tế Việt Nam cần đánh giá đúng tình hình để có thể nắm bắt cơ hội Hưởng lợi từ TPP, FTA

TPP – Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương có thể mang lại cho nền kinh tế Việt Nam cơ hội bứt phá tuyệt vời.

Ông Charles H. Rivkin, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách kinh tế và thương mại, hôm 29/5 cho hay GDP của Việt Nam có thể tăng hơn 30% trong vòng 10 năm sau khi gia nhập TPP.

Theo Charles H. Rivkin, mặc dù “Việt Nam là một trong những nền kinh tế có quy mô nhỏ nhất trong 12 nước đang đàm phán TPP nhưng một khi gia nhập TPP tốc độ tăng trưởng được dự báo sẽ cực kỳ ấn tượng.”

H. Rivkin cũng cho biết quá trình đàm phán đang diễn ra tích cực và Hoa Kỳ mong muốn nhìn thấy đất nước Việt Nam vững mạnh, độc lập, thịnh vượng, tôn trọng nhân quyền và pháp quyền.

“Thương mại Việt – Mỹ cách đây 20 năm chỉ đạt 450 triệu USD nhưng hiện nay đã xấp xỉ 40 tỷ USD, tăng hơn 100 lần trong 2 thập niên qua. Do đó, thương mại hai nước chắc chắn sẽ tăng trưởng vượt bậc nếu hoàn tất TPP.” – H. Rivkin khẳng định.

Trước đó 1 ngày, tiến sỹ Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách – trong Báo cáo kinh tế thường niên 2105 cũng khẳng định “Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất trong 12 nước tham gia đàm phán TPP xét trên khía thay đổi về GDP và phúc lợi xã hội.” Tuy nhiên ông Thành cũng cho rằng, do quy mô kinh tế Việt Nam nhỏ, nên tăng trưởng tuyệt đối không bằng các nước lớn.

Bên cạnh TPP, giới chuyên gia cũng nhận định việc ký các FTA với Hàn Quốc, EU, Liên minh kinh tế Á – Âu cũng mang lại cho Việt Nam những cơ hội lớn.

Tuy nhiên, để có thể giữ nhịp tăng trưởng, Việt Nam nên tránh biến cơ hội thành thách thức. Bởi lẽ, cả TPP lẫn FTA có thể là những “con dao hai lưỡi”, nhất là trong điều kiện Việt Nam chưa hoàn thành công nghiệp hóa.

L.Văn

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.