Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Người Mỹ da màu và kinh tế chính trị của hiệp định thương mại tân tự do
Tổng thống Obama và phe dân chủ doanh nghiệp vẫn tiếp tục thúc ép quốc hội giao cho Obama quyền thúc đẩy thương mại (TPA), hay còn được gọi là ủy quyền theo dõi nhanh, để hoàn tất hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), vốn đứng đầu bảng của thứ độc hại được gọi là hiệp định thương mại tự do.
Trang web
Xả nước TPP (1), một nguồn chủ chốt của phong trào chống TPP mô tả TPP là: “Một hiệp định thương mại bí mật … đe dọa phá hủy nền dân chủ bằng cách đưa cánh tay quyền lực của doanh nghiệp vào mọi lĩnh vực của đời sống, từ an toàn thực phẩm và môi trường, tới quyền của người lao động và tiếp cận bảo hiểm y tế, TPP còn hơn cả thương mại. Đó là một vụ đảo chính toàn cầu của doanh nghiệp.”
Trong quá trình tổ chức phản công để ngăn cản ủy quyền theo dõi nhanh cho tổng thống Obama nhằm hoàn tất TPP và tuồn nó vào quốc hội ở phía sau lưng người dân,
tôi viết về sự thật cho thấy trong một số nhóm da màu có sự lưỡng lự khi phải đưa ra sự ưu tiên cho TPP, đó là một vấn đề quan trọng của người Mỹ gốc Phi.
Mặc dù vậy, suốt tuần qua các tổ chức của người Mỹ gốc Phi đã tập hợp vào phía phản đối TPP và quyết định rằng đánh bại nó là sư ưu tiên trước mắt của người da màu, ngay cả khi một số thành viên của Khối Nghị Sĩ Da Màu đang dao động trong sự đối lập ban đầu của họ dưới sức ép của chính quyền Obama.
Saladin Muhammad, nhà tổ chức công đoàn lâu năm, cựu thành viên của Phong Trào Giải Phóng Người Da Màu và người phát ngôn của tổ chức
Công Nhân Da Màu vì Công Lý, tóm tắt quan điểm của một số nhà hoạt động da màu, những người coi chủ nghĩa tư bản tân tự do là kẻ thù: “các chính sách cơ bản của chủ nghĩa tư bản toàn cầu như TPP, phải bị giai cấp lao động da màu phản đối và đấu tranh như là một phần của nỗ lực giải phóng người da màu và thay đổi xã hội.”
Logic trong bình luận của Saladin dựa trên phân tích phê phán về quan hệ giữa người Mỹ gốc Phi và kinh tế chính trị tư bản chủ nghĩa, cho rằng việc hạ thấp các điều kiện tồn tại của giai cấp lao động da màu ở Hoa Kỳ được sản xuất và tái sản xuất ra như là kết quả của logic nội tại của hệ thống này.
Do sự hạ thấp và phi nhân hóa các điều kiện đặc trưng cho sự tồn tại của giai cấp lao động da màu đã được hệ thống này thừa hưởng và không thể thay đổi bằng các cải cách của chủ nghĩa tư bản tự do, vị trí chống tư bản là vị trí chính trị hợp lý duy nhất mà người Mỹ gốc Phi có thể đặt mình vào.
Chủ nghĩa tư bản chứ không phải văn hóa
Sự hình thành hiện nay của cái được gọi là hiệp định “thương mại tự do” là phiên bản tân tự do đẹp đẽ và lịch thiệp nhất của những thứ tương tự. Đối với đại đa số người lao động da màu, những người đang héo mòn mà không có trợ cấp ở dưới đáy của nền kinh tế, những thỏa thuận như vậy chỉ thúc đẩy sự bóc lột kéo dài, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc thú vật, phá hủy các công việc tốt và các cơ hội bình đẳng.
— Jaribu Hill, Giám đốc điều hành Trung Tâm Nhân Quyền của Công Nhân
Trái với thứ văn hóa của sự nghèo khổ vô nghĩa mà Obama và đám tân bảo thủ của ông ta đưa ra để giải thích tại sao người Mỹ gốc Phi tham gia vào sự phản kháng “không được chấp nhận” ở những nơi như Baltimore, nguồn gốc thật sự của các điều kiện sản sinh ra sự phản kháng nằm trong phạm vi bối cảnh của các chính sách tân tự do tương tự mà Obama và TPP đã áp đặt.
Một số các
học giả đã khẳng định rằng toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa có tác động rất tiêu cực đến người Mỹ gốc Phi trong bốn thập kỷ qua.
Tái cơ cấu tân tự do kinh tế quốc gia bắt đầu vào những năm 1970 và được tăng tốc dưới thời Reagan vào những năm 1980 đưa đến một thời kỳ kinh tế đình trệ và suy thoái ở Hoa Kỳ, mà từ đó chúng ta chưa bao giờ hồi phục. Không phải là cuộc đời trải đầy hoa hồng cho những người Mỹ gốc Phi di cư bỏ trốn các điều kiện tồi tệ của phương Nam trong Thế Chiến thứ II và những năm sau đó. Mặc dù vậy, cũng có một số tiến bộ tương đối về kinh tế tuy không đồng đều, vào thời kỳ ngay sau chiến tranh thì người Mỹ gốc Phi còn có thể kiếm được công việc ở vùng trung tâm công nghiệp của đất nước.
Tuy vậy, hoàn cảnh luôn bấp bênh của công nhân da màu và sự tương đối yếu của tầng lớp trung lưu da màu đã biến thành sự khủng hoảng nghiêm trọng sau khi chủ nghĩa tư bản sụp đổ vào năm 2008.
Nhiều gia đình và cá nhân trong mọi lĩnh vực của xã hội phải trải qua các tác động tàn phá của khủng hoảng kinh tế – ngoại trừ giới siêu giàu – cuộc khủng hoảng đối với Mỹ gốc Phi thực sự là một thảm họa.
Tổn thất về của cải, thu nhập và sự tham gia lực lượng lao động đã tước đi một phần lớn quân số của tầng lớp trung lưu da màu nhỏ bé và dễ tổn thương, đẩy công nhân da màu vào sự nghèo khổ vô vọng. Tuy vậy, cuộc khủng hoảng mới nhất của chủ nghĩa tư bản đã tiết lộ một số điều đáng sợ hơn về công nhân da màu.
Khủng hoảng kinh tế không chỉ tước đi sự giàu có ảo tưởng được tạo ra bằng tín dụng dễ dãi cho đa số công nhân, những người chưa từng thấy lương thực tế tăng lên trong nhiều thập kỷ và phải nhặt nhạnh từng đồng, mà nó cũng vô tình tiết lộ sự thật câm lặng đối với đại đa số người lao động thất nghiệp da màu: họ bị loại khỏi danh sách “đạo quân thất nghiệp dự trữ” – lao động sẵn sàng được thuê khi nền kinh tế hồi phục – và đưa sang danh sách lao động dư thừa. Điều cay đắng đó có nghĩa là người da màu trở thành lực lượng lao động và dân cư không còn được cần đến trong nền kinh tế của Hoa Kỳ.
Hiện nay tỷ lệ
tham gia lực lượng lao động của nam giới da màu đang ở mức thấp kỷ lục. Tình cảnh của phụ nữ da màu còn bấp bênh hơn, mặc dù tỷ lệ lao động của họ có chút cao hơn. Tuy vậy, tỷ lệ tham gia vào nền kinh tế tăng lên của phụ nữ da màu cũng cho thấy sự thật là họ đang phải gánh vác trách nhiệm lớn hơn khi không chỉ chăm sóc cho bản thân mà còn phải chăm sóc cho con cái.
Linda Burnham đã chỉ ra một hiện tượng kinh tế bổ sung mà phụ nữ da màu phải đối mặt và điều đó là bởi vì phụ nữ da màu tập trung quá đông trong các khu vực lương thấp, họ phải chịu đựng cả sự phân biệt về giới tính lẫn chủng tộc trong tiền lương.
Bị hạn chế trong khu vực dịch vụ lương quá thấp và bất ổn nên không có gì ngạc nhiên khi sự nhóm vô gia cư tăng trưởng nhanh nhất ở Hoa Kỳ là phụ nữ và trẻ em da màu.
Toàn cầu hóa tân tự do cũng có tác động tàn phá đối với người lao động ở những thành phố như Baltimore. Các cộng đồng bị chia rẽ và nghèo đói tồn tại ở thanh phố này không chỉ dẫn đến việc các ông bố không ở nhà hay người da màu không nắm bắt được cơ hội mà còn trực tiếp tạo ra sự tổn thất 100.000 việc làm chế tạo và liên quan đến cảng biển không thuộc công đoàn ở Baltimore, khi những công việc này được doanh nghiệp và tư bản tài chính chuyển ra khỏi Hoa Kỳ. Việc đóng của xưởng Sparrows của hãng thép Bethlehem với 35.000 lao động và sự cắt giảm quy mô lớn các công việc ở cảng là những đòn khiến cộng đồng người lao động ở Baltimore không bao giờ hồi phục.
Hiện thực kinh khủng mà ngày càng có nhiều người Mỹ gốc Phi phải đối mặt là Hoa Kỳ tiếp tục chuyển sang nền kinh tế lao động ít kỹ năng, lương thấp, lực lượng lao động cũng bị thu hẹp, kết quả là phần lớn công nhân da màu và người nghèo không thể kiếm được một công việc toàn thời gian trong suốt cuộc đời của họ!
Những ai đủ may mắn để kiếm được một công việc, những công việc mới
được dự tính ở Hoa Kỳ sẽ là những việc lương thấp như đồ ăn nhanh, sơ chế thực phẩm, bán lẻ và trợ giúp chăm sóc sức khỏe.
Sự đoàn kết Bắc-Nam trong nỗ lực chấm dứt áp bức toàn cầu
Khủng hoảng hệ thống của chủ nghĩa tư bản dẫn đến các ông trùm tài chính và chủ nghĩa tư bản tự do xếp hàng để được nhà nước giải cứu trong năm 2008 đã cho thấy sự thất bại rõ ràng của chủ nghĩa tư bản tân tự do trong vai trò là chiến lược dài hạn, thiết yếu cho sự tiến bộ của chủ nghĩa tư bản.
Điều này đúng ở trung tâm chủ nghĩa tư bản cũng như các thành phần của hệ thống toàn cầu. Đó là lý do người da màu phản đối các hiệp định thương mại tân tự do không chỉ dựa vào vào các tác động tiêu cực của chúng đối với người da màu ở Hoa Kỳ mà còn dựa vào sự thừa nhận về một chương trình chung với những người dân bị bóc lột và bị đô hộ trên thế giới trong việc chấm dứt sự áp bức toàn cầu của chủ nghĩa tư bản.
Việc chống lại TPP và thương mại tự do phải được nhìn từ quan điểm đấu tranh thống nhất đối với sự củng cố tiếp theo của đế quốc Hoa Kỳ. Jaribu Hill nhắc nhở chúng ta rằng “tự do là tên gọi nhầm của kiểm soát và duy trì status quo, luôn đòi hỏi những người bị áp bức phải chịu đựng hơn nữa đồng thời tối đa hóa lợi nhuận được tạo ra trên lưng của họ và tổn thất an sinh của họ, đúng vậy đấy, cuộc sống của họ.”
Người da màu phản đối TPP bởi vì chúng ta hiểu rằng công nhân ở Việt Nam, trước hết là phụ nữ, đã được sắp đặt cho
siêu bóc lột trong các điều khoản của hiệp định đó. Chúng ta hiểu rằng với hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) thì hàng triệu nông dân đã bị đẩy khỏi đất đai của họ ở những nơi như Oaxaca, Mexico và trở thành những người nghèo đô thị không đất đai ở Mexico hoặc làm việc bất hợp pháp ở Hoa Kỳ với đồng lương nô lệ.
Chúng ta chống lại TPP bởi vì thương mại tự do tân tự do giữa Hoa Kỳ và Colombia đã dẫn đến sự gia tăng mất đất của người Colombia gốc Phi cũng như đất đai của họ bị đánh cắp cho các hầm mỏ bất hợp pháp và sự mở rộng chế biến dầu cọ và mía đường cho nhiên liệu sinh học để cung cấp cho thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ.
Ngay cả khi tầng lớp thống trị của những đất nước tham gia hiệp định quy phục Chú Sam thì chúng ta vẫn chống lại TPP với danh nghĩa của nhân dân ở Nam bán cầu.
Đối với những người hỏi tại sao người da màu hoài nghi và chống lại các hiệp định thương mại tự do, chúng ta chỉ vào lịch sử và nói rằng nếu có bất cứ ai trên hành tinh cần hoài nghi cái được gọi là thương mại tự do thì đó phải là hậu duệ của những người đã bị chế độ thương mại dã man nhất trong lịch sử trái đất làm tổn hại. (2)
Ajamu Baraka is interviewed in Episode 3 of CounterPunch Radio, available for free here.
Ajamu Baraka is a human rights activist, organizer and geo-political analyst. Baraka is an Associate Fellow at the Institute for Policy Studies (IPS) in Washington, D.C. and editor and contributing columnist for the Black Agenda Report. He is a contributor to “Killing Trayvons: An Anthology of American Violence” (Counterpunch Books, 2014). He can be reached at www.AjamuBaraka.com
Chú thích của người dịch:
(1): Tên của tổ chức này có nghĩa là xả nước bồn cầu, ý muốn nói TPP là một thứ rác rưởi cần được được xả nước cho trôi đi.
(2): Tác giả muốn ám chỉ chế độ buôn bán nô lệ da màu trước kia.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo