ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Áp ĐẶt TrẺ VÀ NhỮng HỆ LỤy
Sunday, July 26, 2015 22:11
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Hôm qua đi dự một buổi nói chuyện về giáo dục tôi gặp 2 bạn trẻ, chính xác là 3, vì một người trong số họ đã lập gia đình và có đứa con 19 tháng. Không còn trẻ nữa. Nhưng cả ba đều có chung một nỗi đau: bị áp đặt ngay trong gia đình mình. 
B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1hbWd4ZXVITzg1by9WYlc3SEJRVDNJSS9BQUFBQUFBQVhMUS9IamFia05WOTVQTS9zMzIwLyUyNUMzJTI1ODFQJTJCJTI1QzQlMjU5MCUyNUUxJTI1QkElMjVCNlQlMkJUUiUyNUUxJTI1QkElMjVCQSUyQlYlMjVDMyUyNTgwJTJCTkglMjVFMSUyNUJCJTI1QUVORyUyQkglMjVFMSUyNUJCJTI1ODYlMkJMJTI1RTElMjVCQiUyNUE0WS5qcGc=B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy05UGNYUTNONmRzNC9WYlc3SEZqRnFKSS9BQUFBQUFBQVhMTS9oQmJId1gwaVBpOC9zMzIwLyUyNUMzJTI1ODFQJTJCJTI1QzQlMjU5MCUyNUUxJTI1QkElMjVCNlQlMkJUUiUyNUUxJTI1QkElMjVCQSUyQlYlMjVDMyUyNTgwJTJCTkglMjVFMSUyNUJCJTI1QUVORyUyQkglMjVFMSUyNUJCJTI1ODYlMkJMJTI1RTElMjVCQiUyNUE0WSUyQjIuanBn
Và cả ba đều có chung một triêu chứng: không biết mình phải làm gì trong đời, lạc lối và hoang mang. 
Tôi thấu hiểu nỗi đau này. 
Mỗi một thời đại đều có một đặc điểm của nó, cá thời đại sinh con đàn cháu đống vừa qua đi, thì cái thời đại “ áp đặt con cái “ trờ tới. Vì sao? Vì ta có thói quen áp đặt những kinh nghiệm bản thân lên người khác, và người dễ dàng để ta làm chuyện ấy nhất chính là những đứa trẻ của chúng ta. 
Kinh nghiệm đó là gì , thế hệ ngày xưa khi mà một số bậc phụ huynh là con trong một gia đình đông con, họ tự cảm nhận thấy sự thiếu thốn tình thương , sự thiếu vắng giáo dục thường xuyên của các đấng sinh thành , họ thiếu hẳn sự chăm chút của cha mẹ, những buổi nói chuyện, những lời chỉ dẫn thường xuyên, họ thường phải san sẻ tình thương cho nhiều người khác. Từ đó nảy sinh sự thiếu thốn. Sự thiếu thốn lâu dần trở thành một vết thương. Và khi sinh con ra, họ có nhu cầu bù đắp vết thương ấy. 
Và con mình trở nên vật thí nghiệm, thí nghiệm cho những mong muốn của bản thân. 
Ngày xưa không được học hành đến nơi đến chốn, nên mong con mình học giỏi. Con cứ học giỏi thì cái gì cũng được, thậm chí con chỉ cần học, lau nhà quét nhà rửa chén… bố mẹ làm tất. 
Mong mỏi đủ thứ nơi con là thế, nếu chúng nó được thì vui, nếu chúng nó không được như thế, thì đau khổ hành hạ bản thân , hành hạ con mình. 
Ở Châu á, tỷ lệ phụ huynh cho con đi học để kiếm được “ một việc làm tốt” chiếm đến 95%, một con số đáng báo động. Vì sao? Vì đây chính là hệ lụy cho sự khổ đau suốt đời của cả hai.
Phải, ráng làm mọi cách cho con học để con “ có job”, để lo được tương lai nó sau này, nghe rất khôn ngoan, nhưng tiếp theo đó là gì? 
Thế thì phải đi học, đi học thì phải học giỏi, phải có bằng cấp, học mà không giỏi thì thật khốn khổ khốn nạn cho đứa trẻ đó, nên chắc chắn trong một lớp 40 em sẽ có hẳn gần 25 em không vừa lòng cha mẹ thầy cô. 
Thế thì 5- 10 em kia, có thể vừa may mắn mà vừa khốn khổ, khốn khổ vì nếu chúng có học giỏi đi nữa cũng là con rối của bố mẹ, là chỗ để bố mẹ “ vui lòng” , và từ đó cũng không còn là chính mình. Trường hợp kinh khủng nhất chính là, một ngày “ cái chỗ dựa tự hào của cha mẹ “ ấy thi rớt đại học, hoặc gặp một biến cố trong đời mà phải “ phụ lòng” cha mẹ, đứa con “ đáng tự hào” ấy đau khổ đến mức nào? À. Đây chính là cái lý do mà thi trượt đại học mà nhiều em đã từng tự tử. 
Cũng có rất nhiều em may mắn, vì bố mẹ yêu thương và ủng hộ những quyết định của em, mà thống kê thì …bố mẹ càng …ít học ( hoặc rất có học) lại càng làm việc ấy. Vì thà họ không nghĩ họ giỏi, họ hay , họ đúng thì ít ra họ còn cho con cái cái quyền tự quyết trong đời. 
Còn số phần trăm còn lại thì sao, à , các em học giỏi cũng khổ , đứa trẻ “ con nhà người ta” đáng tự hào ấy thì ra nó cũng khổ như đã nói ở trên ,nhưng dù gì các em cũng khá hơn những em “ học kém” , càng học kém, em càng bị sự…khi dễ từ gia đình. Sự khi dễ đó có khi làm em đau khổ gấp nhiều lần. Các em tự hỏi mình là ai, mình là ai? Các em bị áp đặt, bị đay nghiến, bì chì chiết. Học không phải là một niềm đam mê, một niềm vui, học là trả nợ, là đày ải, là một nhiệm vụ khủng khiếp đối với các em. 
Có em trầm cảm, có em buồn chán bỏ học , có em học xong quên hết, có em bỏ đi chơi game, đi theo bạn xấu, đủ cả. 
Có em cũng cố gắng hết đại học, ra trường, nhưng… ghét học cả đời. 
Em trai tôi gặp hôm qua, em khóc, em bảo, em không có định hướng, em tốt nghiệp bách Khoa , lúc đi làm công trình ở Saigon Pearl, khi em gặp những kỹ sư cũng trẻ như em, họ đến từ Singapore, họ vui lắm, họ có mục tiêu , có con đường, có suy nghĩ , có tư duy riêng. Họ làm mọi việc và biết tại sao mình làm, họ đạt được những mục tiêu trong đời và làm điều mình yêu thích. Em ngưỡng mộ họ, không phải vì họ giỏi hơn em, mà vì họ sống có mục đích hơn em. Và em biết, họ sẽ giỏi, tuy họ bằng em , nhưng sự nghiên cứu và đam mê sẽ làm họ giỏi, giỏi hơn emrất nhiều. 
Còn em, sau khi gặp họ, em bỏ việc, đi tìm lại đâu là chính mình. Khốn khổ, day dứt, thất lạc….
Thế rồi đâu là nền giáo dục thực sự? Khi mà lối giáo dục mong con thành tài của thế hệ cha ông chúng ta chỉ làm cho trẻ con của chúng ta trở nên “ quên mình là ai” hơn, vì chúng sống cho cha mẹ chúng, cho niềm tự hào của họ? Cho giá trị không phải của chúng. Học tập không còn là niềm đam mê, niềm vui khám phá, học tập chỉ còn là nhiệm vụ bắt buộc, không phải chỉ đối với cha mẹ, mà có khi còn là đối với cả họ? Đưa trẻ mất tự do, sống trong sự lo lắng, áp lực về học tập, khổ sớ về thành tích, khó khăn vùng vẫy để tìm ra chính mình. Và cuối cùng, bỏ cuộc, bằng nhiều cách. Và hứng chịu mọi nỗi đau. Và cả cha mẹ chúng nữa, họ có hạnh phúc không?
Khi con gái tôi viết tập làm văn, cô giáo dạy bé viết : “ con sẽ cố gắng học giỏi để cha mẹ vui lòng” . Tôi lắc đầu, không con, con học vì con thích, không phải cho mẹ. Không hề, Và nhà trường, gia đình, xã hội chúng ta đang làm điều đó . Vô hình chung, chúng ta chuyển tải “ copy and paste” nội dung từ cha mẹ chúng ta đến con cái chúng ta, một cách vô thức, Thay vì dạy các em yêu học tập nghiên cứu, yêu khám phá sáng tạo, ta áp đặt các em trong bốn chữ” cha mẹ vui lòng”. Thế thì học tập là một món nợ phải trả cho cha mẹ ông bà? 
Bạn có thích trả nợ khi món nợ ấy bạn không muốn mượn, người ta dấm dúi vào tay bạn rồi bắt bạn trả, bạn thích không? Xã hội , thậm chí nhà trường, lại nhân danh các thể loại đạo đức như lòng hiếu thảo, sự biết ơn …để bắt bạn trả một món nợ không hề là của bạn, cuối cùng, có những bạn… tự tử vì không trả nổi “món nợ ân tình” ấy. 
Chúng ta đang phê phán chế độ giáo dục Việt nam Nặng hình thức, thích khoa trương, bệnh thành tích, nhồi nhét học sinh, có biết đâu rằng, đó chỉ là “ sản phẩm “ ăn theo suy nghĩ và niềm tin của cả một thế hệ mà thôi. Nó từ đâu mà ra, từ chúng ta. 
Vậy thế giới dạy gì?
Đầu tiên, cha mẹ am hiểu và tiên tiến không hề có cái việc “ coi trọng bằng cấp” con cái. Họ trân trọng giá trị thực của con, dù là gì đi nữa, con cái được quyền tự do thảo luận với cha mẹ về cuộc đời của chúng. Nếu bạn để ý sẽ thấy nhà trường phương Tây học rất ít, chủ yếu cho trẻ chơi, khám phá niềm đam mê của chúng. Trẻ em Phương Tây không đánh đàn siêu như Châu Á, nhưng chúng được khám phá âm nhạc, được, sống trong một thế giới nhịp nhàng và bình yên, đầy tôn trọng mà không tâng bốc trẻ, chỉ để chính trẻ hiểu rõ bản thân mình . Đứa trẻ thâm trầm hơn, nội tâm hơn, không đi tìm sự ủng hộ bên ngoài, mà chỉ sống và khám phá, sáng tạo từ bên trong. Do đó , nhạc công có thể đến từ Châu Á, nhưng nhạc sĩ tài hoa đến từ Châu Mỹ và Châu Âu. Số đông là thế. Ngoại lệ miễn bàn. 
Giáo dục thực sự là giáo dục hướng trẻ đến đam mê, hướng trẻ tìm được bản thân, và tìm ra chính mình. Chú không phải là rập khuôn theo người khác. Trẻ có thể trở thành nhà khoa học đoạt Nobel, hay tổng thống, sao lại bắt nó trở nên “ con nhà người ta”, thành bác sĩ hay kỹ sư hay “ ông giám đốc “ nào đó thật tốt đẹp dước cái nhìn hạn hẹp của mình?
Giáo dục không rập khuôn, trẻ được tự do là chính mình trong khuôn khổ cho phép, nhưng lại có sự hướng dẫn rất khéo léo. Trẻ yêu thích ngành nghề của mình đã chọn, yêu quý môn học mình đã chọn, trẻ có động lực sáng tạo, và sự sáng tạo ấy làm những đứa trẻ Châu Âu, Mỹ đi đầu trong mọi lãnh vực, tiên phong trong các ngành nghề và lãnh đạo xu hướng toàn thế giới. Họ, những đứa trẻ được nuôi lớn trong niềm đam mê khám phá bản thân và thế giới ấy. Mới có khả năng thay đổi thế giới này. 
Vậy lúc đó những đứa trẻ đó có việc làm chưa nhỉ? Có bằng cấp không nhỉ? Tôi không biết nữa, có điều có thể chúng đang phát bằng cho ai đó, và chúng đang tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người. 
Vậy cũng có nghĩa là, áp đặt chính là phương cách nhanh và hữu hiệu nhất để giết chết niềm đam mê của trẻ, giết chết một thiên tài lẽ ra phải có. 
Chúng ta có suy nghĩ về chính mình? Có bao giờ ta mong con mình phải như” con ai đó”. Ta nóng mặt vì …con nhà người 3 tuổi đã biết hát “ cháu lên ba?” rồi lo lắng đến … hoang mang vì con mình nói chậm hơn …con nhà người ta. Ăn ít hơn, mất tập trung hơn, thiếu cân hơn…. Đủ các thể loại lo lắng khi so sánh, giống y như … phụ huynh ta làm cho ta í. Lo quá thành ép con, ép con thành hại con, vào cái vòng luẩn quẩn mẹ bắt con nghe, con không nghe mẹ giận, mẹ cáu con khóc òa, con khóc òa mẹ càng cáu…. Có khi lại luẩn quẩn cả đời, khổ mẹ, khổ con. 
À mà nhân nói bài “ cháu lên ba” này, tôi hay cười cái bài hát đó, khốn khổ cho trẻ thật, đâu đâu cũng vây quanh chúng là món nợ của nhà trường và gia đình , nào là “Cháu lên ba cháu đi mẫu giáo, cô thương cháu vì cháu…không khóc nhè”: à có nghĩa là cháu nhét cá tính mình vô bên trong nhé, khôn hồn thì câm miệng lại, ở đó mà khóc lóc thì chẳng được thương đâu nhé. Vì “ không khóc nhè thì mẹ lên nương rẫy, ba vào nhà máy, ông bà vui cấy cày” . à hiểu rồi thế là rõ rồi nhé, cháu có trách nhiệm trả nợ rồi nhé, cháu mà không “ ngoan” thì chẳng ai làm gì được đâu nhé. Trách nhiệm tới tận cả nhà cơ đấy. Thế thì cháu liệu mà sống, liệu mà ngoan. Không thì chả ai làm được việc gì với cháu cả. 
Chúng ta rất thành công. Đại thành công trong việc nhồi nhét quan điểm ấy vào đầu trẻ thơ từ trong tiềm thức và lập đi lập lại cả cuộc đời, Xứng đáng một tràng vỗ tay thật dài. 
Chúng ta buồn vì VN toàn lẹt đẹt theo chân thiên hạ. Chả có phát minh gì. Bọn trẻ bây giờ mất định hướng, mất niềm tin, chỉ lo ăn chơi … À, xem lại nhé, lỗi ấy của ai? 
À mà nói theo thiên Chúa giáo, cái này có phải con em chúng ta đang hứng chịu “ tội tổ tông” không nhỉ?

Catherine Yen Pham

Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.