ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Học dở lịch sử, đâu phải lỗi tại con?
Wednesday, July 15, 2015 16:45
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Chừng nào hết đọc báo, chắc tôi sẽ ngưng viết, mà chắc vậy, vì mỗi lần đọc báo là có…tấu hài trên báo về nhiều thứ, nhất là chuyện học của học sinh. 
Mấy hôm nay xôn xao vụ mấy cái clip các em trả lời hết sức vô tư “Nguyễn Huệ là…Nguyễn Du” hoặc quang Trung và Nguyễn Huệ là …hai cha con. Thiếu một chút nữa chắc … em không quen hai ông này luôn 
Mọi người đang …chê bai các em, cười các em, lên án…ngành giáo dục và cách dạy lịch sử vô cùng…dở của nhà trường. Tôi ngược lại, thấy thương cho các em, thấy đồng cảm với các em và đồng cảm cả luôn cả với giáo viên và với “bộ giáo dục“. 
Tại sao?
Tôi nhìn từ khía cạnh nước Mỹ và thế giới, và có một câu hỏi nho nhỏ dành cho những ai đang cười khi thấy các em đang “ tấu hài” : xin hỏi, ta học lịch sử để làm gì? Nếu câu trả lời của bạn là “Để biết về lịch sử dân tộc, để tự hào về dân tộc ta, để biết về truyền thống cha ông mình”, tôi xin chia buồn cùng bạn, và cùng tôi ngày trước. 
Dạ vâng, trên thế giới không có một con người nào không yêu quê hương cả, dù họ bỏ xứ ra đi…đào vàng như dân Trung Quốc ngày xưa, hay vì tương lai mà đi, thì quê hương vẫn trong trái tim họ, vì sao? Vì trong tiềm thức của họ vẫn là những hình ảnh thân thuộc từ thuở bé, từ những nồi bánh chưng, cái chõng tre, từ những bờ tre bụi lúa… Những đều có sẵn trong tiềm thức ấy nếu không có rồi thì nhà trường nào vào đây dạy bạn “yêu quê hương “ suông suông” mà được. 
Quê hương thực chất là sự gắn kết tình cảm với những gì gần gũi nhất, với con người và gia đình, đó chính là quê hương. Cái “ quê hương” đó chính là “ chùm khế ngọt” “ cho con trèo hái mỗi ngày” , là “ đường đi học, con về rợp lá vàng bay”. Chứ còn gì nữa, những bài học lịch sử chỉ có tác dụng tiếp thêm tình yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc, chứ làm sao chỉ có học lịch sử mà ta yêu được. Con chữ hay hình ảnh, nếu không đánh động được vào trái tim, sẽ không bao giờ là yêu, và càng không thể là tình yêu cháy bỏng và rung rưng. 
Bạn tôi yêu Thụy sĩ, vì nó đẹp, nó là một phần ký ức của bạn ấy, tôi mỗi lần nhắc đến NewYork là trái tim thổn thức, vì những kỷ niệm êm đẹp ở đó, tuyệt nhiên chúng tôi không hề học lịch sử các nước ấy để yêu bao giờ. Tôi chỉ yêu vì tôi đã từng cười, từng khóc, từng mơ mộng, từng yêu trên những con phố ấy, ngôi nhà ấy và những hàng cây phủ lá những con đường ấy mùa thu…
Tình yêu đến từ trái tim, không đến từ những bài thuyết giảng suông bao giờ. 
Vậy thì ta học lịch sử để làm gì?
Ta học lịch sử để trưởng thành, cũng như mọi môn học, phải dạy ta trưởng thành. 
Ta học lịch sử để nhìn vào nó “mà thấy ta”, để tự nhiên đánh giá đúng sai, để hiểu rõ những gì ta học là phải ứng dụng được, ứng dụng thế nào? Nếu việc dạy lịch sử chỉ dừng lại ở mức “ tuyên truyền và giáo huấn” thì môn lịch sữ nên …bỏ đi, vì người học chẳng qua là mấy con vẹt, biết chỉ để biết, đó là vấn đề về “dạy kiến thức” cho cả thế giới này, mọi người nhồi hàng đống kiến thức vào đầu và tỏ ra mình uyên bác, chi vậy? Để cảm thấy ta “hơn người “ sao? 
Kiến thức chỉ thể hiện được đúng giá trị của nó khi nó trở thành “trí tuệ” của riêng bạn. Có những kẻ nhồi hàng đống kiến thức, pass hết các kỳ thi, lấy cả chục cái bằng để …vang danh thiên hạ, mà vẫn thiểu năng về trí tuệ như thường. 
Bạn và tôi cười trẻ vì chúng không biết những kiến thức lịch sử cơ bản, tôi cười cả nước Mỹ vì đến 60% dân số Mỹ không biết cái bang mình ở nằm ở đâu trên bản đồ thế giới, thế thì ta hơn họ cái gì ? Chắc là hơn họ chút ít kiến thức, thế nhưng, ta hơn bao nhiêu, nếu hỏi bạn sâu hơn, Nguyễn Du và Nguyễn Huệ khác nhau như thế nào về tư tưởng, nhân cách, tài năng? Bạn học được ở Nguyễn Du những gì, không nên học Nguyễn Du cái gì? Bạn thấy Nguyễn Huệ có đúng không? Bạn thấy họ hay chỗ nào , còn yếu chỗ nào, nếu là bạn, bạn ở trong vị trí của họ, bạn có viết những câu thơ như Nguyễn Du hay đánh trận kiểu Nguyễn Huệ?
Sâu hơn nữa, bạn có dám đặt mình vào …vị trí vợ của họ để xem mỗi ngày họ ăn gì, nghĩ gì, làm gì và tại sao? Tại sao họ đưa ra những quyết định đó, tâm lý gì khiến họ trở thành vua hay nhà thơ?
Ta không có ý kiến riêng của mình, ta chỉ biêt trả lời theo kiểu những bài vở đã dạy ta trả lời. 
Thế giới đang biến lịch sử từ những sự kiện trung thực và khách quan trở thành công cụ tuyên truyền của các nhà lãnh đạo, là công cụ nhồi sọ và công cụ để hướng cách nghĩ của người khác để khiến ta “ đi ra khỏi mình” mà làm “ theo ý họ”. 
Giáo dục phải làm điều ngược lại, đem con người trở về nhìn lại chính mình phải nâng cao bản thân mình. Phải thấy được giá trị khác biệt của bản thân và giá trị của bản thân đối với nhân loại. 
Nước Mỹ nói dối một cách trắng trợn về hai quả bom đã thả ở Nhật, họ “ end the war” bằng cách đó, họ phải kết thúc chiến tranh bằng cách thả hai quả bom nguyên tử khi mà nước Nhật đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện sao? Cho là phải làm như thế đi, thì một quả là không đủ hay sao? Phải nhất định thả đủ hai quả sao?
Nước nhật nói dối trắng trơn về cuộc thế chiến thứ hai, rằng họ “ bảo vệ tổ Quốc”, chưa bao giờ trong lịch sử nước Nhật có nói đến 2 triệu dân Việt Nam đã bị bỏ đói đến chết để cung cấp lương thực cho quân đội Nhật cả. 
Trung Quốc nói dối trắng trợn, rằng Việt Nam là của Trung Quốc, tôi sống ở Trung quốc hơn 6 năm, tất cả những người Trung Quốc tôi hỏi đến đếu tin VN là một phần của Trung Quốc …tự đòi độc lập y như…Đài Loan. Thậm chí lịch sử Trung Quốc còn viết rằng Việt nam được Trung quốc cưu mang mà “ vong ân phụ nghĩa”. Người Trung Quốc tin sái cổ. Và cả những bảo tàng quần áo lịch sử của trung quốc, khi triển lãm đến thời …cận đại , có cả …áo dài việt Nam.
Lịch sủ từng nước đang nói dối trắng trợn để phục vụ chính trị. Không ngoại lệ nước nào. 
Còn chúng ta là những con cừu tin rằng mình học giỏi. 
Kiến thức chỉ là giấy lộn, là rác trong đầu nếu nó không được biến thành trí tuệ bản thân. 
Vậy thì tốt nhất các em nên quên nó đi, học là gì để rối cuối cùng cũng chỉ để quên?
Cơ chế quên của các em tốt hơn chúng ta. Và ta phải mừng vì điều đó. 
Nếu ta thực sự muốn dạy lịch sử cho các em, hãy bắt dầu từ việc nói thật, chỉ đưa ra “ fact” , chỉ nói về sự kiện và nhân vật, sau đó để các em, bằng chính con người và năng lực của mình, tự phán xét về triều đại đó, nhân vật đó, lịch sử đó. Hãy bỏ đi những từ “ chiến công” “tự hào” “ lừng lẫy”” thần thánh”… hay bất cứ từ nào có khả năng … áp đặt tư tưởng cho các em. Hãy để các em tự điền những từ ngữ đó bằng chính năng lực suy nghĩ và nhận thức của mình, hãy để các em tắm mình trong thời đại đó, sự hạn chế lúc đó, sự hiểu biết ít hơn về thế giới lúc đó, để các em tự ra quyết định của mình, để các em tự tìm hiểu, mày mò, phân tích, để các em khám phá, suy nghĩ , trăn trở. Lúc đó tình yêu mới trỗi dậy trong các em, sự trách nhiệm mới trỗi dậy trong các em, tài năng mới nảy mầm trong các em, các em được là chính mình, được nói lên suy nghĩ bản thân, được nhìn trên nhiều khía cạnh, được hiểu đúng theo khả năng và thời đại, các em tự rút ra bài học của mình, tự hiểu rằng mình cũng có trách nhiệm với cái thời đại đó và bị cái thời đại đó ảnh hưởng ra sao, chỉ có khi như thế, các em mới thấu hiểu “ lịch sử chính là mình” mới thấu hiểu lịch sử là một dòng chảy ảnh hưởng đến hiện tại như thế nào. Mới biết mình chính là kêt quả của tất cả những thứ ấy, mình là một phần của nó, thế rồi tự hỏi phải làm gì , trách nhiệm là gì để thay đổi những sai lầm của lịch sử, để phát huy những điều kỳ diệu người đi trước đã làm. Để học từ thất bại và trưởng thành từ những gì đã học. 
Nếu ta hỏi em,” Nếu em là nguyễn Huệ, khi lấy tên lúc lên Ngôi, em sẽ chọn mình tên gì và tại sao?” Để trả lời được câu hỏi đó, phải là một quá trình tìm hiểu những gì đã xảy ra trước đó, và đặt mình là vị trí người đó. Lúc đó bạn có sợ con mình không biết tên ông Nguyễn Huệ là ông Quang Trung sao? Hay” Nếu em là Nguyễn Huệ, em nghĩ mình sẽ sống đến mấy tuổi và tại sao?” Bạn sẽ ngạc nhiên vô cùng khi nghe các em phân tích và trả lời. 
Bạn thử hỏi mình xem, bạn là Nguyễn Huệ thì bạn có khả năng sống đến mấy tuổi và tại sao?
Tôi chắc bạn sẽ mở sách ra và tìm search trên mạng tại sao y học lúc ấy… không chẩn được bệnh của ông, Nguyễn Huệ có triệu chứng gì, từ từ bạn biết luôn kiến thức của một bác sĩ ấy chứ!
Cái lối học học vẹt để thi, học tủ mà không đào sâu giết chúng ta như thế đấy bạn ạ, ta cười trẻ, có biết đâu nó tiến bộ hơn ta, ta chẳng qua là con cừu ngoan hơn nó mà thôi. 
Trẻ không có ngu, không “phá hoại môn lịch sử” của ta, trẻ chỉ là hệ quả để đánh thức chúng ta về những gì ta đã làm , ta đã “ một thời ngu dại” mà thôi. 
Trẻ muốn chúng ta dừng lại cái cách dạy và học nhồi sọ đó. 
Trẻ muốn chúng ta tạo những dự án để trẻ thức sự tìm hiểu . 
Trẻ muốn được tưởng tượng và sáng tạo.
Trẻ muốn chúng ta thôi đi những toan tính trong bài học. 
Trẻ muốn chúng ta dạy học trên sự thật. 
Nếu không, trẻ có quyền không học. Quả là một cuộc cách mạng thành công. Hoan hô các em. Hoan hô sự nỗ lực cảnh tỉnh người lớn của các em. 
Hôm nay các bạn đã có thể tự hào, không phải vì các em hay chính mình học thuộc sử tàu nhanh hơn, vì ít nhất nó là dã sử, là nơi các em được hiểu “ Võ Mỵ nương “ theo một cách …đời thường và bay bổng , thậm chí ..nhảm, nhưng dù gì nó vẫn có..hình ảnh ai đó các em quen trong đó, chứ đúng như các em nói
” Nguyễn Huệ là ông nào, em không quen”. Thử họi bạn về Ngọc hân Công chúa và Võ Mỵ Nương xem, bạn “ quen” bà nào hơn?
Tôi thấy các em đúng quá chừng. 
Hồi đó tôi có nhớ gì tam quốc chí, cho tới khi người ta bình rào rào về Tam Quốc, tôi cũng muốn nghe, biết , muốn theo, nên mới chịu đọc Tam Quốc đàng hoàng để…bình với người ta. 
Trưởng thành không thông qua thuộc lòng sự kiện hay nhân vật, mớ kiến thức vô nghĩa đó sẽ bay ngay vì nó không cần thiết cho cuộc sống. Mớ kiến thức đó nếu được bình luận, cho ý kiến, rút ra bài học tự thân và có quan điểm cá nhân, nó sẽ là nền tảng cho việc trưởng thành cùng nhau, là nơi để những con người xưa và nay kết nối, thấu hiểu và cùng nhau làm nên điều kỳ diêu. 
Khi nào mà trẻ nằm mơ thấy mình là Nguyễn Huệ, sáng ra hừng hực tham vọng xây dựng nước nhà, trẻ dám nói Nguyễn Huệ sai chỗ nào, là con, con sẽ làm thế nào, và tốt hơn như thế nào, trẻ nói chuyện với Nguyễn Huệ như bạn, tưởng tượng mình chính là…bạn , là người đi sau về thời gian nhưng đi trước về văn minh và khoa học, thậm chí …sửa sai dùm Nguyễn Huệ và đem nó thực hành ngay trong đời sống này , thì dạy và học lịch sử thật là ý nghĩa biết bao. 
Nếu nhà trường ko làm được việc này, thì phụ huynh có thể là người dạy trẻ học lịch sử theo cách này. Bạn sẽ thấy rằng người trưởng thành hơn không chỉ là con trẻ smile emoticon. Tôi cam đoan đấy. 
Chúc bạn và trẻ cùng nhau học lịch sử tốt hơn.

Catherine Yen Pham

Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.