ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: phannguyenkhanhdan
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
“AI RỒI CŨNG CHẾT!” – Tác phẩm đánh động lòng người về y học, sức khỏe và kỹ năng sống
Tuesday, August 25, 2015 7:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Ai rồi cũng chết - Sự thật về Tuổi Già và Cái Chết được tiết lộ bởi một bác sĩ phẫu thuật - Atul Gawande - dịch giả Phan Nguyễn Khánh Đan

Sự thật về Tuổi Già và Cái Chết lần đầu tiên được tiết lộ với công chúng bởi một bác sĩ phẫu thuật!

Ai rồi cũng chết!” (Tên gốc tiếng Anh: “Being Mortal“) là một cuốn sách về y học đã và đang làm mưa làm gió trên thị trường sách thế giới giờ đã có mặt ở Việt Nam. Tác phẩm có nội dung thức tỉnh tâm hồn chúng ta về sự quý giá của cuộc sống, và đã đạt trên 20 giải thưởng danh giá cấp quốc gia của ngành sách ở Mỹ. Cuốn sách không chỉ có khả năng lay chuyển ngành y học hiện đại, mà nó còn sẽ giúp làm biến đổi hoàn toàn cuộc sống của muôn người – bao gồm chính Bạn!

Nhà trường dạy chúng ta kiến thức. Xã hội dạy chúng ta những kỹ năng để làm việc và để sống. Nhưng không nơi nào, không một ai dạy cho chúng ta kỹ năng đối diện với cái chết…

“Hãy nhớ, thời gian của bạn là hữu hạn;

Kể từ tuổi 30, cơ thể bạn bắt đầu lão hóa, khiến bạn đánh mất dần sức khỏe, nhan sắc và khả năng tự chủ,chôn vùi dần những ước mơ và nguyện vọng còn dang dở của bạn…

Bạn làm gì để đối diện với sự thật đó?”

Góc Sức Khỏe - Phan Nguyễn Khánh Đan 2015 08 25

Ngành y học thế giới đã có nhiều bước phát triển vượt bậc trong những năm qua: giảm thiểu tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh, nâng cao tỉ lệ sống sót sau chấn thương, chữa trị và kiểm soát được nhiều loại bệnh tật – bao gồm cả nhiều căn bệnh từng được xem là không có thuốc chữa trong quá khứ. Nhưng dù có bành trướng hùng mạnh đến đâu, y học vẫn muôn đời bất lực trước quy luật sinh-lão-bệnh-tử bất biến của con người: Mỗi khi con người phải đối diện với Tuổi Già và Cái Chết, những công cụ y học vốn dĩ quyền năng bỗng chốc phản bội lại chính lý tưởng cứu nhân độ thế mà chúng đang phục vụ.

Bằng những công trình nghiên cứu khoa học giá trị và những câu chuyện sống động từ các bệnh nhân và người thân của chính mình, bác sĩ Gawande bóc trần cho chúng ta thấy những hệ lụy và nỗi đau mà con người phải gánh chịu bởi nghịch lý trên. Viện dưỡng lão vốn dĩ được lập ra với mục đích ban đầu tốt đẹp là giúp cho người cao tuổi có một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn bất chấp tuổi già, nhưng nhiều nhà dưỡng lão ngày nay bị biến tướng thành những tòa nhà khép kín không khác gì nhà tù, nơi mà người già không được phép ăn những món ăn họ thích và không được phép làm những gì mình muốn. Nhiều bác sĩ được đào tạo xuất sắc về mặt chuyên môn, nhưng lại không biết cách làm thế nào để nói cho bệnh nhân biết sự thật về bệnh tình của họ; thay vào đó, bác sĩ lại vin vào những hy vọng hão huyền về khả năng cứu sống người bệnh của y học và đề xuất cho bệnh nhân hàng loạt biện pháp chữa trị để nuôi những hy vọng hão đó. Rốt cuộc, hành động này chỉ khiến cho người bệnh và cả thân nhân của họ thêm hao mòn khổ sở chứ không hề mang lại ích lợi gì cho họ cả về mặt thể xác lẫn tinh thần.

Trong cuốn sách “Ai rồi cũng chết!“, bác sĩ Gawande không ngần ngại kể lại bi kịch xảy ra trong chính gia đình ông về sự mong manh của sinh mệnh con người, để người đọc cảm nhận và trải nghiệm những gì họ đã phải trải qua. Ông viết: “Nếu chúng ta sống để được độc lập và tự do làm điều mình muốn, thế thì chúng ta có thể làm gì khi không còn đủ sức duy trì sự tự do đó nữa?”

Thừa nhận giới hạn của bản thân và sống tốt khi còn có thể, là điều khiến ta không phải day dứt khi hấp hối -thông điệp này được truyền tải rất rõ qua những câu chuyện thực tế, bác sĩ Atul Gawande góp nhặt trong cuốn sách. Đó là số phận của các cụ ông, cụ bà từng năng động thời trẻ, nay phải sống mòn trong viện dưỡng lão. Hay câu chuyện về bà mẹ trẻ vừa sinh con đã phải lãnh án tử vì một căn bệnh ung thư quái ác mà đến công nghệ y học tối tân nhất nước Mỹ cũng phải bó tay.
Sách
Đặt mua sách “Ai rồi cũng chết!” ở đây

Cái chết, tuổi già hay bệnh tật đều là những chủ đề nhạy cảm và đáng sợ để nói đến. Thế nhưng, bằng nỗ lực không mệt mỏi và đầy tình yêu thương con người được đúc kết trong cuốn sách “Ai rồi cũng chết!”, bác sĩ Atul Gawande giúp độc giả nhìn nhận thực tế về sự hữu hạn của bản thân một cách trọn vẹn hơn. “Con người cảm thấy cuộc sống của họ có ý nghĩa khi và chỉ khi họ được quyền tự viết nên câu chuyện đời mình”, ông cho rằng cái chết không đáng sợ, điều đáng sợ nhất là việc chúng ta không thừa nhận nó mà phí hoài đời mình, không nỗ lực sống một cuộc sống ý nghĩa, nỗ lực đạt đến thành công, tận hưởng tình yêu thương và niềm hạnh phúc bên gia đình và những người thân yêu.

Qua tác phẩm này, người đọc thấm thía rằng, cuộc chiến quan trọng nhất của mỗi con người cho đến cuối đời chính là cuộc đấu tranh gìn giữ sự chính trực của bản thân: “Ai rồi cũng chết – Ta phải sống sao cho đáng cuộc đời, sống để không phải hối tiếc?” Nói cách khác, làm thế nào để sống một cuộc đời xứng đáng, được cống hiến cho đam mê, để được hạnh phúc bên cạnh những người mình yêu thương…, nhất là khi tuổi già và cái chết cận kề – đó chính là điều quan trọng bạn sẽ được chiêm nghiệm ngộ ra sau khi đọc cuốn sách.
(Sách “Ai rồi cũng chết!” do thạc sĩ Phan Nguyễn Khánh Đan dịch, được công ty Sức Mạnh Ngòi Bút phát hành vào ngày 15/08/2015. Độc giả có thể đặt mua sách với giá ưu đãi ở đây!)
.

~ PHAN NGUYỄN KHÁNH ĐAN
Dịch giả của “Ai rồi cũng chết!
Admin kiêm tác giả viết bài của blog “Góc Sức Khỏe
.

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.