ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
CNN: Mỹ cần có chiến lược toàn diện nhằm kiềm chế Triều Tiên
Monday, August 24, 2015 5:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Bình luận quốc tế) – Mỹ cần gây sức ép lên Bình Nhưỡng cũng như sẵn sàng bảo vệ đồng minh ở Đông Á trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên có thể leo thang dẫn đến chiến tranh.

Căng thẳng mới nhất trên bán đảo Triều Tiên đang có dấu hiệu leo thang. Theo cáo buộc từ Hàn Quốc, căng thẳng bắt nguồn từ việc lính Triều Tiên lén cài mìn dọc theo đoạn đường mà lính biên phòng Hàn Quốc tuần tra trong khu vực phi quân sự (DMZ). Hai binh sĩ Hàn Quốc suýt chút nữa đã thiệt mạng trong vụ nổ mìn trong khi binh sĩ Mỹ tuần tra ở DMZ cũng có thể trở thành nạn nhân.

Tuần trước, Triều Tiên đã bắn đạn pháo qua biên giới và Hàn Quốc cũng nã pháo đáp trả. Quan chức Bình Nhưỡng đe dọa sẽ tiến hành chiến tranh nếu như Seoul không chấm dứt các hành động tuyên truyền tại DMZ thông qua loa phát thanh.

  CNN: Mỹ cần có chiến lược toàn diện nhằm kiềm chế Triều Tiên - Ảnh 1

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cũng ra lệnh cho quân đội “sẵn sàng toàn diện cho chiến tranh”, đẩy căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lên mức cao nhất kể từ năm 2010. Cuộc khủng hoảng leo thang bắt nguồn từ việc Mỹ và Hàn Quốc tiến hành cuộc tập trận thường niên “Người bảo vệ tự do Ulchi”.

Bất chấp những căng thẳng diễn ra trong thời gian ngắn, cả hai bên đã đều bày tỏ mong muốn quay trở lại trước bờ vực chiến tranh để tiếp tục đàm phán. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể chấm dứt những hành động khiêu khích trong khi Hàn Quốc có thể tuyên bố chỉ nã pháo vì mục đích tự vệ khi cần thiết.

Tất nhiên vẫn có khả năng xảy ra rủi ro bởi một Triều Tiên khó đoán định có thể đơn phương leo thang xung đột. Thời gian qua, Bình Nhưỡng gây ra khủng hoảng hai lần mỗi năm, khiến khu vực trở nên căng thẳng rồi sau đó giảm dần xung đột cho đến những sự kiện tiếp theo. Mô hình này tác động đến những người luôn tin rằng mọi cuộc khủng hoảng sẽ trôi qua mà chỉ gây ra hiệu ứng hạn chế.

Đáng tiếc rằng, Triều Tiên đang ngày càng tinh vi hơn trong việc tiến hành các hành động gây hấn. Bình Nhưỡng đã không phải trả giá trong sự cố đắm tàu tuần tra Cheonan của Hàn Quốc, khiến 46 thủy thủ thiệt mạng năm 2010. Triều Tiên cũng tiến hành đợt tấn công mạng nhằm vào hãng Sony Pictures vào năm ngoái, đặt dấu chấm hết cho những bộ phim Hollywood có nội dung đả kích Bình Nhưỡng.

Trong bối cảnh, ba chính quyền Mỹ gần nhất đã thất bại trong chính sách nhằm kiềm chế Bình Nhưỡng, Triều Tiên đã trải qua giai đoạn từ nạn đói trong thập niên 1990 đến việc hình thành một quyền lực ổn định với khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân.

Tầm ảnh hưởng của Bình Nhưỡng đã vượt ra bên ngoài khi giúp đỡ Syria xây dựng lò phản ứng hạt nhân plutonium, hỗ trợ Iran trong chương trình tên lửa đạn đạo hay bán 20 tên lửa Scud cho phe nổi dậy ở Yemen.

  CNN: Mỹ cần có chiến lược toàn diện nhằm kiềm chế Triều Tiên - Ảnh 2

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Như vậy, Triều Tiên ngày càng trở thành một vấn đề lớn hơn đối với Hàn Quốc, Hoa Kỳ hay bất cứ quốc gia nào có liên hệ với tình hình bán đảo Triều Tiên. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang ngày càng củng cố quyền lực trong quân đội nhờ sự tự tin vào những hành động vốn chưa đến mức căng thẳng để xảy xa chiến tranh.

Cho đến nay, không một ứng viên Tổng thống Mỹ nào tuyên bố về mối đe dọa của Triều Tiên cũng như làm cách nào để ngăn chặn khủng hoảng leo thang. Ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa, tỉ phú Donald Trump còn tuyên bố gây sốc rằng, Hàn Quốc chỉ biết dựa vào sự bảo vệ của Mỹ mà không giúp đỡ gì cho Hoa Kỳ.

Có những nguồn tin cho rằng chính quyền Tổng thống Obama sẽ đưa ra đối sách giống như những người tiền nhiệm, nhằm thuyết phục Triều Tiên trao đổi kho vũ khí hạt nhân lấy viện trợ. Nhiều khả năng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng sẽ không cứng rắn với Bình Nhưỡng trong những năm cuối nhiệm kỳ.

Theo CNN, Mỹ cần có một chiến lược rõ ràng hơn nhằm gây sức ép lên Triều Tiên cũng như bảo vệ đồng minh. Hoa Kỳ có thể tiến hành hỗ trợ những người đào thoát khỏi Triều Tiên để tác động đến chính quyền Bình Nhưỡng.

Quốc hội Mỹ cũng đang cân nhắc Dự luật trừng phạt Triều Tiên, trong đó siết chặt những biện pháp trừng phạt nhằm vào nguồn cung cấp tài chính của Bình Nhưỡng, vốn được nới lỏng trong năm 2007.

CNN cho rằng Mỹ cần có những biện pháp ngăn cản Trung Quốc tiếp tục thương mại không hạn chế với Triều Tiên, bất chấp lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, Tổng Tổng Mỹ Obama nhiều khả năng sẽ không tác động đến Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 9 tới.

Diễn biến khủng hoảng mới nhất trên bán đảo Triều Tiên là lời cảnh tỉnh đối với Mỹ nhằm thay đổi chính sách ngoại giao đối với Triều Tiên, CNN kết luận.

Đăng Nguyễn

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.