Nên xử chung thân hung thủ giết 6 người ở Bình Phước!
Friday, August 28, 2015 0:37
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Đó là câu trả lời chắc chắn của cá nhân tôi, không phải sau khi đọc bài của tác giả Trần Đình Thu trên mục Tôi viết, Báo Thanh Niên. Cũng cần lưu ý, ở Việt Nam chưa có án chung thân vĩnh viễn không ân giảm. Tuy nhiên, không thể phủ nhận bài viết ấy là chất xúc tác để tôi lại đến với chủ đề này.
Thật sự ngạc nhiên khi ở thế kỷ 21, một tác giả theo cước chú là luật gia mà lại cho rằng “hình phạt trong luật hình sự còn có tính báo oán”. Lấy thù báo thù, đem oán trả oán là con đường đi xuống địa ngục. Triết lý nhân sinh ấy thấm đẫm từ những bộ phim có khuyến mãi bong bóng xà phòng đến học thuyết của Đức Jesus, Đức Phật… Mãi quay cuồng trong vòng xoáy bạo lực chỉ khiến mọi việc rối tung và hoàn toàn mất kiểm soát.
Nhà tù cũng như án tử hình thực chất là bế tắc của văn minh nhân loại. Mấy ngàn năm nay nó cứ dậm chân tại chỗ và chưa xuất hiện hy vọng được thay thế bằng những hình thức trừng phạt tội ác khác hiệu quả hơn. Nó bất tiện gấp nhiều lần việc chúng ta đột nhiên phải dùng máy in roneo tại năm 2015 thay vì sử dụng công nghệ laser. Trong tương lai xa, có lẽ y học tác động đến trung khu điều chỉnh hành vi của não bộ có thể là chọn lựa bên cạnh việc giam cầm, tước tự do thân thể.
Mỗi khi có một tội ác rúng động xảy ra, việc truy tìm ráo riết kẻ động thủ là cần thiết, nhưng cũng phải cảm nhận sâu sắc rằng tội lỗi không chỉ là trách nhiệm của vài cá nhân hoặc gia đình nào đó chẳng may liên lụy. Nó có căn nguyên từ xã hội, từ mỗi chúng ta. Bởi con người là sản phẩm xã hội. Một ý nghĩ xấu, một hành vi đáng trách mà hằng ngày từng tế bào xã hội ném vào cộng đồng nơi mình sinh sống sẽ dần tích tụ, lắng đọng và cuối cùng bùng phát thành tội ác “trả lễ” từ những cái tên cụ thể.
Tâm lý báo oán, hay nói cách khác là sự dã man còn sót lại của từng cá nhân hoặc nhóm người nào đó, cần được gỡ bỏ, chứ hoàn toàn không nên cổ vũ và quyến rũ nhà soạn luật bằng các luận lý tưởng chừng rất logic và khoa học. Cho phép tôi nghi ngờ mục đích “an dân” khi đắn đo trả lời câu hỏi có nên bỏ án tử hình không của tác giả.
Mỗi khi có một tội ác rúng động xảy ra, việc truy tìm ráo riết kẻ động thủ là cần thiết, nhưng cũng phải cảm nhận sâu sắc rằng tội lỗi không chỉ là trách nhiệm của vài cá nhân hoặc gia đình nào đó chẳng may liên lụy. Nó có căn nguyên từ xã hội, từ mỗi chúng ta. Bởi con người là sản phẩm xã hội. Một ý nghĩ xấu, một hành vi đáng trách mà hằng ngày từng tế bào xã hội ném vào cộng đồng nơi mình sinh sống sẽ dần tích tụ, lắng đọng và cuối cùng bùng phát thành tội ác “trả lễ” từ những cái tên cụ thể. Hung thủ, nhìn từ khía cạnh bao quát nhất, cũng chính là nạn nhân mang gương mặt xã hội đặc thù. Do vậy, tử hình chỉ là tỉa cành xén nhánh chứ không giải quyết được gốc rễ vấn đề. Cho rằng nếu bỏ án tử hình sẽ dẫn đến mất niềm tin vào công lý ở công chúng chưa có nhận thức đầy đủ là dễ dãi và khá mơ hồ. Nó thấp thoáng hình hài tư duy cái gì không quản được thì cấm của thói quan liêu bàn giấy. Làn sóng kết tội luận án trước cả tòa của cư dân các mạng xã hội, mỗi khi có thảm sát, xét cho cùng là kiểu trốn tránh trách nhiệm một cách vô thức và rất bầy đàn.
Trong một trạng huống tương tự, nhà văn lớn người Mỹ Truman Capote dẫn lời luật sư Harrison Smith trong tác phẩm không hư cấu In Cold Blood rằng: “Tử hình là di sản của nhân loại man mọi. Pháp luật bảo rằng cướp đi một mạng người là sai trái, rồi chính nó lại tiến lên và nêu gương xấu.” Capote cũng chỉ ra sự trái khoáy khi nghiên cứu tội ác: Những người vô tội phải trả giá cho cái xấu mà cộng đồng đã vô tình và vô tâm dung dưỡng, hoặc ít ra là nhẹ dạ thỏa hiệp.
Trương Thái Du, Thanh Niên
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo