ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
NgoẠi XÂm – NhÌn TỪ Đa CẤp
Wednesday, August 26, 2015 6:44
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy12V0x0WlN5dzlWby9WZG9UalM2WlRLSS9BQUFBQUFBQVgtQS9scWNyODY0WWkzdy9zNDAwL05HTyUyNUUxJTI1QkElMjVBMEklMkJYJTI1QzMlMjU4Mk0uanBn
(Bài thứ 4 trong loạt bài về KD đa cấp)
Trước nay, chúng ta quen hiểu từ “ngoại xâm” là những đội binh hùng hổ từ ngoài biên giới kéo vào nước ta chém giết, chiếm đất, điều đó cũng không sai.
Ai hiểu chút chút về chính trị đều biết, những gì anh chính trị đi trước, chính là để anh kinh tế chạy ngay đằng sau vơ vét tài nguyên của quốc gia bị xâm lược.
Thời nay, “Xâm lược” theo kiểu cũ hơi khó. 
Để phát động một cuộc chiến tranh phải có lý do, cho thực binh và chiến lược tốt.
Sau đó là chiến đấu, đổ máu và chiếm cứ. 
Anh thua mất một vạn người thì anh thắng cũng mất vài ngàn. Hệ luỵ của chiến tranh thì còn kéo dài cho mỗi bên.
Cuối cùng, cũng chỉ để lấy thị trường, tài nguyên, nhân vật lực phục vụ lợi ích của bên thắng cuộc mà thôi.
Chắc rằng, từ nhận thức này, các “Đế quốc phiên bản 3.0” thời nay đã thay đổi cách làm.
Họ giải bài toán lớn: Vẫn dành được đáp số đúng của bài toán, vẫn vợi bằng thích tài nguyên từ Việt Nam mà khi họ đến rất nhẹ nhàng, vinh quang, được đón rước và quan trọng nhất là không tốn xương máu, nhân lực, có thể “Lấy người Nam trị người Nam” rất hữu hiệu.
Đó chính là Đa cấp.
Chúng ta trở lại phần nói về Cty DH. Trình bày trong bài trước.
Những nhà hùng biện thường trình bày và liên tục “xin một tràng pháo tay” như ở lớp mẫu giáo rồi nêu luận điểm:
Thương mại truyền thống phải chi cho rất nhiều chi phí từ thiết kế chính sách, quản lý, quản trị, kho bãi, thuế quan v.v…Còn Đa cấp làm một cuộc cách mạng về phân phối, lưu thông, giảm tối đa các chi phí kể trên thành ra người tiêu dùng được hưởng lợi nhiều nhất.
Đoạn văn trên trước hết, có một sự lập lờ đáng chê trách, dễ đánh lừa lỗ tai mọi người là ở chỗ : Nó lấy hình ảnh minh hoạ từ phương thức KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ để minh hoạ cho đa cấp.
Với Thương mại điện tử thì đúng (hoặc gần đúng như vậy) . Tôi vừa mua một cái đèn đọc sách giá 299.000 đ, đèn rất tốt với giá rẻ hơn một số cửa hàng ngoài phố, lại lợi được chí ít là một giờ đi về với khoảng 10 ngàn bạc xăng xe.
Nhưng nếu là Đa cấp, giá của cái đèn này sẵn sàng lên đến 900 ngàn. Số dư 600 ngàn được dành ra khoảng 100 ngàn chia cho những thần dân của nó, những người ngày đêm đi “làm thị trường” bán nó. Còn 500 ngàn chui gọn vào tài khoản nhà cái.
Ngoài sự đánh tráo khái niệm này (ta tạm bỏ qua) bây giờ đi vào thực chất của vấn đề qua vụ 70 ngàn người mua phòng KS 3 đến 5 sao của DH với giá 7.800.000 VND xem sao.
Nếu là trong nước, với mặt bằng thu nhập của khoảng 90% thành phần bỏ tiền ra đặt phòng này, nếu ra bắc vào nam, du lịch, công cán thực chất chỉ thích hợp với loại phòng 300 ngàn đến 1 triệu bạc một ngày là cao rồi.
Riêng tôi, khi ra Đà Nẵng, Hà Nội thường chỉ dùng loại phòng giá 500 ngàn VND (cho 2 người) đã thoả mãn lắm rồi.
Nhưng với cuộc chơi này, “Nhà cái” buộc anh (thông qua hệ thống nhân viên Đa cấp) mua phòng loại dành cho chủ tịch tỉnh hoặc GĐ tập đoàn. Nếu cộng cả thuế có thể đến 10 triệu cho ba đêm.
Mới ở vụ này, lấy mức 70 ngàn người Việt đã mua phòng, rồi lấy cơ giá thiết thực (500 ngàn một ngày) x 3 bằng 1,5 triệu đồng. Xong lấy 10 triệu bạc tiền đã nộp trừ khoản này, ta sẽ thấy, 70 ngàn công dân Việt Nam khốn khổ, khó nghèo đã dâng bằng hay tay cho ông chủ người Hoa: “Dạ thưa bố, con xin gửi bố 400 tỷ bạc đây ạ”!.
Rõ ràng, ngay ở phần chính sách, Nhà Đa cấp thường chọn lựa những sản phẩm đắt đỏ hoặc khó định giá để buộc những người chưa-xứng-tầm- phải dùng nó.( Vấn đề này bao gồm cả một số dược phẩm, mỹ phẩm, hàng tiêu dùng tôi sẽ nói đến ở bài sau) 
Cần biết rằng, trong 70 ngàn mã số đã cúng lượng tiền phải chở bằng xe tải kia, có khoảng trên 60% nghĩa là khoảng 50 ngàn người chưa ra khỏi huyện nhà bao giờ và trong một năm, trước khi hết hạn, mất trắng thì họ cũng không có nhu cầu đi…khắp thế giới để nghỉ ở những KS ba bốn năm sao cả.
Với cái tỉ lệ mà nhà thuyết trình thường nói (hiện tôi còn giữ đầy đủ phim ảnh rất nét) rằng : Với Thương mại truyền thống , chi phí ngoài sản xuất (kho bãi, vận chuyển, quảng cáo) là 50%. Còn Đa cấp bằng 0%. Người tiêu dùng kết nối thẳng với người sản xuất.
Tại Đồng Tháp, một người tham gia Đa cấp là nhà buôn lương thực, đã hỏi thuyết trình viên: “Tôi thu mua thóc của nông dân giá 5.700 đồng. Chi ra 2 đồng nữa cho việc vận chuyển, xay sát. (1 kg thóc được 0,67 kg gạo). Giá thành gạo khoảng 10 ngàn 1 kg. Tôi bán cho đại lý ở TP HCM giá 10.600 đ / 1 kg. Họ bán ra 11.500 đồng 1 kg. Chị làm ơn tính xem tỷ lệ bao nhiêu?”.
Thuyết trình viên cứng họng.
Chưa hết.
Trên đây tôi phân tích giá phòng trên cơ sở thành viên mua thật, đi thật.
Nhưng như đã trình bày, người tham gia đa số là giới bình dân, trong đó có diện cái ăn lần từng bữa. Có cả đồng bào Vân Kiều, Ba Na chữ Việt còn chưa thạo, cầm con chuột vi tính mướt hết mồ hôi mà mọi thao tác, liên lạc theo quy định toàn bằng E- mail, mã số với “viu chờ” thì đi đâu, đi làm gì ?!.
Nhiều người còn đi vay lãi, đắp đổi lần hồi, cầm thế cả trâu, xe ôm mới đủ 7,8 triệu thì đi đâu?.
Cho nên, kết lại phần này, xin phép chỉ danh chỉ diện ra rằng: Trò này (và nhiều trò khác sẽ được phân tích tại bài tiếp theo) hiển hiện trăm phần trăm một cuộc xâm lược mới.
Đó là cuộc xâm lăng về kinh tế của thằng khôn với thằng dại, của thằng lõi đời cờ bạc , thâm thuý với một đất nước hội nhập chậm, lừ đừ, không tỉnh táo từ nhà quản lý cho đến thần dân của nó.
Cho nên, họ khỏi phải làm chiến tranh với tàu bay xe tăng và những sư đoàn mạnh, tốn kém. Họ chỉ cần một Website hàng mẫu, hình bóng vài người ngoại quốc và những cái Slide lấp loáng những hình ảnh đẹp cùng một đội ngũ (người Việt) cúc cung phục vụ, tiếp sức là mươi năm qua, vài tỷ USD đã nhẹ nhàng trở về bên kia biên giới.
Kết lại bài này, tôi dành một vài dòng để khuyến nghị Nhà nước rằng: Để nhìn nhận tác hại, tầm cỡ, hệ luỵ của KD ĐC phải nhìn bằng lăng kính này và nên biết, sau hơn chục năm khi Đa Cấp hoạt động, nạo vét đến nơi đến chốn tài nguyên của VN thì năm ngoái mới ra nghị định 42 là quá muộn.
Muốn làm tốt, chặn đứng cuộc xâm lược này, phải làm khác hơn dăm trang điều khoản mang tính nguyên tắc của Nghị định 42/2014 NĐ-CP nhiều. Phải mạnh tay hơn nhiều.
……………
Phần ghi thêm: Với mặt bằng FB hình như không cho phép viết dài, khó tải nên tôi xin phép trình bày 5 bài dự định thành 10 stt, sẽ đăng liên tục mời các bạn đón xem.
Kỳ tới : Đa cấp “Đểu”, Đa cấp Nhái . Nội xâm ăn theo Đa cấp gốc quốc tế.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.