ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
NuÔi Con SỮa MẸ ThÀnh CÔng – ChuyỆn ThỰc TẾ Hay Hoang ĐƯỜng?
Sunday, August 9, 2015 23:44
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1oYWVyNklMQmNQby9WY2hHTTdyTHcxSS9BQUFBQUFBQVhqOC9CdFp2enJhZXB3OC9zNjQwL0JldGlidXRpJTJCOS5qcGc=
Dịch từ bài “Breastfeeding – Fact or Fiction?” bởi Hội sữa mẹ Úc (Australian Breastfeeding Association)
Những ngộ nhận phổ biến về chuyện cho con bú có thể làm hỏng việc nuôi con sữa mẹ giữa mẹ và con. Sau đây là những sự thật giúp phá tan những ngộ nhận đó:
Sự thật 1: CHO CON BÚ MÀ GÂY ĐAU NGHĨA LÀ CÓ GÌ ĐÓ KHÔNG ĐÚNG
Đầu ti mềm trong những ngày đầu là điều bình thường. Tuy nhiên nếu cho con bú mà BỊ ĐAU thì nghĩa là em bé không được “kết nối” tốt với ngực của mẹ (ngậm đúng khớp và đúng tư thế – ND). Nếu khi cho bú thì dễ chịu nhưng sau đó lại bị đau, có thể bạn bị viêm tuyến vú. Nếu cho con bú mà bị đau, hãy yêu cầu trợ giúp ngay lập tức. Bạn có thể liên hệ Hội sữa mẹ Betibuti để được tư vấn: https://www.facebook.com/groups/betibuti/. Trục trặc với việc cho con bú càng được lưu ý tới sớm thì vấn đề càng được giải quyết nhanh. Nếu những người tư vấn nghĩ rằng bạn cần thêm sự trợ giúp, họ sẽ giới thiệu bạn tới chuyên gia sữa mẹ hoặc y sĩ. 
Sự thật 2: HẦU HẾT CÁC BÀ MẸ ĐỀU SẢN XUẤT ĐỦ SỮA 
Hầu hết các bà mẹ đều sản xuất thoải mái sữa cho con (hoặc nhiều con) của họ! Thực ra việc sản xuất QUÁ NHIỀU sữa là phổ biến. Nếu người mẹ bị ít sữa đấy là do mẹ đó KHÔNG CHO CON BÚ ĐỦ THEO NHU CẦU CỦA CON. 
Sự thật 3: KÍCH CỠ VÚ CHẲNG LIÊN QUAN GÌ ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT SỮA
Kích cỡ ngực chỉ nói lên lượng mô mỡ có trong ngực bạn. Ngực càng lớn mỡ càng nhiều. Các tuyến sữa mới là thứ sản xuất ra sữa. Nếu bạn cứ cho con bú theo nhu cầu của con, mỗi khi bé đòi bú (dấu hiệu là vặn vẹo, càu nhàu, đút tay vào miệng, dụi đầu vào ngực bạn), bạn sẽ sản xuất tha hồ sữa!
B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1DZkVXSVFlZVJ3ay9WY2hHTk5fMl93SS9BQUFBQUFBQVhrQS9ER0swTW44NFdLVS9zMTYwMC9CZXRpYnV0aS5qcGc=
Dấu hiệu bé đòi bú
Sự thật 4: CỮ BÚ ĐÊM CỰC KỲ QUAN TRỌNG VỚI MẸ VÀ BÉ
Hormone prolactin (hormone chỉ định cơ thể tạo sữa) tăng cao nhất về đêm, vì vậy cho bú đêm rất quan trọng để giữ sữa tràn trề. Em bé có dạ dày rất nhỏ thế nên bé cần được bú liên tục kể cả ban đêm. Cữ bú đêm đảm bảo việc mẹ và bé gần gũi nhau thường xuyên. Điều này rất có lợi cho sự phát triển nhanh chóng của bộ não em bé. 
Sự thật 5: MẸ CHO CON BÚ ĐƯỢC NGỦ NHIỀU HƠN
Trong suốt 3 tháng đầu tiên, mẹ cho con bú được ngủ nhiều hơn mẹ cho con ăn sữa bột, trung bình là 40 phút. Cho con ăn sữa bột để mẹ được ngủ nhiều hơn là cách làm không hiệu quả. Nó có thể làm mọi thứ tệ đi (ví dụ: em bé có thể không phản ứng tốt với sữa bột). Cắt cữ bú đêm lại làm mẹ giảm sữa. Trong lúc bạn còn loay hoay chuẩn bị bình sữa giữa đêm khuya, em bé của bạn lại càng trở nên cáu kỉnh hơn. Các mẹ cho con bú thấy rằng sau một thời gian làm quen, họ có thể vạch áo cho con bú mà chẳng cần thức dậy. Các hormone sinh ra khi cho con bú giúp mẹ và con đều thư giãn và mau chóng đi vào giấc ngủ ngon. 
B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1xYmFMd1EyNWVaZy9WY2hHTE8xX05RSS9BQUFBQUFBQVhqWS91X0dXSWl0XzVtay9zMzIwL0JldGlidXRpJTJCMi5qcGc=
ngủ cùng mẹ và bú đêm là bộ đôi hoàn hảo
cho giấc ngủ của cả mẹ và con
Sự thật 6: BẠN KHÔNG CẦN PHẢI CHỜ TÍCH ĐỦ SỮA THÌ MỚI CHO BÉ BÚ
Bạn không cần phải chờ một phút nào để tích trữ cho đủ sữa thì mới cho bé bú được – sữa luôn có sẵn trong bầu vú. Bầu vú liên tục tạo sữa, tỉ lệ thuận với nhu cầu của bé. Bé bú nhiều hơn hoặc ít hơn thì vú sẽ tạo sữa nhiều hơn hoặc ít hơn. Do vậy nếu em bé của bạn có vẻ chưa no sau khi bú, bạn có thể cho bé bú tiếp và sữa sẽ lại sinh ra để làm đầy dạ dày bé. 
Sự thật 7: HOÀN TOÀN CÓ THỂ BIẾT CON BÚ ĐƯỢC ÍT HAY NHIỀU SỮA
Dấu hiệu nhận biết bé bú đủ: tè và ị nhiều, tăng cân, đạt các mốc phát triển, v.v… Xem thêm bài về việc tăng cân của bé để biết thêm (QA sẽ dịch bài này sau). 
Sự thật 8: NGỰC MỀM KHÔNG PHẢI HẾT SỮA
Rất nhiều mẹ lo sợ mình đã mất sữa khi ngực mềm lại, hoặc không cảm thấy phản xạ xuống sữa nữa. Sau những tuần đầu, cơ thể bạn đã điều chỉnh lại theo nhu cầu của con. Cảm giác căng tức ngực sẽ biến mất. Điều này đơn giản là cơ chế tạo sữa của bạn đã bắt kịp với nhu cầu của con. Nhiều mẹ còn chẳng bao giờ có cảm giác xuống sữa. May mắn là còn có cách để biết được sữa có xuống hay không. Đó là nhịp độ mút của bé từ nhanh, ngắn sang đều đều và chậm; hoặc sữa có thể chảy ra từ bầu vú bên kia. 
B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy0xTkFReXNDc1FNRS9WY2hHTEw1ZHVFSS9BQUFBQUFBQVhqUS9uM3hvcXdCRUpFYy9zNjQwL0JldGlidXRpJTJCMy5qcGc=
ngực chỉ căng trong vài ngày đầu khi hormone chưa ổn định và cơ thể mẹ chưa “hiểu” được nhu cầu của con
Sự thật 9: VÚ MẸ HƠN HẲN VÚ GIẢ
Vú mẹ không thể là cái núm vú giả được, vì vú giả (cũng giống như cái núm bình) được tạo ra để bắt chước vú mẹ mà! Em bé đòi bú không phải luôn là vì bé đói. Điều này có thể làm cha mẹ ngạc nhiên, nhưng bé muốn bú mút có thể vì nhiều lí do – bé đói, khát, mệt, đau, quá sức, buồn chán, cô đơn, thèm được âu yếm, v.v… Tất cả những lí do trên đều rất chính đáng để bé được bú. 

Sự thật 10: HÚT SỮA ĐƯỢC BAO NHIÊU KHÔNG THỂ HIỆN KHẢ NĂNG TẠO SỮA CỦA BẠN
Đong đếm lượng sữa hút được ra là cách tính sai lầm để tính toán lượng sữa bạn sản xuất được. Rất nhiều mẹ đủ sữa cho con bú trực tiếp mà chẳng hút/vắt được bao nhiêu. Em bé được cho bú đúng sẽ kích thích phản xạ xuống sữa và vắt sữa từ vú mẹ hiệu quả hơn nhiều một cái máy vắt!
B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1YOU9LaXZtWUl6SS9WY2hHSzdpb2ktSS9BQUFBQUFBQVhqSS8xQ0tZV0dBVk8xay9zMTYwMC9CZXRpYnV0aSUyQjQuanBn
hút/vắt được bao nhiêu KHÔNG thể hiện khả năng tạo sữa của cơ thể
Sự thật 11: MỘT SỐ THUỐC CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHO CON BÚ
Nếu bạn thắc mắc về việc dùng thuốc khi cho con bú, có thể liên hệ “Nhà tra thuốc” Hội sữa mẹ Betibuti https://www.facebook.com/groups/betibuti/permalink/657454201023429/
Sự thật 12: CHO CON BÚ LÂU DÀI LÀ VIỆC BÌNH THƯỜNG
Các nghiên cứu về nhân chủng học cho thấy độ tuổi cai sữa tự nhiên của loài người là từ 2,5 – 7 tuổi. Không cần phải cai sữa khi em bé của bạn mọc răng hay biết nói. Bạn có thể duy trì việc cho bú thoả thích miễn là cả bạn và bé đều hài lòng. 
Sự thật 13: SỮA BỘT KHÔNG CÓ GÌ BẰNG SỮA LOÀI NGƯỜI
Sữa mẹ – sữa người là sản phẩm sinh học dành cho con người. Nó là thứ tạo hoá đã tạo ra cho em bé người. Nó là một thể sống rất phức tạp mà đến giờ các nhà khoa học vẫn cố gắng tìm hiểu hết những gì có trong nó. Sữa bột không chứa tí kháng thể nào, không có yếu tố tăng trưởng, không có tế bào gốc, không có enzym giúp tiêu hoá. Nó lại chứa quá liều nhôm, mangan, chất cát mi (cadmium) và chì, đạm và sắt – nhiều quá mức độ một em bé cần dung nạp. Chất đạm và béo trong sữa bột rất khác trong sữa mẹ. Sữa bột không thay đổi từ đầu cữ tới cuối cữ, hay là từ ngày 1 tới ngày 7 cho tới ngày 30. Sữa mẹ được “pha chế” theo yêu cầu, thay đổi theo nhu cầu dinh dưỡng của con, theo sự phát triển của con. 
“Nếu như một công ty đa quốc gia nào đó tạo ra được một sản phẩm đầy đủ dinh dưỡng và ngon miệng, một loại thuốc kì diệu vừa ngăn ngừa vừa chữa bệnh, chẳng mất tiền sản xuất và lại cung cấp vừa đủ theo nhu cầu người tiêu thụ, thì phát hiện đó sẽ khiến cho giá cổ phiếu của công ty này vọt lên dẫn đầu thị trường chứng khoán. Nhà khoa học nào tìm ra sản phẩm này sẽ thắng rất nhiều giải thưởng. Những người có liên quan sẽ trở nên giàu có và nổi tiếng thần tốc. Chính những người phụ nữ đã tạo ra sản phẩm kì diệu đó – sữa mẹ, kể từ khi xuất hiện loài người” – trích lời bà Gabrielle Palmer (chuyên gia dinh dưỡng và sữa mẹ – ND)
B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy12bEJLcTA4TFpCWS9WY2hHTHFXNXk4SS9BQUFBQUFBQVhqcy96ZUg5STYyWGxXcy9zNjQwL0JldGlidXRpJTJCNS5qcGc=
Không cần hiểu tiếng Anh, chỉ cần ĐẾM!
Sự thật 14: BẠN KHÔNG CẦN QUAN TÂM ĐẾN “SỮA TRƯỚC” VÀ “SỮA SAU” (NẾU BẠN THẤY LẠ LẪM VỚI KHÁI NIỆM NÀY, THÌ KHỎI CẦN ĐỌC!)
Mất cân bằng tỉ lệ giữa sữa trước và sữa sau chỉ xảy ra khi mẹ sản xuất quá nhiều sữa hay là khi mẹ cho con bú theo thời khoá biểu. Rất nhiều người nói với bạn là bạn phải cẩn thận việc bé bú quá nhiều sữa sau “béo ngậy”, nhưng sự thật là lúc nào sữa cũng chứa chất béo. Chất béo trong sữa mẹ thay đổi suốt cữ và suốt ngày. Bé bú sữa ít béo hơn vào đầu cữ, đến cuối cữ thì sữa nhiều chất béo hơn. Đơn giản là, ngực càng cạn thì sữa càng nhiều chất béo và ngược lại. Sáng ra khi ngực bạn đang căng thì sữa chứa ít chất béo. Cuối ngày, khi ngực mềm hơn, sữa chứa nhiều chất béo hơn. Nếu bạn cho con bú theo nhu cầu mỗi khi bé đòi, con bạn sẽ nhận đủ những gì bé cần. 
Sự thật 15: SỮA MẸ KHÔNG BAO GIỜ MẤT CHẤT VÀ MẤT ĐI GIÁ TRỊ BẢO VỆ
Sữa mẹ thay đổi theo nhu cầu của con. Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, đem đến kháng thể và những lợi ích về sức khoẻ và tinh thần khác, chừng nào con còn bú mẹ. 
B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1MVEFSVTI2eUUtay9WY2hHTDY3aFROSS9BQUFBQUFBQVhqZy9sSjB0bGo3QS1oMC9zMTYwMC9CZXRpYnV0aSUyQjYuanBn
Các thành phần tiêu biểu trong sữa mẹ từ 1-12 tháng
Sự thật 16: HẦU NHƯ MẸ NÀO CŨNG MUỐN CHO CON BÚ
Mẹ nào mới sinh cũng bắt đầu cho con bú, nhưng tỉ lệ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn giảm nhanh trong 6 tháng đầu. Hầu hết các bà mẹ ngừng cho con bú ngoài ý muốn, vì họ gặp trục trặc. Họ chuyển sang dùng sữa bột vì họ thiếu kiến thức và hỗ trợ cần thiết. Đó là lí do vì sao chúng tôi ở đây để giúp đỡ! Đọc bài về “Khi việc cho con bú gặp khó khăn” để có thêm thông tin (QA sẽ dịch bài này sau). 
Sự thật 17: RẤT NHIỀU MẸ ĐỀU GẶP KHÓ KHĂN KHI BẮT ĐẦU
Việc cho con bú là điều tự nhiên, nhưng cuộc sống ngày nay không phải luôn thuận lợi. Người mẹ không tự thất bại trong việc cho con bú, mà chính xã hội đã khiến người mẹ thất bại. Một số yếu tố gây thất bại trong việc nuôi con sữa mẹ là: quy trình sinh nở của bệnh viện, thiếu thông tin về nuôi con sữa mẹ, sự quảng cáo rộng rãi của sữa bột, mẹ thiếu sự hỗ trợ, và sự ngại ngùng cho bú nơi công cộng. Thiết lập một mạng lưới hỗ trợ và học kiến thức đúng trước khi sinh con (ví dụ như tham dự lớp đào tạo về nuôi con sữa mẹ với Hội sữa mẹ Betibuti, đọc tài liệu trên Hội, đọc sách “68 Ngộ nhận & Giác ngộ Nuôi con sữa mẹ của chuyên gia sữa mẹ Lê Nhất Phương Hồng) sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn. Người mẹ sinh ra không phải để cho bú và nuôi con một mình, nên đừng ngại yêu cầu được giúp đỡ!
Sự thật 18: BÉ NGỦ XUYÊN ĐÊM CHỈ KHI BÉ ĐÃ PHÁT TRIỂN ĐẦY ĐỦ
Ngủ xuyên đêm là một mốc phát triển chỉ xảy ra khi bé đã sẵn sàng (có thể rơi vào bất cứ giai đoạn nào từ 6 tháng đến 6 tuổi). Hầu hết những người nào nói rằng từ một độ tuổi nhất định, em bé phải biết ngủ xuyên đêm, cho rằng bé thức dậy là vì bé đói. Nếu như em bé lớn hơn một chút và luôn được cho bú đầy đủ thì họ lại nói rằng bé thức dậy đêm là vì mẹ bé không đủ sữa hoặc là bé đã có thói quen xấu. Cho bú đêm là cách để gìn giữ nguồn sữa của bạn. Bé thức dậy vào ban đêm vì rất nhiều lí do khác nhau. Ai dám nói là những lí do đó không quan trọng bằng lí do đói? Tất cả những lí do đó đều quan trọng với một đứa trẻ. Nhiều mẹ ngày nay đã có lối suy nghĩ thanh thản hơn. Họ đều tin rằng con mình sẽ có khả năng ngủ xuyên đêm vào một độ tuổi nào đó, cho dù mẹ chẳng cần phải làm gì cả. Cách nghĩ đó sẽ khiến các mẹ cảm thấy nhẹ nhàng hơn với bức tranh toàn cảnh. Họ không cần phải phiền muộn vì họ biết rằng bé sẽ đạt được mốc phát triển này khi nào bé cảm thấy đủ vững vàng. 
B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1EcUtGVmdBalpHYy9WY2hHTDhpNTNsSS9BQUFBQUFBQVhqby9VVXdnak41VUlDYy9zMzIwL0JldGlidXRpJTJCNy5qcGc=
bé sẽ ngủ dài hơn khi bé sẵn sàng
Sự thật 19: BÉ BÚ MẸ KHÔNG CẦN UỐNG BỔ SUNG NƯỚC NGAY CẢ TRONG THỜI TIẾT NÓNG BỨC
Sữa mẹ chứa tất cả lượng nước trẻ cần. Trong thời tiết nóng bức, cũng giống như người lớn sẽ uống nước nhiều hơn, em bé cũng sẽ đòi bú thường xuyên hơn. 
Sự thật 20: MẸ BỊ VIÊM TUYẾN VÚ VẪN NÊN CHO CON BÚ
Trừ những ngoại lệ rất hãn hữu, người mẹ đang bị viêm tuyến vú mà cho con bú, thì thực chất là đang bảo vệ con mình. Trước khi người mẹ có triệu chứng viêm (ví dụ: sốt, ho, tiêu chảy, mẩn đỏ và nôn ói, v.v…) thì em bé đã phơi nhiễm với loại vi khuẩn ấy rồi. Đồng thời em bé cũng nhận các yếu tố kích thích miễn dịch được sản sinh trong sữa mẹ, các yếu tố này sẽ bảo vệ em bé khỏi bị bệnh. Lỡ như em bé có bệnh, thì bé sẽ bị bệnh nhẹ thôi nếu bé vẫn được tiếp tục bú mẹ. Đôi khi chính bé lại là người lây bệnh cho mẹ, cho dù chính bé không có triệu chứng gì cả. Viêm tuyến vú không phải là cớ để ngừng cho bú. Thực ra, tiếp tục cho con bú ở bên bị viêm lại giúp mẹ mau khỏi bệnh. Giữ cho nguồn sữa luôn được tuôn chảy là rất quan trọng khi chữa viêm tuyến vú. Sữa đó khá là an toàn để cho bé bú. 
Sự thật 21: MẸ KHÔNG CẦN PHẢI TẨM BỔ QUÁ MỨC KHI CHO CON BÚ
Mẹ cho con bú hầu như không cần lo lắng về thực phẩm mình ăn. Trừ một số rất ít chất có thể ảnh hưởng đến thành phần sữa. Kể cả các mẹ ăn uống nghèo nàn cũng có thể tạo ra được loại sữa chất lượng cao cho con mình. Mẹ sữa nên ăn uống phong phú để mình được khoẻ mạnh, nếu thực đơn của mẹ sữa có ảnh hưởng đến sản lượng sữa, thì cũng là không đáng kể. Đọc bài về “Thực đơn của mẹ cho con bú” (QA sẽ dịch bài này sau). Một em bé mắc bệnh dị ứng hoặc bất dung nạp một loại thực phẩm nào đó có thể phản ứng với thực phẩm đó thông qua sữa mẹ. Nếu bạn thấy lo lắng về điều này, hãy gặp một chuyên gia dinh dưỡng có hiểu biết về khoa học sữa mẹ hoặc dinh dưỡng trẻ em, đồng thời hiểu biết về dị ứng thực phẩm và các bệnh mẫn cảm. 
Sự thật 22: MẸ HÚT THUỐC NHƯNG CHO CON BÚ CÒN TỐT HƠN LÀ CHO CON ĂN SỮA BỘT
Lí tưởng nhất là mẹ sữa không được hút thuốc. Nhưng nếu mẹ đó không cai thuốc hoặc giảm thuốc được, thì thà mẹ đó hút thuốc nhưng cho con bú, còn hơn vừa hút thuốc vừa cho con ăn sữa bột. Nuôi con bằng sữa mẹ đã được chứng minh là có thể giảm tác hại của khói thuốc lá. Đọc bài “Cho con bú và hút thuốc” (QA sẽ dịch bài này sau). 
Sự thật 23: MẸ SỮA KHÔNG CẦN KIÊNG HẲN ĐỒ UỐNG CÓ CỒN
An toàn nhất là mẹ sữa hoàn toàn không uống đồ uống có cồn, nhất là khi em bé vừa mới sinh. Tuy nhiên nếu có tính toán và chuẩn bị trước, thì mẹ sữa hoàn toàn có thể tận hưởng một chút rượu bia. Đọc bài “Cho con bú và uống rượu bia” để biết thêm chi tiết (QA sẽ dịch bài này sau).
Sự thật 24: HẦU HẾT MỌI HÌNH DÁNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA NÚM VÚ VÀ BẦU VÚ ĐỀU KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHO CON BÚ
Cho dù hình dáng và kích thước của núm vú/đầu vú thế nào, con cũng bú được. Em bé bú sữa từ bầu vú mẹ, không bú từ núm ti mẹ. Trường hợp núm vú thực sự thụt (khi núm vú hoàn toàn thụt sâu vào bên trong) là rất hiếm. Một số mẹ có núm vú không hiện rõ hoặc phải “dụ” một lúc mới hiện rõ. Nếu được hỗ trợ và với sự kiên định, các mẹ sữa sẽ thấy việc cho con bú ngày càng dễ hơn, núm vú sẽ lộ ra nhiều hơn khi em bé bú giỏi hơn. Ngay cả nếu bé bú không hiệu quả lắm lúc đầu, thì bé cũng sẽ sớm tìm được cách thôi, miễn là mẹ tiếp tục cho bú để có nguồn sữa dồi dào. Nếu bạn có lo bé không bú tốt do núm vú của mình, có thể gọi đường dây nóng của Hội sữa mẹ Úc để được tư vấn. 
B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1nQnpVU3Nja29uZy9WY2hHTVk1VkJiSS9BQUFBQUFBQVhqay8tTDB2MzZrdUFBTS9zNjQwL0JldGlidXRpJTJCOC5qcGc=
vú loại gì con cũng bú được, chỉ cần mẹ cho con thật nhiều cơ hội tập!
Sự thật 25: MẸ BẦU CÓ THỂ CHO CON BÚ BÌNH THƯỜNG
Miễn là mẹ và bé lớn đều mong muốn, thì hoàn toàn có thể tiếp tục việc cho bú trong suốt thai kỳ. Mặc dù vậy, một số mẹ nhận thấy lượng sữa có vẻ giảm đi do thay đổi hormone khi mang bầu và một số bé tự động cai ti mẹ trong thời gian này. Một số mẹ vẫn tiếp tục cho bé lớn bú sau khi sinh em bé (nuôi bú song song). Đọc bài về “Cho con bú khi mang bầu” (QA sẽ dịch bài này sau). 
B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1oYWVyNklMQmNQby9WY2hHTTdyTHcxSS9BQUFBQUFBQVhqdy9URVo5MkUyd2NOTS9zNjQwL0JldGlidXRpJTJCOS5qcGc=
Nuôi bú song song – không có gì gọi là “giới hạn”
Làm sao để phá tan các ngộ nhận và tìm đến thông tin đúng đắn?
++ Đọc 100 trang tài liệu về nuôi con sữa mẹ trên Hội sữa mẹ Betibuti: https://www.facebook.com/groups/betibuti/603069233128593/
++ Liên hệ Hội sữa mẹ Betibuti để được tư vấn: https://www.facebook.com/groups/betibuti/
++ Đọc sách “68 Ngộ nhận & Giác ngộ nuôi con sữa mẹ” của chuyên gia sữa mẹ Lê Nhất Phương Hồng
++ Gặp gỡ các mẹ sữa khác 
++ Tham khảo thêm ý kiến khác
++ Tự tin vào khả năng nuôi con sữa mẹ của mình. Tạo hoá đã thiết kế để mẹ và con có thể “hợp tác” tốt trong việc nuôi con sữa mẹ.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.