ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
ChuyỆn MẮt ThẤy Tai Nghe VỀ “ĐỨc PhÁp VƯƠng” Gyalwang Drukpa
Wednesday, September 23, 2015 8:25
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1NbzkwdjlqM3otdy9WZ0xBTkNwcGNTSS9BQUFBQUFBQVkxdy9qTUdueGtXR1oycy9zMTYwMC9neWFsd2FuZy5qcGc=
Tại Việt Nam những Phật tử không ai có thể không biết đến Đức pháp vương Gyalwang Drukpa. Chỉ cần thấy rằng trong vòng vài năm mà Drukpa đã thu nhận hơn nửa triệu đệ tử người Việt, xây được ngôi chùa hoành tráng nhất ở kinh đô nước Việt, cũng như được chính phủ ủng hộ, ưu ái đến mức át vía cả Giáo hội Phật giáo quốc doanh thì đã thấy sự thành công của dòng tu này.
Tôi sống ở Kathmandu-Nepal từ năm 2005, chọn nghiên cứu lịch sử-văn hoá về India và Nepal nên cũng có một số kiến thức nhất định về các tu viện và dòng tu mật tông Tây tạng ở Nepal, nhất là Kathmandu.
Cuối năm 2011, tôi được dự GLOBAL BUDDHIST CONGREGATION lần thứ I tại New Delhi-India. Đây được coi như một sự kiện trọng đại của lịch sử Phật giáo thế giới hiện đại vì có tính chất như một kỳ đại hội Phật giáo thế giới với sự tham dự đầy đủ tất cả các dòng truyền thừa, các phái/môn Phật giáo của tất cả các nước. Dù giáo hội chính thống Phật giáo quốc doanh của China từ chối tham dự và chính phủ của China gây ra nhiều sức ép quốc tế để phá hoại đại hội nhưng vẫn có một số sư Trung Quốc tham gia với tư cách cá nhân. Guest of Honour là Thủ tướng India, Chủ toạ gồm các vị đại sư danh tiếng đứng đầu các quốc gia như Ngài Phra Nyanasamvara Sangharaja – Supreme Patriarch của Thái lan (Vua Sãi Thái lan), Ngài D.M. Jayaratne – Đại sư, Thủ tướng Sri Lanka, Ngài Sukhbaatar Batbold- Đại sư, Thủ tướng Mông cổ, Ngài Lyonchem Jigme Yoser Thinley-Đại sư, Thủ tướng Bhutan… Uỷ ban tổ chức là các Đại sư, Rinpoche nổi tiếng người Tây tạng đang lưu vong ở India hoặc Nepal. Đoàn Việt Nam thì do chính Phó Pháp chủ GHPGVN dẫn đầu tham dự. Và dĩ nhiên Ngài Dalai Lama trong đại hội này được tôn kính như người dẫn đầu Phật giáo hiện đại của thế giới. Có thể nói, tất cả các nhân vật nổi tiếng thế giới của mật tông Tây tạng đều có mặt. Vậy thì tại sao một nhân vật “nổi tiếng” (theo quảng cáo của dòng Drukpa) lại không được mời tham dự?
B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1qWFVSRVo2blRMay9WZ0xCSG9XdFRPSS9BQUFBQUFBQVkxOC9LOGVYNzJkUHM0SS9zMTYwMC9QaHUlMkJOZ3V5ZW5qcGdfUGFnZTFfSW1hZ2UxLmpwZw==
Thư mời dự Đại hội Phật giáo Toàn cầu lần I
Cho đến lúc đó, tôi chưa từng bao giờ nghe đến tên của ông Gyalwang này, cũng như dòng truyền thừa Drukpa của ông dù tôi nắm khá chắc các tu viện mật tông lớn ở Kathmandu, cũng như có quan hệ mật thiết với các vị Lama mật tông ở Kathmandu khi nghiên cứu về mật tông tại đây.
Trong đại hội, tôi gặp và có trò chuyện với một người tham dự đại hội với tư cách khách dự thính, ông Lê Phước Vũ chủ Tôn Hoa Sen. Ông Vũ nghe tôi sống ở Kathmandu liền hỏi tôi có biết núi Amitabha, tu viện Drukpa không. Tôi ớ người vì chưa bao giờ nghe đến những danh từ này. Sau đại hội ở New Dehli, khi về đến Kathmandu tôi lên khu vực bảo tháp Baudha hỏi thăm các tu viện và các lama quen biết thì chẳng ai biết đến Drukpa. Baudha được coi là trung tâm mật tông Tây tạng không chỉ Kathmandu mà cả Nepal với hàng trăm tu viện từ nhỏ bé đến hoành tráng, có cái do các Rinpoche Tây tạng lưu vong đào thoát khỏi sự xâm lược của China vào năm 1959 dựng lên đã hơn nửa thế kỷ. Cho nên rất kỳ lạ là chả ai ở đó biết đến Drukpa.Chỉ đến khi tra trên mạng tìm được trang web tiếng Việt của Drukpa có địa chỉ thì tôi mới có hướng để tìm ra tu viện này. Thì ra núi Amitabha là do ông Gyalwang đặt tên sau khi mua một ngọn đồi thấp ở khu vực hẻo lánh Kimdol, ngoại ô Kathmandu để xây tu viện Drukpa. Việc làm này là vi phạm pháp luật của nước Nepal vì không ai có quyền tự tiện đổi tên các địa danh trên bản đồ Nepal trừ phi có chấp thuận của Quốc hội Nepal, nhất là người nước ngoài. Anh có quyền mua đất (nhưng cũng phải để người Nepal đứng tên, người nước ngoài không được sở hữu bất động sản ở Nepal), có quyền xin phép chính quyền cất tu viện lớn lao ra sao cũng được ngay trên khu đất đó, có quyền đặt bất kỳ tên tu viện của mình; nhưng không được phép đặt tên địa danh theo ý muốn. Tu viện Drukpa nằm ở vùng ngoại ô hẻo lánh của Kathmandu, từ đường vành đai phải theo đường khúc khuỷu lên núi chừng 5km; nếu đến trung tâm thủ đô Kathmandu phải đi 15km. 
Khoảng tháng 3/2012 , ông Vũ Hoa Sen báo tin cho tôi ông sẽ đến Kathmandu du lịch cùng gia đình. Vì tình đồng đạo, tôi có đón và hướng dẫn các anh chi của đoàn tham quan một số nơi ở Kathmandu. Trong khi trò chuyện, tôi được ông Vũ kể về “cơ duyên” giữa ông với ông Gyalwang. Theo lời ông Vũ thì ông Gyalwang nói rằng ông ta và ông Vũ “có duyên” từ nhiều kiếp trước; có kiếp là sư phụ -đệ tử và kiếp gần nhất chính là an hem ruột!!!!!!!! Hiện tại ông Vũ được ông Gyalwang nhận là đệ tử ruộ để truyền trao nhiều “pháp”. 
[Bình: Theo thiển kiến của tôi, mật tông là pháp tu “MẬT” tức không khải thị rộng rãi cho công chúng, hầu như chỉ có một thầy, một trò tu luyện-truyền thụ ở nơi “mật” (tốt nhất là các hang đá linh thiêng ở Tibet). Một người không biết ngoại ngữ như ông Vũ, cái gì cũng phải nhờ thông dịch thì làm sao tiếp nhận sự truyền pháp của bậc cao tăng? Chắc có bạn sẽ nói đây là pháp “tâm truyền tâm”, không cần lời nói, không cần phiên dịch. Tâm truyền tâm là khi hai tâm ở những tầng nấc không cách xa nhau quá đáng, người thụ pháp phải có một căn cơ vững chắc mới có thể tiếp nhận được ; chứ một tâm ô trọc làm sao tiếp nhận một tâm siêu việt được? Vả chăng, không có ngoại ngữ để có thế tiếp nhận sự dạy bảo trực tiếp của sư phụ thì làm sao có đủ căn cơ mà tiếp nhập pháp thượng thừa truyền thụ qua tâm?]
Ngày thứ hai của đoàn Hoa Sen ở Kathmandu, sau khi tôi đưa đi thăm viếng phố cổ Patan, diện kiến Thánh nữ Kumari và chiêm bái bảo tháp Swayambhu thì trở về khách sạn. Mọi người ngồi ở hai bàn ăn lớn trong hotel để dùng bữa tối, một bàn nam và một bàn nữ. Bàn tôi ngồi cùng ngoài ông Vũ còn có nhiếp ảnh gia Dương QĐ, Nhà thiết kế Sĩ Hg, Nhà báo kỳ cựu của Saigon Times Trần Ng. Ch. Lúc đó tầm 8 giờ tối, chúng tôi đã ăn xong và đang uống nước trò chuyện thân mật. Hốt nhiên từ ngoài có một người băng băng đi vào. Đó là một người đàn ông tầm vóc vừa phải, gầy, da sạm nắng, khoẻ mạnh, mình khoác áo choàng đỏ thẫm, đầu đội nón hình bánh bao màu đỏ. Ông Vũ vừa nhìn thấy người này thì mừng rỡ vội vàng bước đến chào đón. Thì ra đó là “Đức Pháp Vương” Gyalwang. Ông lặn lội trong đêm tối, vượt hàng chục km đường khúc khuỷu đển đến tận hotel nơi ông Vũ trú, mò đến tận restaurant để gặp tận mặt ông Vũ mà dặn dò rằng: “ Ngày mai ông (Gyalwang) sẽ rất bận rộn vì có nhiều khách đến chúc mừng sinh nhật.Nên ông Vũ và gia đình hãy đến sớm để được gặp riêng ông.” 
[Bình: việc này chỉ cần một người phụ tá cũng có thể được hoặc có thể dùng mobile mà nói trực tiếp, hà cớ gì phải bận rộn đến ngọc thể của “Đức Pháp Vương”?]
Khỏi phải nói, ông Vũ cảm động đến phát khóc thế nào khi được đích thân “Đức Pháp Vương” chăm lo cẩn thận đến thế. Sáng hôm sau, tôi lại có dịp chứng kiến cung cách đối xử của người được xưng tụng là “Pháp Vương”. Khi ông Vũ và chúng tôi đến tu viện thì đã hơn 7 giờ sáng, Hàng trăm người đã rồng rắn xếp hàng để được chúc mừng sinh nhật ông Gyalwang. Trong số đó hầu hết là đệ tử Drukpa Việt Nam, những người mặt ngời sáng một niềm tin bất khả nghi vào những lời dạy dỗ không khác gì mấy với những lời dạy dỗ của các sư thầy người Việt nhưng được khoác lên tấm áo sặc sỡ đầy tình quảng cáo-tiếp thị hiện đại của cái gọi là mật tông bên ngoài Tây tạng. Khung cảnh giống như những buổi hầu đồng nhưng được nhân lên hàng trăm lần. Khi ông Vũ xưng danh thì lập tức ông và đoàn của ông được các sư cô phụ trách lễ tân ưu tiên đưa vào phòng riêng để gặp ngay “Pháp Vương” mà không phải xếp hàng. “Pháp Vương” ngồi trên một ghế thấp ân cần đón nhận bái lạy và quà tặng của vợ chồng ông Vũ cùng con trai và con dâu ông Vũ. “Pháp Vương” hỏi han , phủ dụ từng người trong gia đình ông Vũ thật cặn kẽ, thân mật, nhắc nhở từng chuyện nhỏ mà ông biết được trong gia đình ông Vũ. Khi bốn người ấy đã xong thì đến lượt những người bình thường khác. “Pháp Vương” chỉ người vừa quỳ trước mặt ông ngay kế 4 người gia đình ông Vũ hỏi con ông Vũ: “Người nầy là ai?” khi con ông Vũ lắc đầu ra ý không phải người trong gia đình, lập tức “Pháp Vương” tắt nụ cười ân cần của người trong gia đình, chuyển sang gương mặt nghiêm trang và ban phước cho người đó một cách thờ ơ. Sau đó hàng trăm người lần lượt lết đến chân “Pháp Vương” để cúng tiền và lễ vật mừng sinh nhật ông và nhận sự ban phước qua quýt như cái máy của ông (cảnh này giống cảnh cô Phú giẫm đạp trị bệnh mới đây).
[Bình: Người giác ngộ sẽ không phân biệt giàu nghèo sang hèn, đối đãi với mỗi chúng sinh như nhau. Người có tiền nhiều được trọng vọng hơn người khác thì đó có phải là tư cách của kẻ chân tu?]
(Còn nữa – Kỳ sau: VỀ DÒNG DRUKPA TẠI NEPAL VÀ CÁC TUYỆT CHIÊU TIẾP THỊ)
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.