ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nga áp đặt điều kiện bán tàu Mistral gây khó khăn cho Pháp
Thursday, September 3, 2015 2:04
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Tin thời sự quốc tế) – Nga đòi hỏi khách hàng mua tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral của Pháp phải mua kèm các trực thăng Ka-52K mà Nga chế tạo riêng cho những tàu này.

Tin tức từ báo Thương gia của Nga ngày 2/9 cho biết nước này muốn khách hàng tiềm năng mua tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral của Pháp phải mua kèm các trực thăng Ka-52K mà Nga chế tạo riêng cho những tàu này.

Theo các nguồn tin, số phận các tàu Mistral do Pháp đóng liên quan trực tiếp tới kế hoạch đưa ra thị trường máy bay Ka-52K.

  Nga áp đặt điều kiện bán tàu Mistral gây khó khăn cho Pháp - Ảnh 1 Tàu Mistral LHD tại xưởng đóng tàu ở Saint-Nazaire, miền Tây Pháp ngày 9/3/2014.

Trong trường hợp khách hàng từ chối mua trực thăng Ka-52K, Nga dự định sử dụng quyền phủ quyết của mình, và điều này sẽ gây khó khăn đáng kể cho Pháp, nước đang rất muốn nhanh chóng bán 2 tàu trên.

Những khách hàng tiềm năng mua Mistral là Ấn Độ, Brazil, Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Việt Nam và Ai Cập.

Trong khi đó, giới chuyên gia cho rằng phần lớn các tuyên bố của Paris về việc sắp bán được những tàu này là “không có cơ sở tin cậy.”

Trước đó, có tin nói rằng trong chuyến thăm Kuala Lumpur, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đã thảo luận việc bán những tàu này cho Chính phủ Malaysia.

Thực tế, thị trường cho lớp tàu đổ bộ chỉ huy chở trực thăng không lớn và số nước muốn mua có lẽ cũng không quá con số 10. Theo một chuyên gia am hiểu về thị trường, nhu cầu về tàu chỉ huy và tàu đổ bộ chở trực thăng (BPC) toàn thế giới ước tính khoảng 26 chiếc trong vòng một thập kỷ tới.

Ngoài việc phải có khả năng tài chính, quân sự và kỹ thuật đủ để mua và vận hành, điều quan trọng hơn là khách hàng phải có tham vọng mở rộng tầm can dự quân sự ra thế giới. Đó là chưa kể, các chính phủ phải vượt qua được sự vận động và sức ép từ các tập đoàn đóng tàu trong nước.

Mistral là tàu chiến đa năng có những công nghệ rất hiện đại. Theo đô đốc Alain Coldefy, hiện là chuyên gia nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS) Pháp, lớp tàu này có thể phù hợp với một loạt hoạt động rất đa dạng.

“Tàu Mistral có khả năng điều hành chiến dịch từ một cụm chỉ huy, chính điều này khiến cho Nga quan tâm, hoặc tiến hành các sứ mệnh gìn giữ hòa bình, hỗ trợ nhân đạo, quân y, cứu hộ và di tản công dân…”.

Mistral cho phép một bộ tham mưu chỉ huy thực hiện nhiều chiến dịch quân sự quy mô lớn, đồng thời có thể hoạt động giống như một bệnh viện đa khoa đủ sức đảm bảo cho một thành phố khoảng 25.000 dân. Tính chất đa năng này khiến nó có thể thu hút nhiều khách hàng tiềm năng.

Điểm yếu lớn nhất của hai con tàu “bị bán hụt” là được chế tạo theo đơn đặt hàng của Nga. Do đó, chủ sở hữu tương lai sẽ phải đầu tư nhiều cho trang thiết bị đi kèm.

Nga chắc chắn sẽ thu hồi những trang thiết bị của họ, trong đó có hệ thống thông tin và chiến đấu, và nhà sản xuất sẽ phải điều chỉnh lại cho phù hợp với khách hàng mới. Chi phí bổ sung cho công đoạn này phụ thuộc vào yêu cầu và nhu cầu sử dụng, ước tính từ vài chục đến hàng trăm triệu euro.

Thanh Ngọc

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.