ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Nga có thể sẽ hứng chịu gánh nặng khi can thiệp quân sự ở Syria?
Sunday, September 27, 2015 17:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Tình hình Syria) – Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin triển khai binh sĩ, vũ khí và máy bay đến Syria không chỉ nhằm thay đổi cán cân quân sự mà còn giúp Nga tăng cường vị thế trên trường quốc tế.

Trong vòng hơn một năm qua, Moscow đã bị phương Tây và Mỹ cô lập bởi lệnh trừng phạt kinh tế vì cáo buộc liên quan đến khủng hoảng Ukraine. Khẳng định sự ủng hộ của Nga đối với chính phủ Syria, ông Putin đã gửi thông điệp rõ ràng rằng không có giải pháp cho cuộc nội chiến đẫm máu mà không có Moscow.

“Ông Putin và Điện Kremlin đã mở ra phương hướng mới nhằm vượt qua sự cô lập quốc tế vì Ukraine”, chuyên gia phân tích quân sự Alexander Golts nhận định. “Mô hình của liên minh chống Nhà nước Hồi giáo (IS) rõ ràng là một cầu nối hoàn hảo để Nga vượt qua sự cô lập này”.

  Nga có thể sẽ hứng chịu gánh nặng khi can thiệp quân sự ở Syria? - Ảnh 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tuần trước, những bức ảnh vệ tinh cho thấy Nga mở rộng sự hiện diện quân sự tại căn cứ không quân Latakia (Syria) không đem đến những bất ngờ. Nga từ lâu đã muốn bảo vệ căn cứ không quân và hải quân duy nhất này ở Địa Trung Hải trước làn sóng Hồi giáo cực đoan trong khu vực cũng như toan tính nhằm lật đổ chính phủ Syria của Mỹ.

Nhưng việc triển khai hàng ngàn binh sĩ đến Latakia, không chỉ nhằm huấn luyện quân đội Syria, ông Putin đã phá vỡ sự cô lập về ngoại giao và khẳng định vai trò hiện diện chiến lược của Moscow ở Trung Đông.

Vài tháng trước, nhà lãnh đạo Nga đến dự cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong bối cảnh bị xa lánh. Giờ đây, ông Putin sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama để tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột Syria.

“Mục đích của người Nga là nhằm tái khẳng định vai trò nòng cốt trong việc giải quyết các khủng hoảng toàn cầu”, ông Jonatha Eyal, Giám đốc Quốc tế của Viện nghiên cứu quốc phòng và an ninh ở London nhận định. “Hành động của Nga đã khiến mọi người quên đi những gì xảy ra tại Ukraine. Đó chính là sự xoay chiều toàn diện”.

Một số nhà lãnh đạo phương Tây đã bày tỏ lo ngại về sự hiện diện quân sự này. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon cảnh báo, hành động của Nga sẽ chỉ khiến “tình hình phức tạp vốn càng thêm phức tạp”. Người đồng cấp Ashton Carter cho rằng, việc không đạt được một giải pháp chính trị sẽ chỉ càng “đổ thêm dầu vào lửa” trong vấn đề Syria.

Nhưng chính sách của phương Tây đối với Syria trong những năm qua rõ ràng đã không phát huy hiệu quả. Một số chính trị gia phương Tây từng lên tiếng lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad nay đã nhận đinh rằng, ông Assad có thể là hy vọng duy nhất cho sự ổn định của Syria.

Trên thực tế, lật đổ ông Assad sẽ không giúp Mỹ và phương Tây giải quyết được hai vấn đề cốt lõi bao gồm IS và làn sóng người di cư từ Syria. Chính phủ Syria không thể đồng thời chiến đấu chống lại các nhóm đối lập và đẩy lùi phiến quân IS. Do đó, chiến dịch tiêu diệt IS phần lớn dựa vào các đợt không kích của phương Tây.

Khủng hoảng người di cư ở châu Âu cũng không thực sự bắt nguồn từ IS. Không có nhiều người dân Syria phải rời bỏ nhà cửa vì phiến quân Hồi giáo. Thay vào đó, giao tranh dai dẳng mới là nguyên nhân tạo nên làn sóng di cư ồ ạt nhằm mong muốn tìm được cuộc sống mới tốt đẹp hơn.

Nga có lý do để lo ngại những diễn biến phức tạp ở Syria bởi theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, có khoảng 2.400 công dân Nga chiến đấu trong hàng ngũ của IS.

“Moscow quan ngại về công dân Nga gia nhập các nhóm Hồi giáo cực đoan. Đối với Điện Kremlin, điều này rõ ràng tạo ra mối đe dọa”, chuyên gia Nikolay Kozhanov thuộc tổ chức Chatham House nhận định.

Vai trò quan trọng hơn ở Trung Đông cũng giúp Nga mở rộng lợi ích thương mại, tăng cường xuất khấu vũ khí và công nghệ hạt nhân trong bối cảnh giá dầu giảm. Iran là khách hàng mua vũ khí chủ yếu từ Nga trong khi các đồng minh của Mỹ như Saudi Arabia cũng đã đàm phán mua vũ khí của Moscow.

Cho đến nay, chính sách của ông Putin đã đạt được những bước tiến quan trọng nhưng lời giải cho cuộc xung đột Syria vẫn còn để ngỏ. Nếu như chính phủ Syria tiếp tục để mất quyền kiểm soát ở các khu vực chiến lược, Moscow sẽ phải đứng trước những lựa chọn khó khăn.

Đăng Nguyễn (theo The Guardian)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.