ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Quái vật vận tải khổng lồ dài 180 mét LCC-1 của Lục quân Mỹ
Tuesday, September 15, 2015 21:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Hồ sơ quân sự) – TC-497 Overland Train Mark II có cabin điều khiển lớn hơn với 6 bánh siêu tải. Chiều cao của đầu kéo đạt 9.1 mét.

  Quái vật vận tải khổng lồ dài 180 mét LCC-1 của Lục quân Mỹ - Ảnh 1

Tournatrain

Trong những năm thập niên 50, chính quyền Mỹ đã ký hợp đồng, yêu cầu tập đoàn LeTourneau ở bang Texa nghiên cứu, thiết kế và chế tạo ra một số loại phương tiện siêu trọng, cỡ lớn giống như mô hình các đoàn tàu vận tải nhưng sử dụng bánh đúc cao su để đưa vào sử dụng cho lực lượng lục quân trong bối cảnh khi đó quân đội Liên Xô đã sử dụng các đoàn tàu vận tải hạng nặng có thể vận chuyển nhiều phương tiện, vũ khí hạng nặng đến các địa điểm có khoảng cách xa.

Kế hoạch được thực thi ngay sau đó và Lục quân Mỹ đã có cơ hội thử nghiệm 3 loại phương tiện chuyên chở hạng nặng được chế tạo. Loại lớn nhất có chiều dài tổng cộng khoảng 600 feet (tương đương 183 mét), giữ kỷ lục là phương tiện vận chuyển chạy địa hình, bánh cao su dài nhất thế giới.

Trong những năm 50, tập đoàn chế tạo trang bị hạng nặng LeTourneau có căn cứ ở Longview, bang Texas đã tiếp nhận và phát triển ý tưởng sử dụng đầu kéo điện-diesel để chế tạo ra một loại phương tiện vận tải nhiều bánh hơi, vốn được người Mỹ gọi là “đoàn tàu bánh hơi”.

Mỗi chiếc bánh khổng lồ được điều khiển và truyền tải động lực từ một động cơ điện riêng rẽ. Chính vì vậy nó cho phép phương tiện có thể chở nặng, di chuyển nhanh hơn tàu đường sắt.

Về cơ bản, loại tàu bánh hơi mà LeTourneau muốn chế tạo khi đó giống như các các động cơ diesel-điện vốn đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là ở Âu – Mỹ chỉ khác là tàu của người Mỹ sử dụng bánh cao su cỡ lớn thay cho đường ray và bánh quay thép.

Sau một số thử nghiệm được tiến hành, Cục vận tải của Lục quân Mỹ đã đề nghị tập đoàn sản xuất thiết bị hạng nặng LeTourneau chế tạo một loại phương tiện trong đó phối hợp những đặc điểm ưu việt của hai loại phương tiện có tên Tournatrain và Sno-Buggy.

  Quái vật vận tải khổng lồ dài 180 mét LCC-1 của Lục quân Mỹ - Ảnh 2

Kết quả là Lục quân Mỹ đã có được loại phương tiện mà họ gọi là Phương tiện vận chuyển hàng hậu cần (Logistics Cargo Carrier và được viết tắt là LCC-1).

LCC-1 (cấu hình 16×16 bánh) có ưu điểm là được trang bị hệ thống động cơ mạnh của đầu kéo Tournatrain và hệ thống bánh khổng lồ của xe Sno-Buggy. Chỉ 1 đầu kéo và 3 xe chở phía sau nó có thể chở theo số lượng hàng hoá lên đến 45 tấn.

Buồng cabin lái trên đầu kéo được thiết kế làm 2 phần: 1 dành cho kíp lái 3 người ở phía trước; 1 dành để bố trí động cơ diesel, máy phát điện 600 sức ngựa và bình nhiên liệu ở phía sau.

Vào năm 1958, Lục quân Mỹ muốn có một phiên bản tàu bánh hơi hạng nặng lớn hơn và “TC-497 Overland Train Mark II” đã ra đời với đặc điểm là có thể nối thêm toa không hạn chế. Kỷ lục lần nối dài nhất của “TC-497 Overland Train Mark II” là 180 mét.

  Quái vật vận tải khổng lồ dài 180 mét LCC-1 của Lục quân Mỹ - Ảnh 3

LCC-1

TC-497 Overland Train Mark II sử dụng 4 động cơ turbine khí 1,170 sức ngựa Solar 10MC engines và phần lớn nguyên liệu để chế tạo là từ hợp kim nhôm để giảm trọng lượng và tăng năng suất chuyên tải.

TC-497 Overland Train Mark II có cabin điều khiển lớn hơn với 6 bánh siêu tải. Chiều cao của đầu kéo đạt 9.1 mét. Động cơ turbine với kết cấu nhỏ hơn động cơ diesel cho phép lắp được nhiều nội thất và các thiết bị hỗ trợ kíp lái hơn các phiên bản trước đó.

  Quái vật vận tải khổng lồ dài 180 mét LCC-1 của Lục quân Mỹ - Ảnh 4

TC-497 Overland Train Mark II

TC-497 Overland Train Mark II có thể chạy với tốc độ 20 dặm/giờ khi mang theo 150 tấn hàng. Mỗi lần nạp nhiên liệu có thể di chuyển từ 350 đến 400 dặm (tương đương từ 560 đến 640 km).

TC-497 Overland Train Mark II cũng có thể mang theo các bình nhiên liệu bổ sung để có thể mở rộng tầm hoạt động.

  Quái vật vận tải khổng lồ dài 180 mét LCC-1 của Lục quân Mỹ - Ảnh 5

TC-497 Overland Train Mark II

Mẫu TC-497 Overland Train Mark II đầu tiên được hoàn thành vào năm 1960. Sau khi được thử nghiệm nó được bàn giao cho Lục quân Mỹ vào tháng 3/1962 và được chuyển đến khu thử nhiệm Yuma Proving Ground ở Yuma, bang Arizona bằng đường thuỷ.

  Quái vật vận tải khổng lồ dài 180 mét LCC-1 của Lục quân Mỹ - Ảnh 6

TC-497 Overland Train Mark II

Lục quân Mỹ thử nghiệm lại TC-497 Overland Train Mark II theo kế hoạch có tên gọi là “Project OTTER” hay “Overland Train Terrain Evaluation Research” với thành công và nhận được những đánh giá cao của quân đội.

  Quái vật vận tải khổng lồ dài 180 mét LCC-1 của Lục quân Mỹ - Ảnh 7

Tuy nhiên, việc sử dụng TC-497 Overland Train Mark II trong quân đội Mỹ không được ghi nhận nhiều do sự xuất hiện của máy bay vận tải siêu trọng S-64 Skycrane khiến TC-497 Overland Train Mark II trở lên lỗi thời.

  Quái vật vận tải khổng lồ dài 180 mét LCC-1 của Lục quân Mỹ - Ảnh 8   Quái vật vận tải khổng lồ dài 180 mét LCC-1 của Lục quân Mỹ - Ảnh 9

Phần đầu kéo của TC-497 Overland Train Mark II

TC-497 Overland Train Mark II đã không được sử dụng trong một thời gian khá dài và đến năm 1969 nó được rao bán với giá 1,4 triệu USD.

Quân đội Mỹ chỉ giữ lại phần buồng điều khiển đầu kéo, các thiết bị, hệ thống còn lại cuối cùng cũng chỉ bán được với giá phế liệu cho các tay buôn ở Yuma.

* Bài viết có sử dụng tư liệu tiếng Anh của trang Lịch Sử Chiến Tranh

Hoà Bình

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.