ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Sự hoài nghi gia tăng: Trải nhiệm của một nhà khoa học về GMO
Saturday, September 5, 2015 10:44
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1jcU94RkRmMlZxMC9WZXNpUmFsUUc0SS9BQUFBQUFBQVlkcy9WZkl4Q2RsZklnSS9zNDAwL0dNT2lfTmV3Tm9uR01PbGFiZWxQcmV2aWV3XzEuanBn
Chuyển dịch bởi Sơn Nguyễn, Người tiêu dùng cần biết về GMO

Với GMO, glyfosinate được phun trên cây trồng nhưng sự phân hủy của chúng trong cây bị ngăn chặn bởi gen mới được chuyển vào, trong đó glyfosinate bị biến đổi khác đi một chút. Đây là lý do tại sao cây GMO lại chống chịu được thuốc diệt cỏ; nhưng để lại những hậu quả như khi bạn ăn ngô hay canola biết đổi gen kháng glyfosinate, hàng tuần thậm chí hàng tháng sau, glyfosinate, mặc dù đã biến đổi đi một chút nhưng vẫn còn ở đó, không bị phân hủy (Droge et al., 1992)

~Jonathan R. Latham, PhD
Tôi là một nhà sinh học thực vật. Vào đầu những năm 90 tôi đang bận rộn với công việc tạo ra những loại cây biến đổi gen (thường gọi là GMO hay Genetically Modified Organisms) như một phần của công việc nghiên cứu mà sau đó đã giúp tôi học xong tiến sĩ. Với những loại cây này chúng tôi đưa DNA từ nhiều sinh vật ngoại lai, ví dụ như virut và vi khuẩn.
Lúc mới đầu tôi không quan ngại lắm về những hệ quả khả dĩ của cây GM đối với sức khỏe con người và môi trường. Một lý do cho việc tôi không quan tâm lắm là vì khi ấy tôi vẫn còn là một nhà 
khoa học trẻ, cảm thấy con đường mình đi trong cái thế giới phức tạp của sinh học và nghiên cứu khoa học. Một lý do khác đó là tôi khó có thể tưởng tượng được rằng những cây GMO như những cái cây của chúng tôi lại được trồng và sử dụng làm lương thực. Cho tới khi đó, theo như tôi biết thì tất cả sinh vật biến đổi gen (GMO) chỉ để phục vụ cho mục đích nghiên cứu mà thôi.
Dần dần, các công ty đã thể hiện rõ quan điểm của họ về vấn đề này hoàn toàn khác. Một số những đồng nghiệp cũ của tôi chia sẻ sự nghi ngại của họ rằng lợi ích kinh tế đang vượt qua hiểu biết khoa học. Tôi đã lắng nghe điều đó một cách thận trọng và không phản đối. Ngày nay, sau hơn 20 năm, các cây GMO lương thực đặc biệt là đậu nành, ngô, đu đủ, cải dầu và bông, được trồng ở rất nhiều nơi trên thế giới.
Tùy thuộc vào quốc gia nào bạn đang sinh sống, GMO có thể không được dán nhãn hay nói cách khác là hàng tá những điều không rõ ràng trong bữa ăn của bạn. Những loại thức ăn đã qua chế biến (e.g khoai tây chiên, ngũ cốc, sô đa) có khả năng chứa những thành phần từ cây trồng biến đổi gen (GMO crops), bởi vì chúng thường được làm từ ngô và đậu nành. Tuy nhiên đa số các loại cây nông nghiệp vẫn là non-GMO (không GMO), trong đó có gạo, lúa mỳ, lúa mạch, yến mạch, cà chua, nho và đậu.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1vbHc3dFVKSFdpNC9WZXNoUUxwMVZhSS9BQUFBQUFBQVlkay8xajNKT2JYWkFjcy9zMTYwMC9Kb25hdGhhbi1MYXRoYW0tMjc3eDMwMC5qcGc=
Jonathan R. Latham, PhD
Đối với những người ăn mặn, đặc tính của việc tiêu thụ sản phẩm GMO là rất khác biệt. Không có động vật biến đổi gen nào được sử dụng trong chăn nuôi (mặc dù cá hồi biến đổi gen đã đệ đơn xin chứng nhận của FDA từ năm 1993); tuy nhiên, thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là trong các nông trại hay trại cá, nhiều khả năng là ngô GMO và đậu nành GMO. Trong những trường hợp như thế, vấn đề dán nhãn và những ảnh hưởng có thể xảy ra với sức khỏe của bạn là rất phức tạp.
Cho đến bây giờ, là một nhà khoa học với nhiều kinh nghiệm hơn, tôi tin rằng cây trồng GMO vẫn ẩn chứa những hiểm họa vượt trên sự hiểu biết của chúng ta. Trong nhiều khía cạnh, những lý do cho việc này là khá dễ hiểu. Tôi nhận thức được một cách sâu sắc tính phức tạp của các hệ thống sinh học và khả năng mang lại lợi ích cũng như tác hại của nó. Là một nhà khoa học tôi đã dần nhận định khiêm tốn hơn về khả năng của khoa học có thể làm được nhiều hơn là phác thảo được trên bề mặt của chính những hiểu biết của nó về sự phức tạp cũng như đa dạng của thế giới tự nhiên. Để tóm tắt lại, tôi nhận thức được một cách sâu sắc rằng, là những nhà khoa học chúng tôi mỗi càng ngày càng thấy mình hiểu biết ít hơn và ít hơn nữa.
*) Các quy trình lỗi trong đánh giá rủi ro GMO
Một số mối quan tâm của tôi với GMO “chỉ” là những mối quan tâm thực tiễn. Tôi đã đọc vô số những quy trình ứng dụng đánh giá rủi ro GMO. Những tài liệu mà chính phủ dựa trên để “chứng minh” sự an toàn. Mặc dù những tài liệu này (nguồn trong bài gốc) khá dài và phức tạp, độ dài của chúng đang đánh lạc hướng bằng cách hỏi (và trả lời) những câu hỏi nhảm nhí (trivial). Hơn nữa, các thí nghiệm được mô tả trong các tài liệu này thường rất ít và được thi hành một cách cẩu thả. Các kiểm soát khoa học thường bị bỏ xót, các quy trình và thuốc thử được mô tả sơ sài, và các kết quả thì thường mờ mịt hay không thể suy luận. Tôi không tin rằng sự mờ mịt và sự yếu kém rành rành này chỉ là vô tình. Chuyện một tập đoàn đa quốc gia, nơi có những phòng thí nghiệm với các thiết bị mới nhất mà sử dụng các phương pháp lỗi thời là chuyện thường. Khi kết quả cho thấy những điều mà bị đơn muốn thấy, sẽ không ai nói gì hết. Nhưng khi kết quả không khả quan và bật đèn đỏ, họ lại đổ lỗi cho sự hạn chế của các phương pháp lỗi thời ấy. Cái lá chắn lý lẽ này, mà trong đó các bị đơn tuyên bố các sản phẩm của mình an toàn bất kể những gì dữ liệu thu được cho thấy, hay những thí nghiệm cẩu thả được thực hiện, đã trở thành truyền thống trong quá trình đánh giá rủi ro GMO.
Gửi tới bất kể những quan sát viên trung thực, đọc những đơn xét duyệt này sẽ đặt ra một số lượng lớn câu hỏi khó chịu: về độ tin cậy của bị đơn và của cả những nhà quản lý. Họ không thể thương lượng được với nhau về một hệ thống quản lý hiệu quả để bảo vệ công chúng.
*) Những mối quy hiểm của GMO
Bên cạnh những nghi ngại về chất lượng cũng như sự minh bạch trong hệ thống quản lý rủi ro GMO, tôi cũng có những mối lo ngại khoa học cụ thể về GMO. Tôi xin nhấn mạnh những điểm dưới đây bởi vì chúng là những điểm quan trọng nhất nhưng lại không có trong danh sách những điểm mà những người chỉ trích GMO thường đưa ra.
Rất nhiều các loại cây GMO được xử lý (engineered) để mang (contain) trong mình ‘thuốc trừ sâu’ của chính nó. Những sinh vật biến đổi gen này (GMO), trong đó có bắp ngô, bông và đậu nành được gọi là Bt plants (cây Bt). Bt là tên viết tắt của vi khuẩn Bacillus thuringiensis. Sở dĩ nó có tên như vậy là bởi những cây trồng này nhận gen từ loài vi khuẩn này để tạo ra một chất độc dạng protein (thường gọi là Cry toxin). Rất nhiều cây trồng Bt được stack (chồng chất lên), nghĩa là chúng chứa một số lượng lớn chất độc Cry toxin. Những người tạo ra nó tin rằng mỗi loại chất độc Bt này là đặc hiệu cho mỗi loại côn trùng (chỉ giết một số loại côn trùng nhất định) và an toàn. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do để nghi ngại cả tính an toàn lẫn đặc hiệu của nó. Một trong số đó là việc vi khuẩn Bt gần như không thể phân biệt được với vi khuẩn khác là anthrax bacterium. Một lý do nữa là “thuốc trừ sâu” Bt có cấu trúc tương tự với ricin. Ricin là một độc tố thực vật nổi tiếng nguy hiểm, một lượng vô cùng nhỏ [bằng đầu kim-người dịch] đã được sử dụng để ám sát nhà báo người Bulgary Georgi Markov vào năm 1978. Lý do thứ 3 cho mối e ngại của tôi là cơ chế hoạt động của các protein Bt vẫn chưa ai hiểu được (Vachon et al 2012); ấy vậy mà cơ chế đánh giá rủi ro GMO yêu cầu sự hiểu biết rõ ràng về cơ chế hoạt động của các gen được chuyển nào vào sinh vật.
Lo ngại thứ 2 của tôi là từ việc các cây GMO thường chống chịu thuốc diệt cỏ. Sự chống chịu này là một sự gợi ý cho nhà nông phun thuốc xả láng, và sự thực là rất nhiều trong số bọn họ đã làm vậy. Theo những nghiên cứu gần đây chỉ ra, đậu nành được bày bán thường mang một lượng chất diệt cỏ Roundup (glyphosate) mà nhà sản xuất, Monsanto, từng mô tả bằng từ “cực đoan” (extreme) (Bøhn et al 2014).
Glyphosate (tránh viết nhầm với Glysophate) gần đây xuất hiện trên báo chỉ bởi tổ chức Y tế thế giới WHO đã không còn thừa nhận nó như một dạng chất hóa học ít độc hại nữa, nhưng cũng có những loại thuốc diệt cỏ khác được sử dụng cho GMO cũng đáng ngại không kém. Thuốc diệt cỏ Glufosinate ( phosphinothricin, made by Bayer) diệt cả cây chứ không riêng cỏ, bởi nó cản trở sự sản sinh một enzyme quan trọng của cây glutamine synthetase. Tuy nhiên enzyme này lại rất phổ biến trong cả nấm, vi khuẩn và động vật. Như vậy có nghĩa là Glufosinate độc hại cho hầu hết các loài sinh vật. Glufosinate cũng là một chất độc thần kinh đối với động vật có vú, mà chúng lại không hề dễ dàng phân hủy trong môi trường (Lantz et al 2014). Cái tên “thuốc diệt cỏ” cho Glyfosinate thực chất cũng chỉ là cái tên không hơn không kém mà thôi.
Như vậy, thậm chí trong nông nghiệp truyền thống, sử dụng glufosinate là một hiểm họa; nhưng với cây GMO tình hình còn tệ hơn thế. Với GMO, glyfosinate được phun trên cây trồng nhưng sự phân hủy của chúng trong cây bị ngăn chặn bởi gen mới được chuyển vào, trong đó glyfosinate bị biến đổi khác đi một chút. Đây là lý do tại sao cây GMO lại chống chịu được thuốc diệt cỏ; nhưng để lại những hậu quả như khi bạn ăn ngô hay canola biết đổi gen kháng glyfosinate, hàng tuần thậm chí hàng tháng sau, glyfosinate, mặc dù đã biến đổi đi một chút nhưng vẫn còn ở đó, không bị phân hủy (Droge et al., 1992). Mặc dù vậy, thảm họa sức khỏe của Glyfosinate còn lớn hơn đối với GMO, các tác động của ngành khoa học này đã bị lờ đi trong những đánh giá rủi ro GMO của chính phủ trong các cây trồng GMO.
Một lý do xa hơn đáng quan ngại nữa về GMO đó là đa số chúng chứa các trình tự DNA của vi khuẩn gọi là the cauliflower mosaic virus (CaMV) promoter (hay tương tự như thế figwort mosaic virus (FMV) promoter ). 2 năm trước, cơ quan an toàn GMO của EU (EFSA) phát hiện rằng họ đã nhầm lẫn khi cho rằng (nhẫm lẫn suốt tận 20 năm) cả CaMV promoter và FMV promoter không mã hóa cho bất kì proteins nào. Thực tế, cả 2 promoter này mã hóa một phần lớn các protein đa chức năng của virut gây rối loạn tất các các hoạt động biểu hiện gen bình thường của cây và cũng hủy hoại một hệ thống trọng yếu bảo vệ cây khỏi mầm bệnh. EFSA cố tình chôn vùi các phát hiện đó. Thật không may cho họ, chúng tôi đã phát hiện ra điều đó trong một tạp chí khoa học ít được biết đến. Điều này đã buộc EFSA và các nhà hành pháp khác phải giải thích tại sao họ lại bỏ qua khả năng người tiêu dung có thể ăn hải các protein vi khuẩn chưa qua kiểm định. Danh sách các mối lo ngại đáng kể có tính khoa học về GMO chưa bao giờ hết. Ví dụ, có những sản phẩm GMO đang được đưa ra thị trường, như các loại sử dụng RNA chuỗi kép còn có nguy cơ rủi ro cao hơn thế nhiều (Latham and Wilson 2015).
*) Mục đích thực sự của GMO
Khoa học không phải là mặt trận duy nhất mà GMO có thể bị phán xét. Mục đích thương mại của GMO không phải là để cứu đói cho thế giới hay cải tiến trồng trọt. Hơn thế, chúng tồn tại là để gia tăng sở hữ trí tuệ-intellectual property (i.e quyền phát minh-patent right) đối với hạt giống và quá trình lai tạo cây và để lèo lái nông nghiệp theo hướng có lợi cho công việc kinh doanh nông nghiệp. Điều này được trả giá bằng tổn thất của nhà nông, của người tiêu dung và của cả tự nhiên. Như nhà nông tại Mỹ đã trại nhiệm sự gia tăng gấp 4 lần của giá hạt giống và các lựa chọn loại hạt giống bị thu hẹp đi kể từ sau sự xuất hiện của GMO (nguồn trong bài viết gốc). Cuộc chiến chống GMO không hề kém quan trọng. Nó ảnh hưởng tới tất cả chúng ta.
Tuy vậy, những quan ngại có tính khoa học cụ thể là rất cần thiết trong tranh luận. Tôi coi khoa học trong cuộc tranh luận chiếm một phần lớn bởi vì thật là trái xoáy khi vừa làm nghiên cứu lại vừa đưa ra những sự hoài nghi không chắc chắn mà công chúng, vừa là nhà tài trợ vừa là những người chịu hậu quả đã “ghi tên” mình trong đó.
Sự chỉ trích trong khoa học công nghệ thường rất khó khăn để được đưa ra. Mặc dù rất nhiều các học giả hưởng lợi từ nhiệm kỳ công tác và một mức lương lớn, nhưng sự hoài nghi của họ thì lại rất nhỏ bé. Đó là lý do tại sao quá trình đánh giá rủi ro GMO lại bị cắt gọt và sự lo ngại của công chúng lại ngày một tăng. Cho đến khi truyền thống khoa học đã mục ruỗng trong giới được sửa chữa, thì khi đó cả các nhà khoa học và công chúng sẽ hết nghi ngờ về việc GMO đáng ra nên không bao giờ được lọt ra khỏi khuân khổ phòng thí nghiệm.
(An earlier version of this article appeared at http://nutritionstudies.org/)
References
Bøhn, T, Cuhra, M, Traavik, T, Sanden, M, Fagan, J and Primicerio, R (2014) Compositional differences in soybeans on the market: Glyphosate accumulates in Roundup Ready GM soybeans. Food Chemistry 153: 207-215.
Droge W, Broer I, and Puhler A. (1992) Transgenic plants containing the phosphinothricin-N-acetyltransferase gene metabolize the herbicide L-phosphinothricin (glufosinate) differently from untransformed plants. Planta 187: 142-151.
Lantz S et al., (2014) Glufosinate binds N-methyl-D-aspartate receptors and increases neuronal network activity in vitro. Neurotoxicology 45: 38-47.
Latham JR and Wilson AK (2015) Off -¬ target Effects of Plant Transgenic RNAi: Three Mechanisms Lead to Distinct Toxicological and Environmental Hazards.
Mizuki, E, Et Al., (1999) Unique activity associated with non-insecticidal Bacillus thuringiensis parasporal inclusions: in vitro cell- killing action on human cancer cells. J. Appl. Microbiol. 86: 477–486.
Vachon V, Laprade R, Schwartz JL (2012) Current models of the mode of action of Bacillus thuringiensis insecticidal crystal proteins: a critical review. Journal of Invertebrate Pathology 111: 1–12.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.