ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Xẻng công binh – Vũ khí cận chiến đặc biệt lợi hại của người lính
Saturday, September 12, 2015 2:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Hồ sơ vũ khí) – Xẻng công binh là một thiết bị không thể thiếu trong trang bị của người lính.

Xẻng công binh có thể được sử dụng để đào công sự, hầm ẩn nấp, bệ bắn và cũng là một vũ khí cực kỳ nguy hiểm khi tự vệ và cận chiến.

  Xẻng công binh – Vũ khí cận chiến đặc biệt lợi hại của người lính - Ảnh 1

Vậy, xẻng công binh xuất hiện khi nào? Quân đội nào sử dụng đầu tiên để tác chiến? Các loại vũ khí nào là đối thủ cạnh tranh của nó? Chuyên gia quân sự Nga, nhà nghiên cứu về xẻng công binh, ông Vadim Shutikov đã giải thích các câu hỏi trên như sau:

Xẻng công binh xuất hiện khi nào?

Xẻng công binh cỡ nhỏ do một sĩ quan bộ binh Đan Mạch có tên là Mads Johan Buhom Linnemannom (1830-1889) chế tạo.

Ông tốt nghiệp trường quân sự cấp cao ngày 26/10/1849 và vào năm 1864 ông tham gia vào cuộc chiến tranh tại Alse (Chiến tranh Đan Mạch – Nga) với chức vụ là đại đội trưởng.

  Xẻng công binh – Vũ khí cận chiến đặc biệt lợi hại của người lính - Ảnh 2

Trong thời gian trên chiến trường, ông đã sáng chế ra xẻng đa năng, có thể sử dụng như là chảo, dao…

Ông Linnemannom được nhận quân hàm đại úy năm 1867 và năm 1869 ông được cấp bằng sáng chế phát minh.

  Xẻng công binh – Vũ khí cận chiến đặc biệt lợi hại của người lính - Ảnh 3

Xẻng công binh do ông Mads Johan Buhom Linnemannom chế tạo đã được đưa vào trang bị cho quân đội Đan Mạch năm 1870. Khi đó chỉ sản xuất 256 chiếc cho 1 tiểu đoàn và ba người mới được biên chế một chiếc.

  Xẻng công binh – Vũ khí cận chiến đặc biệt lợi hại của người lính - Ảnh 4

Năm 1871, ông Linnemannom đến Vienna, nơi ông bắt đầu sản xuất các phiên bản xẻng công binh của Áo. Sau đó, Quân đội Đế chế Nga đã đặt hàng 60.000 chiếc với giá 30.000 rúp.

Quân đội nào lần đầu tiên sử dụng xẻng công binh tác chiến?

Trong cuộc chiến tranh Nga – Thổ, lính Nga đã sử dụng những chiếc xẻng để giao đấu với lính Thổ Nhĩ Kỳ. Vũ khí này sau đó được sử dụng phổ biến hơn trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.

  Xẻng công binh – Vũ khí cận chiến đặc biệt lợi hại của người lính - Ảnh 5 Xẻng công binh là bạn của người lính

Các chỉ huy Hồng quân đã soạn thảo các chương trình đào tạo và bắt đầu huấn luyện lính mới các kỹ năng cận chiến bằng việc không chỉ sử dụng súng trường với lưỡi lê mà còn xẻng công binh.

  Xẻng công binh – Vũ khí cận chiến đặc biệt lợi hại của người lính - Ảnh 6

Chương trình huấn luyện sử dụng xẻng công binh tác chiến vẫn còn được lưu giữ dưới dạng các tài liệu văn bản khác nhau và đăng trong các tài liệu khoa học phổ biến.

Xẻng công binh có các đối thủ cạnh tranh nào?

Trong các trận đánh cận chiến thời chiến tranh thế giới thứ nhất, bên cạnh việc dùng xẻng còn sử dụng các loại dao rãnh xoắn, dùi cui, vũ khí tự chế hoặc sản xuất bằng phương tức công nghiệp. Dùi cui sử dụng đơn giản hơn xẻng.

  Xẻng công binh – Vũ khí cận chiến đặc biệt lợi hại của người lính - Ảnh 7

Sử dụng xẻng cần xác định vị trí tấn công và nếu đối phương mặc áo giáp bảo vệ hoặc đội mũ thì cần các kỹ năng khóe léo và động tác tấn công dứt khoát vào các khu vực không được phòng thủ trên người.

  Xẻng công binh – Vũ khí cận chiến đặc biệt lợi hại của người lính - Ảnh 8

Tuy nhiên, xẻng là vũ khí thông thường và đa năng của người lính. Nó được sử dụng để đào đất, làm chảo, khiên bảo vệ… Chính vì vậy, nó rất phù hợp cho việc sử dụng trong cận chiến.

Nguyễn Hoàng

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.