ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Bất lực nhìn Nga ở Syria, Mỹ ‘mất mặt’ với đồng minh Trung Đông
Monday, October 12, 2015 17:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Bình luận quốc tế) – Chính sách thiếu quyết đoán của Mỹ trong những năm qua đã tạo cơ hội để Nga can thiệp vào tình hình Syria, làm xói mòn lòng tin đối với các nước đồng minh Trung Đông.

Nhà báo Abdulrahman al-Rashed, người từng nắm giữ vị trí Tổng Giám đốc kênh truyền hình “Al Arabiya News Channel” mới đây đã đưa ra bình luận về mối quan hệ giữa Mỹ và các đồng mình Trung Đông trong bối cảnh Nga can thiệp quân sự ở Syria.

Theo ông al-Rashed, truyền thông Mỹ thời gian gần đây thường đưa ra những ý kiến, nhận định cho rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama đã sai lầm trong việc tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng Syria ngay từ bước đầu tiên.

  Bất lực nhìn Nga ở Syria, Mỹ 'mất mặt' với đồng minh Trung Đông - Ảnh 1

Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc gặp với Bộ trưởng Nội vụ Saudi Arabia, Thái tử Mohammed bin Nayef hồi tháng 5/2015.

Đa số những nhận định này đề cập đến sự vắng mặt của người Mỹ trong khu vực, tạo cơ hội để Nhà nước Hồi giáo (IS) trỗi dậy trong khi Hezbollah, Iran và Nga can thiệp vào Syria.

Cựu cố vấn cấp cao của Obama về Trung Đông Dennis Ross bình luận trên tờ Washington Post rằng: “Tổng thống luôn kiên định về vấn đề Syria. Ngay cả khi tôi còn đảm nhận nhiệm vụ, ông Obama đã nói rõ rằng không muốn nước Mỹ bị lôi kéo vào cuộc xung đột ở đây”.

Nỗi lo lắng về chiến tranh cũng là một lý do thúc đẩy các quốc gia vùng Vịnh. Kể từ cuộc nổi dậy mùa xuân Ả Rập, các nước này đã nhận ra rằng, không nên tiếp tục can thiệp để tránh tạo ra thêm mối đe dọa cũng như khiến cho khu vực rơi vào vòng xoáy chiến tranh. Một khu vực hỗn loạn sẽ reo rắc chủ nghĩa khủng bố, dẫn đến làn sóng khủng hoảng người tị nạn.

Ông Ross cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ cùng Saudi và Qatar nên thiết lập vùng an toàn cho người tị nạn ở khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria. Khu vực này nằm dưới sự bảo vệ của không quân NATO, Ankara bảo vệ dưới mặt đất còn các nước vùng Vịnh hỗ trợ về mặt tài chính. Tuy nhiên, theo nhà báo al-Rashed, dường như đã là quá muộn cho bất kỳ sáng kiến nào của Mỹ về vấn đề Syria.

Rõ ràng, nước Mỹ dưới thời Tổng thống Obama đã không muốn can thiệp vào tình hình Trung Đông kể từ khi triển khai kế hoạch rút quân khỏi Iraq. Trên lý thuyết, lựa chọn giải pháp tránh xa rắc rối là điều đơn giản nhưng đối với một cường quốc đặt nhiều lợi ích trên thế giới, chính sách này rõ ràng đã khiến Mỹ phải trả giá.

Theo ông al-Rashed, thời điểm 4 năm về trước có lẽ không ai có thể nghĩ đến khả năng chiến đấu cơ Su-34 tối tân của Nga cùng tranh giành bầu trời ở Syria với máy bay F-16 Mỹ như một kịch bản tồi tệ nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh.

Nga hay Iran giờ đây đã nhận ra rằng, Mỹ không bao giờ muốn thực sự giải quyết cuộc khủng hoảng ở quốc gia này một cách nghiêm túc. Ngay cả khi hỗ trợ lực lượng đối lập vũ khí, Washington cũng không có những động thái kiềm chế quân đội Syria.

Mỹ ít nhất cũng nên hỗ trợ kế hoạch quân sự cho các nước đồng minh, như Saudi Arabia hay Thổ Nhĩ Kỳ, để tạo điều kiện cho phe đối lập ôn hòa gây sức ép khiến Damascus phải thay đổi, theo ông al-Rashed.

Những quốc gia này sẵn sàng cung cấp tài chính để Mỹ xây dựng kế hoạch khi giá dầu còn ở mức hơn 100 USD/thùng. Nhưng giờ đây giá dầu đã chạm đáy, các nước Trung Đông không còn có thêm nguồn tài chính cũng như việc ngày càng mất lòng tin với Mỹ sau thỏa thuận hạt nhân Iran.

Thỏa thuận hạt nhân với Mỹ đã tạo thời cơ để Iran mở rộng tầm ảnh hưởng cũng như các hoạt động quân sự ở Bahrain, Syria và Yemen. Các nước đồng minh Trung Đông không còn cách nào khác ngoài việc phải tự mình giải quyết các rắc rối này nhằm đảm bảo an ninh và cân bằng trong khu vực.

Tương lai là điều mà khó ai có thể đoán trước nhưng với những chính sách đối ngoại có phần thận trọng, bỏ mặc đồng minh Trung Đông trong những năm qua, Mỹ đã và đang khiến cho tình hình trở nên xấu đi.

Trong quá khứ, các đồng minh của Mỹ sẵn sàng tham gia vào những cuộc chiến tranh do Washington phát động. Họ hỗ trợ hoạt động của Mỹ ở Afghanistan, chiến tranh ở Iraq, truy quét al-Qaeda hay góp phần kiềm chế Iran trên phương diện kinh tế và tài chính.

Giờ đây, thách thức lớn nhất của Mỹ không phải buộc Nga ngừng can thiệp quân sự vào Syria mà nhằm thuyết phục các đồng minh Trung Đông theo đuổi bất kỳ kế hoạch nào khác do Washington khởi xướng.

Lòng tin giữa Mỹ và các đồng minh Trung Đông đã bị xói mòn đến mức để có thể khôi phục lại như trước, đòi hỏi một nỗ lực rất lớn và không hề dễ dàng.

*Nội dung bài viết phản ánh quan điểm và phân tích của cá nhân nhà báo Abdulrahman al-Rashed. Thông tin chỉ có giá trị tham khảo, nghiên cứu, giúp độc giả có thêm những nhận định, đánh giá đa chiều, đa cạnh về sự kiện đang được cả thế giới quan tâm.

Đăng Nguyễn

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.