ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Can thiệp vào Syria, ông Putin đã rút ra bài học từ Afghanistan?
Tuesday, October 6, 2015 19:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Bình luận quốc tế) – Để không gặp phải Afghanistan phiên bản 2.0 ở Syria, Tổng thống Nga Putin sẽ phải cân đối giữa nguồn nhân lực và tài nguyên hạn chế cũng như thách thức đến từ Mỹ và Saudi Arabia.

Mùa thu năm 1979, chính trị gia Yuri Andropov (sau này là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và Chủ tịch KGB) đã hối thúc Điện Kremlin can thiệp quân sự vào Afghanistan.

Ở thời điểm đó, chính quyền Afghanistan thân Liên Xô đang đánh mất quyền kiểm soát đất nước vào tay những người mujahedeen.

Ông Andropov cảnh báo một Afghanistan thất thủ sẽ tạo nên vòng xoáy bất ổn ở khu vực Trung Á. Từng thành công trong việc dập tắt bạo loạn ở Hungary năm 1956, ông Andropov tin rằng Liên Xô sẽ giành chiến thắng dễ dàng ở Afghanistan.

  Can thiệp vào Syria, ông Putin đã rút ra bài học từ Afghanistan? - Ảnh 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) bắt tay với Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Nhưng thế giới Hồi giáo không đơn giản như ở Đông Âu. Liên Xô đã vấp phải làn sóng phản ứng mạnh mẽ của phe đối lập Hồi giáo ở Afghanistan.

Vài ngày sau khi lực lượng lính dù Liên Xô kiểm soát Kabul, nhà vua Saudi Arabia, Fahd tuyên bố sẽ hỗ trợ cho các hoạt động phản kháng của những người mujahedeen trước hành động gây hấn của Liên Xô.

Hoàng tử Salman, thống đốc của tỉnh Riyadh khi đó được giao nhiệm vụ gây quỹ bí mật, ước tính khoảng 10 triệu USD để hỗ trợ mujahideen và đồng minh Pakistan.

Trong khi đó, Liên Xô chưa bao giờ có thể tập trung toàn lực vào cuộc chiến. Trong giai đoạn cao trào, chỉ có khoảng 100.000 binh sĩ hiện diện ở Afghanistan. Sau này khi giữ chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, ông Andropov đã mở rộng cuộc chiến nhưng chưa bao giờ có thể thành công.

Hàng triệu người Afghanistan phải sơ tán đến Pakistan và Iran, ít nhất một triệu người thiệt mạng nhưng những người mujahedeen đã không bị đánh bại. Sau khi ông Andropov qua đời vài năm, Mikhail Gorbachev mới quyết định rút quân đội khỏi Afghanistan.

Giống như những gì xảy ra ở Afghanistan trong quá khứ, chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad hiện là đồng minh với Nga từ kể từ năm 1970 và cũng đang bế tắc trong việc giành lại lãnh thổ từ tay phe đối lập và cá các nhóm Hồi giáo cực đoan.

Tuy vậy, Syria có những nét khác biệt rõ rệt so với Afghanistan. Đầu tiên, ông Putin rõ ràng chỉ muốn hỗ trợ chính phủ Hồi giáo Alawite tránh khỏi khả năng sụp đổ chứ không phải toàn bộ lãnh thổ Syria.

Khu vực Latakia và cảng Tartus là ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Nga. Tầm ảnh hưởng của cộng đồng người Alawite trải dài từ Damascus cho đến Aleppo nhưng bị cô lập đối với phần còn lại của Syria. Ngay cả viễn cảnh chiếm lại những vùng đất này cũng khó có thể đạt được trong khi quân đội Syria đã suy yếu còn Nga chỉ dựa vào không kích.

So với cựu lãnh đạo KGB Andropov, ông Putin ngày nay can thiệp vào cuộc nội chiến ở Syria với sự ủng hộ của các đồng minh. Iran, Hezbollah hay dân quân người Shiite ở Iraq vốn đã chiến đấu cùng ông Assad nhiều năm qua.

Tổng thống Nga cũng không phải bận tâm đến kẻ thù Pakistan trong quá khứ. Dưới thời cựu Tổng thống Zia ul-Haq, Islamabad đã huấn luyện, cung cấp vũ khí và nơi trú ẩn an toàn cho những người mujahedeen. Ngày nay, Jordan hay Thổ Nhĩ Kỹ đều đã bày tỏ quan điểm không theo đuổi chính sách cứng rắn đối với vấn đề Syria như Pakistan đối với Afghanistan.

Thách thức của ông Putin đến từ Saudi Arabia khi Riyadh vẫn luôn khẳng định rằng, ông Assad phải từ chức. Thái tử Mohammed bin Nayef đã được giao nhiệm vụ giải quyết vấn đề Syria.

Vua Salman sau khi lên nắm quyền đã sẵn sàng chi hàng tỷ USD để loại bỏ ông Assad còn thái tử Nayef đã có nhiều kinh nghiệm trong môi trường chiến tranh bí mật.

Trong cuộc chiến tranh Afghanistan, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã tuyên bố dứt khoát nhưng âm thầm hỗ trợ Pakistan và Saudi Arabia. Chỉ chưa đầy 2 tuần sau khi Liên Xô kiểm soát Kabul, các trang thiết bị vũ khí đầu tiên của CIA đã được chuyển tới Karachi.

Tổng thống Mỹ Barack Obama trong khi đó phải đối diện với một thách thức khó khăn hơn ở Syrira. Ông Obama muốn ưu tiên chống Nhà nước Hồi giáo IS và al-Qaeda.

Để cụ thể hóa điều này, Mỹ cố gắng đào tạo nhóm các chiến binh nổi dậy ôn hòa nhưng đã không thành công. Washington n chỉ có thể dựa vào Saudi Arabia để duy trì đối trọng với Moscow ở Syria.

Đăng Nguyễn (theo al-Monitor)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.