ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Để sau TPP là những ngày vui
Friday, October 9, 2015 7:57
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Phía sau những cơ hội lớn của doanh nghiệp Việt Nam khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) kết thúc đàm phán là những thách thức không nhỏ.

  Để sau TPP là những ngày vui - Ảnh 1

TPP mang lại những cơ hội lớn và thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp Việt Nam.

Mặc dù chưa thể công bố toàn bộ thông tin về TPP cho báo giới song những chia sẻ được cho là khá cởi mở của Thứ trưởng Trần Quốc Khánh – Trưởng đoàn đàm phán cho thấy ‘Việt Nam có thể là nước hưởng lợi nhiều nhất” trong 12 nước tham gia TPP.

“TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025,” ông Khánh nói tại buổi họp báo công bố về Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương chiều 9/10.

Theo ông Khánh, với ưu thế về dân số trẻ, nền kinh tế đang phát triển năng động và môi trường chính trị ổn định, Việt Nam được các nước tham gia đàm phán TPP đánh giá cao.

“Việt Nam đã chứng tỏ là một quốc gia năng động, có môi trường chính trị ổn định và đang có vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực, là một đối tác quan trọng trong hiện tại và tương lai, có thể giúp tăng ảnh hưởng của TPP,” ông Khánh nói.

Đánh giá về những thuận lợi từ việc gia nhập thành công TPP, ông Khánh cho rằng, TPP sẽ tạo ra cú hích lớn cho xuất khẩu.

“Việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hoá của Việt Nam sẽ tạo “cú hích” lớn,” ông Khánh cho hay.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng được lợi từ chuỗi cung ứng mới, được hình thành sau khi TPP có hiệu lực. Theo ông Khánh với mục tiêu biến Việt Nam trở thành một trong những “cứ điểm quan trọng trong chuỗi sản xuất” của mình, nhiều tập đoàn, công ty lớn đã “cân nhắc” những khoản đầu tư lớn vào Việt Nam.

TPP cũng như WTO trước đây là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam tiếp tục “hoàn thiện thể chế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường” và giúp “quản trị minh bạch” môi trường kinh doanh trong nước, theo nhận định của ông Khánh.

Mặc dù khá hân hoan trước kết quả đàm phán và tin rằng TPP đã mở ra một vận hội mới cho nền kinh tế song ông Trần Quốc Khánh cũng nhấn mạnh rằng “không nên lạc quan quá mức”.

Đừng quá phụ thuộc vào cảm xúc

Thực tế những ngày qua, những lợi ích mà TPP có thể mang lại đã được nói đến rất nhiều song cũng như WTO, TPP chỉ mang lại cơ hội chứ không trực tiếp mang lại lợi ích. Mà cơ hội thì luôn đi kèm thách thức, để biến nó thành lợi ích thiết thực.

Từng là trưởng đoàn đàm phán Việt Nam gia nhập WTO gần 10 năm trước, ông Trương Đình Tuyển hiểu khá rõ điều này. Có mặt tại họp báo Bộ Công thương chiều nay, ông Tuyển được báo giới chú ý săn đón, nhưng vì nhiều lẽ, ông Tuyển không nói nhiều về TPP mà chỉ bày tỏ sự lo lắng trước vận hội mới.

“TPP mang đến cơ hội song cơ hội không tự biến thành lợi ích, không tự biến thành sức mạnh của thị trường” ông Tuyển nói.

Bày tỏ nỗi lo cho doanh nghiệp trước sức ép cạnh tranh vô cùng lớn khi vào TPP song theo ông Tuyển khi chịu sức ép thì doanh nghiệp buộc phải vươn lên chứ không như bộ máy nhà nước. “Bộ máy nhà nước trì trệ rất nguy hiểm,” ông Tuyển nói.

Theo ông Tuyển, nhiều công bố cho thấy nhờ TPP, xuất khẩu và tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng mạnh là không sai nhưng cần xem xét, đánh giá các khả năng một cách thấu đáo.

Chia sẻ đầy kinh nghiệm, ông Tuyển cho rằng chúng ta đang sống trong quá nhiều cảm xúc, giống như khi mới vào WTO.

“Phải hết sức bình tĩnh, không nên sống nhiều quá vào cảm xúc”, ông Tuyển nói.

Hoàng Hưng

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.