ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Hé lộ chiến lược truyền thông mà Nga áp dụng ở Syria
Friday, October 30, 2015 21:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Tình hình chiến sự ở Syria) – Các phương tiện truyền thông Nga đã học hỏi chiến lược thông tin của Mỹ trong chiến tranh, tập trung khai thác những khía cạnh mà người dân Nga quan tâm.

Tròn một tháng kể từ khi bắt đầu chiến dịch không kích ở Syria, truyền thông Nga đã đăng tải hình ảnh các chiến đấu cơ lần lượt cất cánh trên bầu trời Syria, công bố những đoạn video ném bom mục tiêu khủng bố.

Các phóng viên chiến trường Nga với trang phục chống đạn và mũ cối đã mạo hiểm tác nghiệp ở tiền tuyến, phỏng vấn binh sĩ Syria và người dân địa phương với những phong cách riêng. Điều này giống như những gì mà quân đội Mỹ từng áp dụng với các kênh truyền thông trong các cuộc chiến tranh.

Áp dụng mô hình truyền thông của Mỹ

  Hé lộ chiến lược truyền thông mà Nga áp dụng ở Syria - Ảnh 1

Phóng viên Nga đưa tin từ khu vực gần Palmyra, Syria.

Cuộc chiến chống khủng bố ở Syria đánh dấu lần đầu tiên quân đội Nga chiến đấu ở Trung Đông kể từ cuộc chiến Afghanistan những năm 1980. Ở thời điểm đó, truyền hình Nga chủ yếu đưa những thông điệp chính trị, né tránh bất kỳ thông tin nào liên quan đến tình hình giao tranh hay con số thương vong.

Kể từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh, Lầu Năm Góc đã đưa ra ý tưởng kết hợp các phóng viên với lực lượng quân sự. Ngày nay Điện Kremlin đã áp dụng chiến lược này một cách hiệu quả, cho phép các nhà báo đến Syria đưa tin thực tế nhưng vẫn kiểm soát ở một số khía cạnh nhất định.

Các tin tức về tình hình chiến sự ở Syria thường xoay quanh tuyên bố của Bộ Quốc phòng hay Điện Kremlin, tiếp đó là hình ảnh các phóng viên đưa tin ngay ở tiền tuyến, mô tả cảnh binh sĩ và người dân Syria chiến đấu chống lại khủng bố. Cuối cùng, truyền thông Nga sẽ phỏng vấn các chuyên gia nhằm phân tích sâu hơn về tình hình ở Syria.

“Chỉ có một kênh thông tin chính thống nhưng nó đã phác họa một cách chân thực, đầy đủ nhất về cuộc chiến, đặc biệt trên truyền hình”, ông Sergei Strokan, nhà bình luận quan hệ quốc tế của tờ nhật báo Kommersant cho biết.

Trang mạng Russia Today (RT) thuộc cơ quan thông tấn của chính phủ Nga đã hướng đến cách tiếp cận mới này. Nhắm đến đối tượng là độc giả nước ngoài, RT tập trung phản hồi những cáo buộc, chỉ trích của phương Tây, đặc biệt với tuyên bố cho rằng không quân Nga tấn công thường dân.

“Truyền thông Nga đang tập trung đưa tin về tình hình Syria hiện nay với tần suất dày đặc. Mục đích chính nhằm phác họa một nước Nga đang chiến đấu vì chóng khủng bố còn Mỹ chỉ gây nên tình trạng hỗn loạn”, ông Nikolai Svanidze, nhà sử học Nikolai Svanidze, thành viên của Phòng Công chúng thuộc cơ quan cố vấn quốc gia chia sẻ.

Truyền tải thông điệp mà người dân Nga quan tâm

  Hé lộ chiến lược truyền thông mà Nga áp dụng ở Syria - Ảnh 2

Một nhóm phóng viên Nga tác nghiệp ở Syria.

Theo nhận định của nhà phân tích Strokan, vẫn còn những khía cạnh mà truyền thông Nga vì nhiều lý do đã không chính thức đề cập đến.

“Vẫn còn đó những câu hỏi không được nhắc đến, như việc liệu có dân thường thiệt mạng trong khi máy bay Nga tham gia không kích chống khủng bố. Nga đã bác bỏ những thông tin này mà không tiến hành xác minh”, ông Strokan nhận định.

Chi phí cho cuộc chiến ở Syria cũng không được truyền thông nhà nước Nga nhắc đến, dù thông tin này đã được các nhà báo phương Tây phân tích.

Ông Andrei Bystrisky, trưởng khoa nghiên cứu về truyền thông tại trường Cao học Kinh tế Moscow cho rằng, các kênh truyền thông Nga thậm chí còn có phần đa dạng hơn phương Tây. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được hoàn thiện.

“Nước Nga đang phát triển, bao gồm cả phương tiện truyền thông. Các kênh thông tin không ngần ngại đề cập đến những câu hỏi khó khăn, chỉ là họ muốn đăng tải những thông điệp mà người dân Nga quan tâm”.

Hành động can thiệp quân sự ở Syria không phải là điều đa số người dân Nga tán thành. Nhưng chiến địch không kích giới hạn, không sử dụng bộ binh được các kênh truyền thông đăng tải đã đem đến yếu tố tích cực.

“Sau khi chiến dịch không kích được tiến hành, 54% người dân Nga bày tỏ quan điểm ủng hộ, 66% vẫn phản đối việc can thiệp quân sự trên bộ”, Phó giám đốc của Trung tâm Levada Alexei Grazhdankin cho biết.

“Phương Tây đang nhầm lẫn về lý do vì sao người dân Nga ủng hộ ông Putin. Họ tin tưởng vào nhà lãnh đạo đã khẳng định tầm ảnh hưởng của Nga trên trường quốc tế”, người dẫn chương trình nổi tiếng về quan hệ quốc tế ở Nga, Posner chia sẻ. Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Nga Putin đạt mức cao kỷ lục gần 90% đã minh chứng điều này.

Đăng Nguyễn (theo The Christian Science Monitor)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.