ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Lật bài ngửa ở Trung Đông, Mỹ ném Iraq vào giữa hai luồng ảnh hưởng
Thursday, October 22, 2015 20:09
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Bình luận quốc tế) – Thay vì buộc phải lựa chọn giữa Mỹ hoặc Nga, Iraq có thể đóng vai trò trung gian, tạo cơ hội để Washington và Moscow cùng hợp tác chống khủng bố ở Trung Đông.

Vài ngày trước khi Nga tiến hành chiến dịch chống khủng bố ở Syria, Baghdad bất ngờ công bố thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo nhằm chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) giữa Iraq với Nga, Iran và Syria

Ngày 1/10, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói rằng, Moscow sẵn sàng tiến hành không kích nhằm vào các mục tiêu IS ở Iraq. Các nghị sĩ Iraq hối thúc Thủ tướng Haidar al-Abadi kêu gọi Nga không kích cả ở quốc gia này.

  Lật bài ngửa ở Trung Đông, Mỹ ném Iraq vào giữa hai luồng ảnh hưởng - Ảnh 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) trong cuộc gặp với Thủ tướng Iraq Haidar al-Abadi.

Tuy nhiên, Mỹ ngày 20/10 đã đưa ra tối hậu thư buộc Iraq phải lựa chọn giữa Mỹ hoặc Nga để giúp chống phiến quân IS. Tối hậu thư được đưa ra trong bối cảnh Iraq đang có dấu hiệu “ngả về phía Nga”, sau khi chứng kiến những đợt không kích hiệu quả của Moscow ở Syria.

Việc Iraq xích lại gần hơn với Nga cũng sẽ tạo điều kiện để Moscow tăng cường gửi vũ khí cho Baghdad, bao gồm các máy bay ném bom nhằm hỗ trợ việc tái cấu trúc quân đội Iraq, theo thỏa thuận đã ký giữa hai bên vào ngày 31/8.

Lựa chọn khó khăn của Iraq

Mặc dù các đảng phái chính trị và người dân Iraq đã bày tỏ yêu cầu quân đội và lực lượng an ninh nước này hợp tác với Nga giống như một đồng minh, chính phủ Iraq không hề dễ dàng đưa ra quyết định.

Bởi trong nội bộ chính trị Iraq vẫn còn chia rẽ về vấn đề này. Iraq lo ngại nếu như tăng cường hợp tác với Nga sẽ khiến cho nước này đánh mất sự ủng hộ từ đồng minh Mỹ.

Lực lượng Liên minh Quốc gia người Sunni cho rằng: “Liên minh quân sự mới có thể gây nhẫm lẫn trong vấn đề chính trị, làm gia tăng căng thẳng giữa các quốc gia trong khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Kuwait và Jordan”.

Cho đến nay, ông Abadi dường như vẫn ngần ngại trước áp lực từ lực lượng quân đội và các đảng phái người Shiite. “Liên minh Baghdad, Damascus, Tehran và Moscow là yếu tố cần thiết, mở ra cơ hội để Nga tăng cường tham gia chống IS tại Iraq”, lực lượng này tuyên bố.

Thủ tướng Iraq Abadi không muốn liều lĩnh trong mối quan hệ với phương Tây ở thời điểm nhạy cảm này. Ông Abadi đã đặt ra giới hạn trong việc hợp tác tình báo và thương mại quân sự với Nga cũng như tránh để mất đồng minh chiến lược Hoa Kỳ.

Ông Abadi có lý do để lo ngại vì tình hình chính trị ở Iraq hết sức nhạy cảm. Iraq không thể chấp nhận tiếp tục chia rẽ nội bộ, tạo cơ hội cho các tổ chức khủng bố trỗi dậy. Hơn nữa, ông Abadi chưa hoàn toàn tin tưởng vào liên minh với Nga, như một giải pháp thay thế cho phương Tây trong cuộc chiến chống IS.

Thủ Tướng Iraq cũng không hề mong muốn đất nước trở thành chiến trường trong cuộc xung đột lợi ích giữa các siêu cường, vốn sẽ chỉ đem đến những hậu quả thảm khốc.

Iraq gắn kết Nga-Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố

Như một hệ quả tất yếu, Iraq đang phải đứng trước những thách thức trong việc dàn xếp các mối quan hệ quốc tế bên cạnh cuộc chiến chống khủng bố. Một giải pháp đem lại hiệu quả hơn cho Iraq nếu như ông Abadi có thể gắn kết liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu và liên minh của Nga.

Điều này nếu trở thành hiện thực sẽ đặt nền móng cho một giải pháp hòa bình toàn diện ở Trung Đông trong tương lai. Theo đó, Iraq cần phải sử dụng vai trò ngoại giao và thúc đẩy mong muốn cùng hợp tác chống IS của Nga-Mỹ.

Nhiệm vụ như vậy đòi hỏi Iraq phải vận dụng khả năng của bản thân, với tầm quan trọng của lịch sử và sự sẵn sàng để giải quyết cuộc khủng hoảng trong khu vực, đưa Mỹ-Nga hướng đến tầm nhìn chung.

Nếu như trước đây Iraq không thể đóng vai trò trung gian trong mâu thuẫn giữa Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và các nước vùng Vịnh thì giờ đây, sự trỗi dậy của IS đã tình hình trong khu vực hoàn toàn thay đổi.

Cơ hội phụ thuộc vào sự quyết định thống nhất trong nội bộ chính trị Iraq, rằng Baghdad liệu có nên khoanh tay đứng nhìn trong cuộc chiến chống khủng bố hoặc tận dụng mọi cơ hội có thể, để thu hút sự ủng hộ từ các quốc gia nước ngoài nhằm chiến đấu chống IS.

Đăng Nguyễn (theo al-Monitor)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.