ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Lọc nước Kangaroo ‘gieo rắc’ niềm tin chữa bệnh là vi phạm pháp luật
Wednesday, October 28, 2015 0:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


“Quảng cáo của tập đoàn Kangaroo vi phạm nghiêm trọng Luật quảng cáo và có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh”, luật sư Đỗ Hữu Đĩnh nhận định.


  Lọc nước Kangaroo 'gieo rắc' niềm tin chữa bệnh là vi phạm pháp luật - Ảnh 1

Quảng cáo máy lọc nước trên website tập đoàn Kangaroo

Viện dẫn vào “Thông báo kết quả thử nghiệm lâm sàng máy lọc nước RO Kangaroo” mà người ký thông báo kết quả này là Giám đốc Bệnh viện Tim, PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, tập đoàn Kangaroo đã rầm rộ quảng cáo trên các phương tiện truyền thông nhằm lôi kéo khách hàng và “gieo rắc” tâm lý chữa bệnh cho rất nhiều người.

Kết quả nghiên cứu hay cái cớ để “đánh bóng” sản phẩm

Ngày 01/10/2015 với tiêu chí “hợp tác nghiên cứu khoa học” giữa Bệnh viện Tim Hà Nội và Tập đoàn Kangaroo, Bệnh viện Tim Hà Nội đã ra thông báo kết quả thử nghiệm lâm sàng máy lọc nước RO Kangaroo.

Theo đó, Bệnh viện này đề xuất bệnh nhân nên dùng máy lọc nước RO Kangaroo tại gia đình. Người có nguy cơ nhiễm mỡ máu cao ở tuổi trung niên có thể sử dụng máy lọc nước như một phương pháp hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa rối loạn mỡ máu.

Chưa cần biết tính xác thực của nghiên cứu này nhưng chỉ với một thông báo mang tính chất đề xuất mà Tập đoàn Kangaroo đã vội vàng viện dẫn nó như một “chứng cứ khoa học” để đánh bóng tên tuổi sản phẩm của mình. Thậm chí, trong cách quảng cáo của Tập đoàn này đã có sự cắt xén để nhiều người nhầm tưởng lọc nước RO Kangaroo có thể chữa khỏi bệnh.

Trước vụ việc trên, GS.TS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam khẳng định với báo chí: Quảng cáo về máy lọc nước Kangaroo có tác dụng “ngăn ngừa mỡ máu” là chuyện hoang tưởng, gây tâm lý hoang mang trong xã hội. Hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy uống nước OPR Omega (nước lọc) mà làm giảm huyết áp, mỡ máu”.

  Lọc nước Kangaroo 'gieo rắc' niềm tin chữa bệnh là vi phạm pháp luật - Ảnh 2

Quảng cáo lọc nước Kangaroo

GS Việt cũng cho rằng: Nghiên cứu của BV Tim Hà Nội chỉ thực hiện với 20 bệnh nhân, tỉ lệ giảm chỉ từ 0,91% đến 0,96% (dưới 1%) thì hoàn toàn không có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. “Thông tin BV Tim Hà Nội đưa ra không đúng sự thật, thổi phồng và gây hiểu nhầm cho người dân. BV đưa kết quả ấy cho nhà sản xuất, để họ quảng cáo rầm rộ là vô trách nhiệm với người bệnh”.

Quảng cáo ngăn ngừa mỡ máu Kangaroo là trái luật

Trao đổi với PV liên quan đến vụ việc, luật sư Đỗ Hữu Đĩnh, giám đốc công ty Luật TNHH Việt Kim, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho rằng: “Quảng cáo của Tập đoàn Kangaroo vi phạm nghiêm trọng Luật quảng cáo và có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh. Hành vi “lợi dụng” những chứng nhận Bệnh viện tim Hà Nội để gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng đã được quy định cấm trong Luật quảng cáo. Theo đó, Quảng cáo lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng có thể bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng (Nghị định số 19/2012/NĐ-CP ngày 16/03/2012 của Chính Phủ ban hành quy đinh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vưc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng)”.

  Lọc nước Kangaroo 'gieo rắc' niềm tin chữa bệnh là vi phạm pháp luật - Ảnh 3

  Lọc nước Kangaroo 'gieo rắc' niềm tin chữa bệnh là vi phạm pháp luật - Ảnh 4

Quảng cáo lọc nước Kangaroo 54 Trường Chinh

“Việc tập đoàn Kangaroo cố tình đưa lên banner quảng cáo rằng sản phẩm của mình có thể ngăn ngừa mỡ máu thực tế thì không phải vậy là hành vi gian dối, đánh lừa người tiêu dùng. Thực chất, sản phẩm lọc nước của Kangaroo không phải là thuốc và không có tác dụng chữa bệnh cũng như phòng bệnh”, luật sư Đĩnh phân tích thêm.

Cũng theo luật sư Đỗ Hữu Đĩnh, hành vi của tập đoàn Kangaroo còn có thể bị xử phạt theo quy định của Luật cạnh tranh: “Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh ghi rõ: Doanh nghiệp có hành vi bắt… đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về giá, số lượng, chất lượng, công dụng, thời gian bảo hành… mức phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 140 triệu đồng”.

Băng Tâm

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.