ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Mắt huyền
Friday, October 23, 2015 8:54
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Trong những giai điệu nhạc quốc tế nổi tiếng có một giai điệu mà không hiểu vì sao ở Việt Nam chỉ có thể nghe nhạc không lời. Nó đã du nhập vào Việt Nam từ rất lâu, ngay ở miền Bắc người ta đã chơi nhạc đám cưới, độc tấu guitar…thì có nhưng không nghe hát lời Việt bao giờ?! Đó là bản “Mắt huyền”, mà chắc hẳn các bạn đã quá quen thuộc với tên gọi “Dark Eyes”:
B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1hSGx2a3RXNGNtay9WaW1zZndPMWFaSS9BQUFBQUFBQVptby9OanBXdjlnY3phOC9zMzIwL00lMjVFMSUyNUJBJTI1QUVUJTJCSFVZJTI1RTElMjVCQiUyNTgwTi5qcGc=
Paul Mauriat:

André Rieu:
Đã một thế kỷ rưỡi nay người ta có thể nghe và gặp “Mắt huyền” khắp nơi trên thế giới, từ phòng hòa nhạc đến ngoài đường phố:
Bởi tôi có viết về lịch sử mấy bài hát Nga nên có nhiều bạn FB cứ nhắn nhủ tại sao không viết về bài hát quá nổi tiếng này, khó từ chối quá, nhưng viết sao đây khi nó không hẳn là bài hát Nga, nhất là trong hoàn cảnh chính trị Nga-Ukraina khá “nhạy cảm” này? Mà không viết thì lại càng nhiều người lầm tưởng đó là nhạc Nga nữa, cũng không phải lẽ…”Đấu tranh tư tưởng” mãi rồi tặc lưỡi, thôi viết một lần cho xong “sứ mệnh”!
Lịch sử bài hát dẫn dắt ta đến vùng đất Ukraina, Yevhen Pavlovych Hrebinka (theo tiếng Nga thì lại đọc là “Evgeniy Grebionka”) là một nhà thơ, nhà văn lớn (1812-1848). Trong cuộc đời khá ngắn ngủi ông chỉ có ba người phụ nữ: mối tình đầu Mariana, người vợ Maria và con gái Nadezda. Hạnh phúc xa vời…
Mariana là em gái người bạn, họ quen nhau khi chàng 19 tuổi, tốt nghiệp trung học cùng một trường với những tài năng văn học tương lai như Gogol, Zabila…nhưng giỏi và nổi tiếng sớm nhất trên văn đàn vẫn là Hrebinka. Biết cô bé mơ ước lấy chồng sỹ quan, chàng ghi tên vào lính ngay, nhưng trung đoàn của chàng nhanh chóng bị giải thể, thế là lại phải về quê. Con trai nhà nông dân với bảy anh em, Hrebinka ngượng ngùng trước cô gái là con nhà bác sỹ giàu có, thế nên chàng ít gặp nàng, mà chỉ dành thời gian làm thơ, viết văn, rồi quyết định về thủ đô Sant-Peterburg để “nên người”, cho xứng đáng với gia thế nhà nàng. Hrebinka và Mariana đã trao nhẫn trước khi chàng ra đi, thế nhưng khi chàng đang ngập đầu trong thơ văn, sách vở, in ấn… thì nàng thơ ở nhà nhanh chóng lấy một tay chồng giàu có! Chàng chỉ được biết chuyện đó qua một bức thư của anh bạn, và thế là hai tháng trời liền nhà thơ nằm liệt trong bệnh viện!
11 năm sau Hrebinka mới có thể nguôi ngoai được phần nào sau mối tình đầu, khi nhà thơ đã rất nổi tiếng này từ thủ đô về thăm quê tại Ukraina để viếng mộ cha, và ở nhà người quen là bạn của cha, gặp cô cháu gọi người đó bằng ông, Maria mới 15 tuổi, sống với ông vì mất cả cha lẫn mẹ (hãy lưu ý rằng khi đó cả Nga và Ukraina cùng nằm trong một đế chế của Sa Hoàng). Nhà thơ bị cô bé đồng hương hớp mất hồn vía, thế là còn trở về quê nhiều lần nữa, cho đến khi người ông đồng ý cho cháu gái lấy chồng. Và một trong những lần về lại quê hương đó Hrebinka đã viết nên bài thơ nổi tiếng nhất của mình-“Mắt huyền”:
“Очи чёрные, очи страстные,
Очи жгучие и прекрасные!
Как люблю я вас, как боюсь я вас!
Знать, увидел вас я в недобрый час!
Ох, недаром вы глубины темней!
Вижу траур в вас по душе моей,
Вижу пламя в вас я победное:
Сожжено на нём сердце бедное.
Но не грустен я, не печален я,
Утешительна мне судьба моя:
Всё, что лучшего в жизни Бог дал нам,
В жертву отдал я огневым глазам!
Ох, не видал бы вас, не страдал бы так,
Я прожил бы жизнь припеваючи.
Вы сгубили меня, очи чёрные,
Унесли навек моё счастие
Очи чёрные, жгуче пламенны!
И манят они в страны дальние,
Где царит любовь, где царит покой,
Где страданья нет, где вражде запрет!…”
Bởi vì tìm mãi không ra bản dịch nào nên tôi mạo muội tự dịch vậy (có thể chưa hay nhưng chắc không phải đồ “chôm” nhé…):
“Mắt huyền ơi, cặp mắt huyền đắm đuối
Đang ánh lên cháy bỏng đến tuyệt vời
Tôi yêu lắm, lại vô cũng sợ hãi
Khi mỗi lần nhìn vào mắt em tôi
Em hãy biết tôi đã nhìn em đó
Vào phút giây đen đủi nhất cuộc đời
Trong đáy mắt tôi thấy toàn tang tóc
Ngọn lửa lòng thiêu rụi trái tim tôi
Không tiếc nuối mặc nỗi buồn chất ngất
Duyên tình kia số phận đã an bài
Tôi đánh đổi những gì cao quý nhất
Chỉ để nhìn vào mắt biếc của em thôi…”
Câu hỏi mà biết bao nhà nghiên cứu văn học, âm nhạc không thống nhất được: “mắt huyền” là cặp mắt của giai nhân nào, Mariana hay Maria (hay nhà thơ nhìn thấy trong cô bé Maria bóng hình của người cũ Mariana)?! Lịch sử ngày nay không lưu giữ được bất cứ tranh ảnh nào, chỉ biết rằng cả hai nàng đều rất đẹp! Theo cảm nhận chủ quan của tôi, thì đó là bài thơ mới nhưng vẫn về mối tình cũ: bài thơ viết trong thể quá khứ, về đớn đau, tang tóc…và quan trọng nhất là về phút giây định mệnh, khi nhà thơ chợt nhìn thấy cô gái- đó là “phút giây đen đủi nhất cuộc đời!”. Bài thơ ngay lập tức trở nên nổi tiếng, chính Hrebinka cũng hay ngâm nó trong những buổi bình thơ, và Sa Hoàng Nicolai đệ nhất-một kẻ sành thơ-rất sủng ái bài thơ này! Rồi sau đó nó trở thành bài hát “Mắt huyền” như chúng ta đã biết, với người có công trình diễn nó ra thế giới nhất chính là Shaliapin-nam ca sỹ bậc nhất Nga đầu thế kỷ 20 (thậm chí ông còn viết thêm cả một lời dành tặng bà vợ tương lai người Ý Iola Tornagi của mình!?):
Lời ca, giai điệu đậm chất Di-gan, cho nên không khó hiểu nếu trong lịch sử người hát bài này hay nhất là danh ca-nghệ sỹ nhân dân CCCP người Di-gan Slinenko:
Vậy tác giả nhạc là ai (vì rất nhiều người cứ nghĩ là “vô danh”)? Bài thơ ra đời năm 1843, còn bài hát vang lên sau mấy chục năm, hoàn toàn là một điệu “Valse Hommage” của tác giả gốc Đức Florian German, được chỉnh sửa bởi người Nga Sergey Gerdel, và người trình bày nó chuyên nghiệp đầu tiên là Adalgio Ferraris cũng người Đức, vào năm 1910, và rồi gần hai chục năm sau mới đến lượt Shaliapin. Tuy vậy chuyện bản quyền thời đó không phải là vấn đề đáng quan tâm, và sau này hàng trăm ca sỹ Liên Xô và thế giới đã hát “Dark Eyes” (hay “Die Schwarzen Augen” theo tiếng Đức):
Kharitonov hát rất kinh điển:
Ruslan Mưnov- ca sỹ và tác giả Bulgary:
Song ca Sarah & Metodie Bujor hát có biến thể đi một chút:
“DARK EYES” đối với thế giới bên ngoài nước Nga là một giai điệu Di-gan, rất hay để cho ca sỹ phô diễn giọng hát và xúc cảm của mình:
Patrisia Kass:
Louis Amstrong thổi kèn giai điệu này là chính, theo kiểu jazz (với phô diễn trống rất điệu nghệ):
Frank Sinatra & Jimmy Durante thử tập tọng hát tiếng Nga:
Julio Iglesias (dân Việt ta quen hơn với tựa đề “Nathalie”):
Quay lại với nhà thơ người Ukraina Hrebinka, hạnh phúc của chàng nếu có thì cũng quá ngắn ngủi: với cách biệt 15 năm tuổi đời chàng và Maria chỉ chung sống được 4 năm rồi mất khi mới 36 tuổi! Ở đây ta lại có thể hoài nghi, rằng “Mắt huyền” là lời tiên tri viết cho người vợ và mối tình thứ hai của nhà thơ. Thi hài của nhà thơ được đem về chôn tại quê hương Ukraina, còn Maria mau chóng đi bước nữa, ngoài cô con gái Nadezda với Hrebinka nàng còn có thêm 5 con nữa với chồng sau…
Con gái duy nhất của Hrebinka là Nadezda không thừa hưởng được chút gì từ nhan sắc của người mẹ, từ nhỏ đã vào sống luôn tại trường trẻ mồ côi, và sau đó không có chồng con gì, đã dành 62 năm cuộc đời cho công việc thiện nguyện. Hrebinka từ một tác giả hàng đầu của thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20 ngày nay trở nên hầu như không có độc giả nữa (tác phẩm của ông ở thư viện Kiev 50 năm mới có 40 độc giả mượn để đọc!!), tuy vậy cả thế giới vẫn hát, vẫn chơi nhạc dựa trên bài thơ bất hủ “Mắt huyền” của ông!
Giai điệu “Dark Eyes” được chơi không lời nhiều nhất bằng guitar:
Fransis Goa :
Chet Atkins ghitar:
Jazz Cigano Quinteto e Yamandu Costa chơi jazz thiên tài:
Tôi vẫn chưa thể tìm ra bản “Mắt huyền” nào hát tiếng Việt, lẽ nào chưa có? Bài hát “Mắt huyền” này hay và thú vị ở chỗ chỉ cần nghe mấy nốt nhạc đầu thính giả đã ngay lập tức nhận ra bài hát, và hơn nữa chỉ cần nghe hai-ba tiếng hát đầu tiên đã có thể biết được trình độ của ca sỹ, và đoán được ca sỹ sẽ hát bài này hay đến cỡ nào! Bà hoàng nhạc nhẹ của CCCP và nước Nga ngày nay Alla Pugacheva đã hát rất hay:
(Cũng theo phương châm “3 nốt đầu tiên” đó thì tôi nghĩ anh Thanh Bạch-dù tôi là người ngưỡng mộ tài năng MC của anh và xem anh biểu diễn từ thời sinh viên tại Moscow cũng chính bài “Mắt huyền” đó-có lẽ ngày nay không nên biểu diễn trên các sân khấu lớn bài hát này, dù là bằng tiếng Nga. Các bạn có thể dễ dàng tìm thấy link của bài hát đó do anh Bạch biểu diễn, nhưng hơn ai hết anh biết đó là một bài hát buồn, mà lại “quậy tưng” như vậy thì quả là khó hiểu…).
Mắt huyền không thể đẹp nếu chưa từng khóc bao giờ! Có lẽ chúng ta phải thử đặt lời Việt cho bài hát này thôi…
Tác giả: Nam Nguyễn
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.