ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Mỹ lo ngại tàu ngầm Nga cắt cáp quang biển nếu chiến tranh nổ ra
Monday, October 26, 2015 17:18
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Bình luận quốc tế) – Nếu như chiến tranh hoặc xung đột xảy ra, tàu ngầm Nga có thể tấn công các tuyến cáp quang biển, gây gián đoạn thông tin tình báo và quân sự của Mỹ.

Theo nguồn tin đăng tải trên tờ New York Times, các tàu ngầm và tàu thăm dò Nga đang tích cực hiện diện gần những khu vực có đường cáp quang biển kết nối mạng Internet toàn cầu,

Các quan chức quân sự Mỹ lo ngại khả năng Nga nhắm đến các tuyến cáp quang đặt ở những vị trí khó tiếp cận nhất nhằm cản trở việc truyền tải dữ liệu giữa các chính phủ, nền kinh tế và người dân.

  Mỹ lo ngại tàu ngầm Nga cắt cáp quang biển nếu chiến tranh nổ ra - Ảnh 1

Tàu ngầm hạt nhân lớp Typhoon lớn nhất thế giới của Nga.

Dù chưa có bằng chứng cho thấy Moscow đang theo đuổi chiến lược này nhưng cơ quan tình báo và quân đội Mỹ ngày càng lo ngại các hoạt động quân sự của Nga trên thế giới. Điều này cũng phác họa phần nào cách Washington tiếp cận với các hoạt động của Moscow, gợi nhớ lại mối quan hệ hai nước trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh.

Theo New York Times, các quan chức Mỹ đang bí mật theo dõi hoạt động hải quân của Nga cũng như tìm cách khôi phục lại các tuyến cáp trong trường hợp bị cắt. Đây được coi là mối quan tâm hàng đầu của Lầu Năm Góc ở thời điểm hiện tại.

“Ngày nào tôi lúc nào cũng cảm thấy lo lắng trước những điều mà người Nga có thể làm”, chuẩn đô đốc Frederick J. Roegge, chỉ huy hạm đội tàu ngầm Thái Bình Dương nói, nhưng không đề cập đến khả năng Moscow tấn công cáp biển.

Theo báo cáo từ các quan chức tình báo Mỹ, các tàu ngầm Nga đang tăng cường hoạt động tại từ khu vực Biển Bắc cho đến Đông Bắc Á, gần những nơi có tuyến đường cáp quang, đóng vai trò huyết mạch trong hệ thống thông tin điện tử và thương mại toàn cầu.

Các quan chức Mỹ cho rằng, hoạt động này có liên hệ với chiến lược can thiệp quân sự của Nga ở bán đảo Crimea, miền đông Ukraine hay Syria. Đây là những nơi Tổng thống Nga Putin đã khẳng định sức mạnh quân sự của Nga

“Mối đe dọa ở đây bao gồm việc bất kỳ quốc gia nào cũng có thể phá hoại hệ thống thông tin liên lạc mà không cần phải sử dụng các tàu chuyên dụng để cắt cáp”, ông Michael Sechrist, người từng làm giám đốc dự án do Bộ Quốc phòng Mỹ tài trợ cho biết.

“Cáp biển vẫn thường xuyên bị đứt do mỏ neo hay thiên tai”, ông Sechrist nói. Nhưng những sự cố như vậy chỉ xảy ra tại những vùng nước cách bờ biển vài km, đồng thời việc khắc phục cũng chỉ mất vài ngày.

Điều khiến Lầu Năm Góc lo ngại hơn cả là khả năng Nga nhắm đến những tuyến cáp nằm ở vị trí sâu hơn, nơi mà công tác giám sát cũng như sửa chữa và xác định vị trí hư hỏng gặp nhiều khó khăn.

Ông Sechirst luwuys rằng, vị trí các tuyến cáp phổ biến không phải là điều bí mật. Tuy nhiên, có một số đường cáp đặc biệt, do Mỹ bí mật triển khai nhằm mục đích quân sự mà không được tiết lộ. Rất có khả năng các tàu Nga đang nhắm đến các tuyến cáp này.

Trong thời đại ngày nay, vai trò của các tuyến cáp internet trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Giao dịch thương mại toàn cầu trị giá 10 nghìn tỷ USD phụ thuộc vào Internet. Các tuyến cáp cũng truyền tải hơn 95% lượng thông tin liên lạc trên khắp thế giới.

Các tuyến cáp ngầm xung quanh New York, Miami, Los Angeles đã được Bộ An ninh Nội địa Mỹ thống kê vào danh sách “cơ sở hạ tầng nhạy cảm”.

Theo các quan chức Mỹ, mối lo ngại về khả năng cáp biển bị phá hoại chỉ là một phần trong sự chú ý về quá trình hiện đại hóa hải quân của Nga.

Đô đốc Mark Ferguson, chỉ huy lực lượng hải quân Mỹ ở châu Âu nhận định rằng, năng lực và khả năng hoạt động của các đội tàu ngầm Nga đang được nâng cao. Nga đã gia tăng cường độ tuần tra bằng tàu ngầm lên gần 50% so với năm ngoái.

Những căn cứ Bắc Cực cùng khoản đầu tư 2,4 tỷ USD mở rộng hạm đội Biển Đen cho đến năm 2020 đã phản ánh rõ nét quyết tâm hiện đại hóa của Nga.

Moscow thậm chí còn có thể chế tạo phương tiện không người lái dưới đáy biển, với khả năng mang theo vũ khí hạt nhân chiến lược dùng trong các nhiệm vụ tấn công bến cảng hay bờ biển, theo các quan chức quân đội và chuyên gia tình báo Mỹ.

Ông Ferguson nói rằng, Nga đang thực hiện học thuyết chiến tranh tổng hợp kiểu mới bằng cách đẩy mạnh khả năng phối hợp giữa các lực lượng quân sự thông thường, các đơn vị thực thi nhiệm vụ đặc biệt và các loại vũ khí công nghệ cao trên chiến trường thế kỷ 21.

Điều này “đòi hỏi sự kết hợp của tất cả các yếu tố từ chiến tranh không gian, chiến tranh mạng đến chiến tranh thông tin và chiến tranh hỗn hợp nhằm ngăn cản khả năng ra quyết định của đối phương”, ông Ferugson nhận định. “Trên biển, trọng tâm của Nga là làm gián đoạn khả năng ra quyết định như vậy”.

Đăng Nguyễn

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.