ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits: 1,670,436,153
Stories: 8,333,890
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
‘Nga đã dấn thân vào một cuộc chiến tranh kéo dài và vô nghĩa?’
Wednesday, October 7, 2015 3:51
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Tình hình chiến sự ở Syria) – Phó Tổng biên tập báo điện tử Yezhednevny Zhurnal cho rằng “Nga đã dấn thân vào một cuộc chiến tranh kéo dài và vô nghĩa.

Thời báo Moscow ngày 5/10/2015 đang bài viết phản ánh quan điểm riêng của nhà báo Alexander Golts – Phó Tổng biên tập báo điện tử Yezhednevny Zhurnal tại Nga với tiêu đề cho rằng “Nga đã dấn thân vào một cuộc chiến tranh kéo và và vô nghĩa”.

Nội dung cơ bản của bài viết do nhà báo Alexander Golts được thể hiện như sau (thông tin chỉ có tính chất tham khảo, giúp độc giả có được những đánh giá đa điều, góc nhìn khác nhau về vấn đề thời sự quốc tế đang được dư luận quan tâm):

  ‘Nga đã dấn thân vào một cuộc chiến tranh kéo dài và vô nghĩa?’ - Ảnh 1

Nói một cách công bằng, phương Tây đã bất ngờ và chưa thể lý giải động cơ thực sự của ông Putin khi triển khai hành động quân sự ở Syria

Theo ông Alexander Golts, dường như cuộc gặp mặt miễn cưỡng gần đây giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ là lần cuối cùng giữa hai nhà lãnh đạo của hai siêu cường quân sự Nga – Mỹ.

Tại cuộc gặp gỡ với ông Putin, chính quyền Washington dường như đã bị thuyết phục rằng, bất cứ nỗ lực nào nhắm hướng đến một thoả thuận êm đẹp với Moscow đều trở nên vô nghĩa, không thể thực hiện.

Theo Alexander Golts, Nga đã hối hả vũ trang cho căn cứ quân sự của mình gần Latakia và triển khai lực lượng chiến đấu của không quân đến Syria với mục đích ép Tổng thống Obama phải gặp gỡ ông Putin nhân chuyến công du của nhà lãnh đạo Nga đến New York.

Và, ngay lập tức sau cuộc gặp với nhà lãnh đạo Mỹ, Moscow đã phát động một chiến dịch oanh tạc tại Syria. Uỷ ban liên bang Nga đã nhanh chóng tuyên bố uỷ quyền cho ông Putin phát động một cuộc chiến tranh mới.

Ông Alexander Golts cho rằng, cá nhân ông tin là các quan chức lập pháp của Nga đã phải hành động nhanh chóng theo mệnh lệnh của tổng thống bởi ông Putin thực sự đã cho quân đội oanh kích IS ở Syria trước khi có quyết định của Ủy ban liên bang.

Theo vị Phó tổng biên tập này, Nga đã hành động bất chấp khả năng có thể vấp phải những cảnh trở từ phía Mỹ ở Syria. Hoạt động oanh kích của Nga được thực hiện mà không cần tham vấn với các đối tác người Mỹ.

Hành động quân sự bất ngờ của Nga buộc hai tổng thống và các quan chức cao quốc phòng cao nhất của Nga và Mỹ rơi vào thế “buộc phải ngồi quan sát nhau về tình hình Syria”.

Theo thông tin mà ông Alexander Golts có được, thông tin về các hoạt động oanh kích của Nga ở Syria chỉ tiếp cận đến Mỹ thông qua ngả đại sứ ở Baghdad chỉ đúng 1 giờ đồng hồ trước khi các máy bay quân sự mang bom và tên lửa tấn công của Nga bắt đầu hành động.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc là Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đã phản ứng ngay lập tức với tuyên bố cho rằng ông hoàn toàn thất vọng bởi sự thiếu chuyên nghiệp của quân đội Nga khi không cần đến xỉa hay tham vấn gì với Mỹ đề các biện pháp ngăn chặn các biến cố không mong muốn trên không phận Syria bởi các máy bay chiến đấu của Mỹ và các đồng minh cũng đang hoạt động tại đây.

Theo nhà báo Nga, các hậu quả về quân sự và ngoại giao xuất phát từ chiến dịch oanh kích của Nga ở Syria vẫn còn đang vấp phải nhiều hoài nghi bởi trên thực tế đã có những tuyên bố nói rằng các vị trí mà máy bay Nga oanh kích không phải là của IS (Nga cũng đã vừa phủ nhận vừa khẳng định điều này).

Đáng chú ý, trái với các tuyên bố từ phía Nga, Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ cũng tuyên bố rằng họ không hề có bàn bạc gì với phía Nga về các chiến dịch oanh kích ở Syria trong mô hình liên minh chống khủng bố từng được Moscow đề cập trước đó.

Ông Alexander Golts cho rằng, mục đích cuối cùng của Nga là cố gắng, liều lĩnh ép buộc các quốc gia phương Tây phải tiến hành đàm phán bằng các triển khai các lực lượng vũ trang đến Syria.

Theo nhà báo Nga, cuộc chiến tranh mà Nga phát động ở Syria cũng không giúp nhiều cho ý định chấm dứt được thế cô lập khi Mỹ và phương Tây liên tiếp trừng phạt Kremlia liên quan đến việc Moscow sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình bởi ít nhất cuộc chiến ở Syria đã không nhận được hợp tác của Mỹ và các đối tác quan trọng khác ở Trung Đông trong đó đáng chú ý là Saudi Arabia.

  ‘Nga đã dấn thân vào một cuộc chiến tranh kéo dài và vô nghĩa?’ - Ảnh 2

Phi công lái máy bay chiến đấu Su-30 của Không quân Nga ở Syria

Xét về mặt quân sự, việc Nga triển khai các máy bay chiến đấu và lực lượng quân sự ở Syria chưa chắc đã buộc các nước khác phải tập trung đàm phán nhưng chắc chắn một điều là tính thù địch Nga cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn.

Mỗi ngày, các máy bay chiến đấu của Nga có thể tiến hành từ 20 đến 40 đợt không kích vào các mục tiêu ở Syria. Con số này chưa phải là nhiều và chưa thể so sánh với 7.200 chiến dịch tấn công của Mỹ và các đồng minh tại đây nhưng vẫn không thể ngăn chặn được IS.

Theo tác giả bài báo, nếu tự tin vào chiến thắng IS ở Syria có lẽ là hơi sớm bởi cuộc chiến chống khủng bố có có thể giải quyết ngay trên chiến trường mặc dù Moscow rất muốn có và muốn thể hiện điều đó trên các phương tiện truyền thông.

Nếu so sánh về kinh tế và tiềm năng quân sự, phương Tây có nhiều lợi thế hơn Nga ở Syria bởi riêng Mỹ có các tàu sân bay hạng nặng, không thiếu đạn dược và có khả năng được hỗ trợ trinh sát ở các quốc gia lân cận tốt hơn.

Về phần Nga, theo tác giả Alexander Golts, quân đội Nga có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ xuống sức ở Syria trong một khoảng thời gian nhất định sắp tới.

Alexander Golts cho rằng quân đội Nga không có lợi thế về tình báo ở Trung Đông và hầu hết các thông tin có được đều dựa vào nguồn cung từ các tướng tá của quân đội chính phủ Syria.

Điều mà những nguồn cung thông tin này muốn là lợi dụng sức mạnh của Không quân Nga để tiêu diệt không chỉ IS mà cả những đạo quân đối lập muốn lật đổ Tổng thống Assad.

Nếu lực lượng bộ binh của chính phủ Syria gia nhập mặt trận tấn công IS với quân đội Iran, Hezbollah để phát động các chiến dịch quân sự dưới sự yểm hộ của Không quân Nga thì thương vong đối với dân thường sẽ là rất lớn – nếu kịch bản này xảy ra, Nga có thể hứng chịu các cáo buộc gê gớm có thể mường tượng được ngay lúc này.

Cuối cùng, theo Alexander Golts nếu những dự đoán như trên xảy ra, thay vì tái lập được vị trí siêu cường của mình trong con mắt của cộng đồng quốc tế, các nhà cầm quân của Nga có lẽ sẽ phải hứng chịu những lời oán trách vì nước Nga có thể sẽ tiếp tục hứng chịu những nguy cơ bị trả đũa, thậm chí là những đòn trừng phạt mới từ phương Tây.

Với các nhận định này, nhà báo Alexander Golts cho rằng Nga đã dấn thân vào một cuộc chiến lâu dài và vô nghĩa khi triển khai quân tham chiến ở Syria.

Bài viết của tác giả Alexander Golts cơ bản đưa ra những quan ngại xuất phát từ những suy đoán cá nhân của mình sau khi quân đội Nga tiến hành các chiến dịch không kích ở Syria,

Những nội dung này chỉ thể hiện góc nhìn cá nhân, chúng có thể đúng hoặc sai và chúng ta cần có thời gian để kiểm chứng.

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, với một cường quốc đang trỗi dậy trở lại như Nga, mọi hành động, đặc biệt là việc đưa quân ra tham chiến ở nước ngoài đều đã được lên kế hoạch, tính toán rất kỹ lưỡng, có phương án dự phòng, đối phó chiến lược mà Moscow tin chắc mình sẽ đạt được những mục tiêu đặt ra.

Các phương tiện truyền thông do Nga cũng tin chắc vào chiến thắng ở Syria bất chấp những lời cảnh bảo từ một số quốc gia, giới nghiên cứu, thậm chí cả là những lời đe doạ của các tổ chức khủng bố cực đoan có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS ở Trung Đông.

Hoà Bình

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.