ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
‘Nga không kích ở Syria không phải điều tồi tệ nhất đối với Mỹ’
Friday, October 2, 2015 17:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


(Bình luận quốc tế) – Chiến dịch không kích của Nga ở Syria đặt ra thách thức mới đối với Mỹ nhưng cũng đem đến những tín hiệu tích cực.

Tờ Newsweek (Mỹ) mới đây đã đăng tải bài phân tích của chuyên gia Emma Ashford đến từ Viện Cato về chiến dịch không kích của Nga ở Syria.

Nga đã bắt đầu không kích ở Syria từ ngày 30/9. Mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định lập trường đánh bại Nhà nước Hồi giáo (IS), các đợt oanh kích còn nhằm vào phe nổi dậy do Mỹ hậu thuẫn. Điều này đặt ra nghi ngờ về mục đích thực sự của Nga.

  'Nga không kích ở Syria không phải điều tồi tệ nhất đối với Mỹ' - Ảnh 1

Các máy bay Nga đã tham gia các đợt oanh kích ở Homs, Syria.

Mặc dù vậy, các quan chức Mỹ cần phải né tránh việc tăng cường can thiệp quân sự ở Syria. Thay vào đó, các nhà lập pháp nên tập trung vào yếu tố tích cực. Hành động của Nga có thể khiến Mỹ phật lòng nhưng nó cũng hé lộ những điểm yếu của Nga, mở ra một giải pháp ngoại giao ở Syria.

Trong bối cảnh này, sức ép ngày càng gia tăng đối với các nhà lập pháp nhằm đáp trả Moscow cũng như mở rộng hoạt động của Mỹ ở Syria và Iraq. Nhiều người ủng hộ kế hoạch tăng cường hỗ trợ quân sự cho phe nổi dậy do CIA huấn luyện. Một số đề xuất khác nhằm thành lập đội quân người Sunni để chiến đấu chống lại IS.

Vấn đề mà Mỹ phải đối mặt kể từ khi can thiệp vào tình hình Syria vẫn còn hiện hữu. Hiện chỉ còn một vài nhóm nổi dậy mang tư tưởng “ôn hòa” hoặc được chấp nhận bởi Mỹ. Những nhóm này không tập trung chiến đấu chống IS mà muốn lật đổ ông Assad.

Trong khi các mục tiêu không kích của Nga bao gồm cả phe nổi dậy, Moscow cũng nhằm vào các nhóm Hồi giáo cực đoan như Mặt trận Nusra. Moscow rõ ràng muốn loại bỏ các mối đe dọa đến chế độ Assad chứ không chỉ chiến đấu chống khủng bố. Nhưng Mỹ không thể tăng cường hỗ trợ các nhóm cực đoan chỉ vì nghĩ rằng, Nga đã không kích các nhóm này ở Syria.

Việc Nga can thiệp vào tình hình Syria cũng đặt ra những mối lo ngại. Tăng cường các cố vấn quân sự cho lực lượng nổi dậy sẽ chỉ làm gia tăng rủi ro xảy ra đụng độ quân sự giữa lực lượng Mỹ và Nga. Ngay cả việc hai bên tiến hành không kích riêng rẽ mà không thông báo cho nhau vốn đã đặt ra những mối lo ngại nhất định.

Các quan chức Mỹ đã đáp trả việc Nga không kích ở Syria bằng những lời chỉ trích mạnh mẽ. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry coi “đây là mối quan ngại nghiêm trọng”. Bởi điều này sẽ làm gia tăng chi phí của Mỹ trong các hoạt động ở Syria.

Thay vì chỉ trích Nga, chuyên gia Ashford cho rằng các nhà lập pháp Mỹ nên nhìn vào những khía cạnh tích cực của bước phát triển này.

Sự đóng của Nga sẽ góp phần giải tỏa sức ép mà Mỹ đang phải gánh chịu ở Syria. Dù Nga từ trước đến nay đều lên tiếng ủng hộ chính quyền ông Assad nhưng đề nghị thành lập một liên minh mới chống IS của Tổng thống Nga Putin là hoàn toàn chính đáng.

Sự hợp tác giữa Mỹ và các lực lượng do Nga và Iran hậu thuẫn ở Syria có thể là cách hữu hiệu nhất để làm suy giảm sức mạnh của IS trong dài hạn.

Quan trọng hơn, các nhà lập pháp nên phân tích rõ mục đích của ông Putin đối với khu vực Trung Đông. Nga chỉ cam kết điều đến Syria một số lượng ít ỏi các máy bay chiến đấu. Với 32 chiến đấu cơ, Moscow sẽ không thể duy trì các hoạt động oanh kích trong thời gian dài.

Nga cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như tình hình bất ổn ở miền đông Ukraine, lệnh phong tỏa, cấm vận của phương Tây khiến kinh tế lao dốc. Điện Kremlin sẽ không muốn đưa bộ binh vào Syria, theo chuyên gia Ashford.

Sự can thiệp của Nga ở Syria cũng sẽ không làm giảm nỗ lực tìm kiếm giải pháp ngoại giao nhằm chấm dứt xung đột. Trên thực tế, với việc ngăn không cho chế độ Assad sụp đổ, Nga đã thể hiện rõ quan điểm giải pháp quân sự sẽ không trả lời cho câu hỏi ai sẽ lãnh đạo đất nước Syria trong tương lai.

Do vậy, vẫn còn đó những lĩnh vực mà hai bên có thể đàm phán. Trong khi Mỹ luôn yêu cầu ông Assad phải từ chức, có khả năng một sự đồng thuận sẽ cho phép các phe phái khác ở Syria tham gia vào chính phủ mới.

Việc Nga can thiệp quân sự ở Syria là điều mà Mỹ không mong muốn. Tuy nhiên, nếu như Washington tiếp tục lấn sâu vào cuộc xung đột sẽ chỉ làm tăng nguy cơ đụng độ với Moscow. Thay vào đó, đây là tín hiệu tích cực nhằm giải quyết cuộc nội chiến ở Syria bằng giải pháp ngoại giao, chuyên gia Ashford kết luận.

Đăng Nguyễn

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.