Ngài Gyalwang Drukpa thứ 12 có được gọi là Pháp vương?
Tuesday, October 6, 2015 1:46
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Gần đây ở nước ta có những sự kiện đón rước các nhà sư Tây Tạng với những nghi thức trọng thể hơn cả bản thân các vị tôn túc ở nước ta, thậm chí còn để cho họ nắm giữ vài trò chính khi tổ chức một số nghi thức như an vị tượng tượng Phật, cầu an…
Tôi xin có một số ý kiến về vấn đề này như thế này để chia sẻ cùng mọi người, mong mọi người hiểu đúng hơn về bản chất của sự việc.
Vấn đề Pháp Vương Tây Tạng là một lệch lạc nghiêm trọng gần đây ở nước ta.
Thực ra mà nói, vấn đề sai lầm này bắt gốc rễ từ cách chuyển dịch từ ‘Gyalwang Drukpa’ sang tiếng Việt. Chúng ta bị choáng ngợp bởi từ “Pháp Vương”, mà thực chất là do dịch không đúng, hoặc do mê lầm nên cố ý tôn sùng, nên cứ tưởng rằng đó là “Pháp vương = Phật” thật.
‘Drukpa’ là từ khá phổ biến trong văn hóa Tây Tạng, nó có nghĩa là ‘rồng’. Về nguồn tích của việc dùng từ này cho dòng truyền thừa của họ thì trang web của dòng truyền thừa này cũng có nói rõ. Đó là do vị khai sáng dòng tu này (Tsangpa Gyare Yeshe Dorje) thấy chín con rồng bay lên trời nên nhân đó đặt tên với ý nghĩa là dòng truyền thừa của rồng. Rồng là một biểu tượng cao quý trong truyền thống Tây tạng, nó còn có ý nghĩa là ‘tiếng sấm sét’.
Từ ‘Gyalwang’ có nghĩa là ‘người chiến thắng’.
Nếu ghép hai từ này thành ‘Gyalwang Drukpa’, thì dù dịch thoáng, dịch xa, dịch gần, dịch sát, tìm hết tất cả các từ liên quan đến “dịch” cũng không thể cho ra nghĩa “Pháp Vương”.
Pháp Vương là từ chỉ cho các đức Phật, không ai, dù là hóa thân của Phật, có thể dùng từ đó để gọi.
Dòng tu Gyalwang Drukpa là một dòng tu mới nổi lên dựa trên 3 truyền thống cũ: Kagyu, Sakya, và Kadam/Geluk. Dòng tu này được sáng lập bởi Tsangpa Gyare Yeshe Dorje (Drogon Tsangpa Gyare) vào khoảng những năm đầu của thế kỷ 13. Kể từ đó, các vị lãnh đạo tối cao của truyền thống này được gọi là Gyalwang Drukpa, vị hiện tại là Gyalwang Drukpa thứ 12.
Nói đến sự nổi tiếng của dòng tu này thì chúng ta có thể thấy là không nhiều khi truy tìm trên các nguồn tài liệu như từ điển, bách khoa, hoặc sách Phật giáo Tây Tạng. Bản thân tôi chắc chắn một điều là tần số xuất hiện của nó trong mảng tiếng Anh so với hòa thượng Thích Nhất Hạnh thấp hơn rất nhiều.
Phật giáo là tôn giáo dễ thâm nhập vào văn hóa bản địa, có người đã từng ví Phật giáo như một tôn giáo “mở” chính vì đặc điểm này. Chính vì thế, mỗi lãnh địa có một nền văn hóa Phật giáo riêng. Chúng ta không thể lấy văn hóa người ta thay thế cho của mình, cũng như chúng ta không thể lấy nghi thức cúng ông bà quá cố của người Tây Tạng để cúng cho ông bà quá cố của chúng ta! Và hiển nhiên điều ngược lại cũng không thể chấp nhận.
Phật giáo của mỗi nước có cái hay và cái chưa hay của nó. Phật giáo Tây Tạng có cái hay đáng học hỏi, nhưng lãnh vực này quả thực không phải dành cho quần chúng phổ thông. Phật Giáo Tây Tạng có nền học thuật khá sâu sắc, đặc biệt tư tưởng Không và Bát nhã. Nhưng thử hỏi, trong số những người tìm đến với Phật giáo Tây tạng gần đây có ai biết điều đó chăng? Chúng ta chỉ chạy theo cái hào nhoáng bên ngoài của nghi lễ mang tính bản địa của Tây Tạng, mà thực chất đó là một biến tướng khác của đạo Bon, một tín ngưỡng dân gian như thuật phù thủy ở nước ta.
Chỉ riêng cử chỉ vị sư Tây Tạng Gyalwang Drukpa thứ 12 này (được một số người gọi là Pháp Vương) đến viếng tang lễ Cố Hòa Thượng Thích Trí Tịnh với chiếc mũ đội trên đầu trong khi thắp hương trước giác linh đài cũng đã sai luật nhà Phật: không được đội mũ trong lúc lễ bái (không kể trường hợp lễ mão)
Đó là một cử chỉ hết sức thiếu lễ độ và thiếu tôn trọng văn hóa người khác, nhất là trong khi người đó đang là khách. Câu hỏi đặt ra, tại sao chúng ta phải khúm núm như thế?
Vài lời chia sẻ, mong bạn đọc tìm hiểu thêm.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo