(Hồ sơ vũ khí) – SPYDER-SR được sử dụng thực chiến vào năm 2008 trong cuộc chiến tranh Gruzia – Nam Ossetia.
Ngày 20/10, nói trên báo Quân đội Nhân dân, Trung tướng Lê Huy Vịnh, Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân đã cung cấp thông tin về việc Việt Nam đặt mua hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến SPYDER.
Đồng chí Lê Huy Vịnh, Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân
Thông tin này đang được dư luận trong và ngoài nước hết sức quan tâm. Tuy nhiên, những thông tin về tính năng, thành phần, đặc tính kỹ – chiến thuật và đặc biệt là khả năng thực chiến của tổ hợp tên lửa phòng không này hiện nay được ít người biết đến.
Tính năng
Tổ hợp tên lửa phòng không cơ động SPYDER (Surface-to-Air PYton and DERby) tầm ngắn và tầm trung được sử dụng để bảo vệ (phòng không) các đơn vị lục quân và mục tiêu cơ sở hạ tầng (sở chỉ huy, đầu mối liên lạc, các phương tiện trinh sát kỹ thuật, cầu đường, sân bay) trước các cuộc tấn công của máy bay, trực thăng, tên lửa có cánh và máy bay không người lái (UAV).
Tổ hợp bảo đảm tiêu diệt các mục tiêu riêng lẻ hoặc nhóm mục tiêu trong bất kỳ thời gian và điều kiện khí hậu.
SPYDER thuộc dòng tổ hợp phòng không, sử dụng tên lửa đường không để tiêu diệt mục tiêu.
Tổ hợp được trang bị các tên lửa có hệ thống tự dẫn khác nhau (tên lửa Derby với đầu tự dẫn radar chủ động và tên lửa Phyton với đầu tự dẫn ảnh nhiệt).
Nhờ vậy, SPYDER luôn được bảo đảm độ bí mật, hiệu quả khi sử dụng tác chiến và trong mọi điều kiện thời tiết.
SPYDER do Liên hiệp các công ty Rafael và Israel Aircraft Industries (IAI) của Israel chế tạo. Phiên bản đầu tiên của hệ thống, sau đó có tên gọi SPYDER-SR (Short Range), được giới thiệu vào năm 2005 tại Triển lãm hàng không Paris ở Le Bourget.
Sau đó, Rafael và IAI tuyên bố chế tạo phiên bản mới của tổ hợp với tên gọi SPYDER-MR (Medium Range), khác phiên bản cũ bởi nó có hiệu quả sử dụng cao hơn.
SPYDER-MR vẫn kế thừa tất những ưu điểm của tổ hợp SPYDER-SR, nhưng được trang bị radar quan sát mới và tăng số lượng tên lửa dự trữ có tầm bắn xa.
Ban đầu trong thành phần của SPYDER-MR sử dụng tên lửa Phyton-4, nhưng sau đó sử dụng tên lửa cải tiến Phyton-5 với đầu tự dẫn ảnh nhiệt hai dải tần.
Phiên bản SPIDER-SR
Đại đội của tổ hợp tên lửa tầm trung SPIDER-SR gồm xe chỉ huy, 4 ống phóng, các xe chở – nạp đạn.
Ống phóng dùng để bảo quản, vận chuyển, dẫn hướng sơ bộ và phóng 4 tê lửa phòng không Derby và Phyton-5 với sự kết hợp khác nhau. Ống phóng được chế tạo theo kết cấu module, có thể bố trí trên các khung gầm xe ô tô có khả năng vượt đại hình tốt.
Tên lửa có thể phóng trực tiếp từ container – chuyên dùng để vận chuyển và bảo quản tên lửa. Các container được bố trí trên bệ xoay và dưới sự hỗ trợ của hệ thống truyền động thủy lực, có thể hướng theo mặt phẳng nằm ngang và thẳng đứng. Khi cơ động, các container chứa tên lửa được bố trí nằm ngàng.
Để nâng cao khả năng sống còn cho tổ hợp tên lửa, ống phóng có thể bố trí xa xe chỉ huy đại đội. Việc trao đổi thông tin được tổ chức theo các đường liên lạc cáp, sợi quang hoặc bán dẫn. Khi bố trí ống phóng hoạt động độc lập, sử dụng hệ thống phát hiện quang học TOPLITE.
Tên lửa có điều khiển Derby và Phyton trong thành phần của tổ hợp SPYDER-SR có thể được sử dụng trong chế độ chặn bắt mục tiêu bằng đầu tự dẫn tên lửa trước khi phóng ( trong điều kiện lắp tên lửa trên ống phóng) và sau khi phóng.
Trong trường hợp sau khi phóng, trước khi đánh chặn mục tiêu bằng đầu tự dẫn, tên lửa được điều khiển bằng hệ thống điều khiển quán tính theo các dữ liệu chỉ thị mục tiêu sơ bộ chuyển cho tên lửa.
Đường truyền dữ liệu được sử dụng để truyền mệnh lệnh điều khiển tên lửa trong giai đoạn giữa quỹ đạo bay trước khi đánh chặn mục tiêu bằng đầu tự dẫn. Tốc độ bắn 2 giây.
Xe chỉ huy được trang bị trạm radar phát hiện 3 tọa độ Elta EL/M-2106NG ATAR 3D, cho phép phát hiện và theo dõi 60 mục tiêu ở cự ly đến 35km.
Ngoài ra, xe chỉ huy còn bảo đảm tiến hành tác chiến trong không gian thông tin thống nhất của hệ thống phòng không theo thê đội (nhiều lớp) và có thể nhận mệnh lệnh chỉ thị mục tiêu từ các nguồn bên ngoài. Tại cabin điều khiển bố trí vị trí làm việc của 2 trắc thủ, được trang bị màn hình tinh thể lỏng.
Vùng tiêu diệt mục tiêu của SPIDER-SR: 1-15km (theo cự ly), 0,02-9km (theo độ cao). Cự ly phát hiện: 35km. Số lượng tên lửa trong ống phóng: 4 quả.
Phiên bản SPIDER-MR
Đại đội của tổ hợp tên từa tầm trung SPIDER-MR gồm xe chỉ huy, radar phát hiện MF-STAR, 6 ống phóng, các xe vận chuyển – nạp đạn, xe bảo đảm.
Ống phóng của tổ hợp SPYDER-MR được bố trí trên khung gầm xe ô tô có khả năng vượt địa hình cao và trong thành phần của nó có 8 tên lửa phòng không có điều khiển. Tên lửa được phóng thẳng đứng nghiêng theo hướng mục tiêu.
Các tên lửa Derbi và Phiton-5 trong thành phần của Spyder-MR, được trang bị các động cơ đẩy bổ sung và bảo đảm cự ly bay lớn (đến 50km). Tên lửa được sử dụng trong chế độ đánh chặn mục tiêu sau khi phóng.
Radar qun sát mới MF-STAR được chế tạo bởi công ty con ELta của IAI, cho phép phát hiện đồng thời và theo dõi đến 60 mục tiêu ở cự ly đến 100km.
Xe chỉ huy SPYDER-MR bảo đảm phối hợp với tổ hợp SPYDER-SR hoặc với các tổ hợp và nguồn thông tin khác trong thành phần của hệ thống phòng không thống nhất.
Vùng tiêu diệt mục tiêu của SPIDER-SR: 1-50km (theo cự ly), 0,02-16km (theo độ cao). Cự ly phát hiện: 100km. Số lượng tên lửa trong ống phóng: 8 quả.
Khả năng thực chiến
Tổ hợp này được Israel tích cực chào hàng trên thị trường vũ khí quốc tế và hiện nay phiên bản SPYDER-SR đang được trang bị trong biên chế của Lục quân Gruzia, Singapore, Ấn Độ và Azerbaijan.
SPYDER-SR được sử dụng thực chiến vào năm 2008 trong cuộc chiến tranh Gruzia – Nam Ossetia.
Ngày 9/8/2008 vào lúc 10h20’ với sự hỗ trợ của tổ hợp Spyder-SR, lực lượng phòng không Gruzia đã bắn hạ 1 máy bay ném bom chiến trường Su-24M của Nga trong biên chế của Trung tâm thử nghiệm bay quốc gia 929 (sân bay Ahtubinsk).
Tổ hợp tên lửa SPYDER-SR được cho là của lực lượng phòng không Gruzia
Khi đó, Su-24M xuất kích trong thành phần của nhóm 3 máy bay ném bom với nhiệm vụ chế áp lực lượng pháo binh của Gruzia tại khu vực làng Shindisi (giữa Gori và Tskhinvali).
Sau khi phóng lần thứ nhất, 2 quả tên lửa Python-4 đã không tiêu diệt được mục tiêu, quả tên lửa thứ ba đã trúng mục tiêu, làm cháy máy bay và buộc phi hành đoàn phải nhảy dù. Tuy nhiên, các mảnh vỡ máy bay đã làm thủng dù khiến Hoa tiêu – Đại tá Igor Rzhavitina của Quân đội Nga thiệt mạng.
Nguyễn Hoàng