ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vì đâu dân ‘chán’ giá điện?
Friday, October 16, 2015 20:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Đề án cải tiến cơ cấu biểu giá điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam vẫn chưa có kết quả cuối cùng. Cách tính giá điện chưa thực sự khả thi là một trong những nguyên nhân khiến người dân ngao ngán.

  Vì đâu dân 'chán' giá điện? - Ảnh 1

Nhà nước bù lỗ, ai được hưởng?

Tại Diễn đàn “Cơ sở khoa học của việc tính giá điện” diễn ra sáng ngày 16/10, Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An nhấn mạnh: “Chúng tôi quan tâm sự minh bạch liệu cách tính đầu vào giá điện đã minh bạch chưa vì lúc EVN nói lỗ, lúc EVN báo lãi. Lỗ nhà nước bù hay EVN bỏ ra hay người dân phải chịu?”

Tại cuộc họp giao ban trực tuyến tháng 8/2015 tại 3 điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM ngày 3/9, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đều kêu lỗ do điều chỉnh về tỷ giá.

Để bù lỗ cả EVN, TKV đều kiến nghị Bộ Công thương cho phân bổ khoản thua lỗ trên vào giá điện. Các doanh nghiệp ngành điện bị lỗ do chênh lệch tỷ giá thì có quyền “đòi” bù lỗ vào giá điện, trong khi hàng triệu doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác bị thiệt hại từ tỷ giá thì ai bù lỗ? Đề nghị trên của EVN dẫn đến lo ngại giá điện sẽ tăng trong thời gian tới.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh không tránh khỏi ngạc nhiên khi giá điện tăng: “Tôi không hiểu cơ quan quản lý ngành điện giải thích như thế nào về việc người dân được hưởng lợi khi tăng giá điện. Tôi chỉ hỏi lại: Nếu bây giờ một người dân phải chi thêm tiền cho việc giá điện tăng lên thì họ được lợi gì?. Rõ ràng, giá điện tăng, dân phải mất thêm tiền thì bảo họ lợi có thể “nghe được” không?”.

Lý do tăng giá chưa hợp lý

Nêu quan điểm tại diễn đàn, ông Bùi Huy Phùng, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Năng lượng Việt Nam cho biết, mỗi lần tăng giá điện, EVN thường giải thích để bù đắp chi phí do nhiên liệu đầu vào tăng, thu hút đầu tư nước ngoài, bù lỗ và do giá bán thấp hơn giá các nước xung quanh.

Song các lý do được đưa ra đều không đề cập đến việc giảm tổn thất điện năng và quản lý cụ thể như thế nào do đó không thuyết phục được chuyên gia và dư luận.

Có nhiều đối tượng có lợi ngay khi giá điện tăng, mà trước tiên là Tập đoàn Điện lực VN và các nhà đầu tư doanh nghiệp sản xuất điện hiện nay. Vì khi đó, họ sẽ có lợi nhuận cao hơn hoặc nếu đang thua lỗ thì cũng giảm lỗ. Về phía Nhà nước, Bộ Công thương, Bộ Tài chính… sẽ không phải tính toán hỗ trợ ngành điện. Nhà đầu tư thấy kinh doanh điện có lãi sẽ quan tâm hơn.

  Vì đâu dân 'chán' giá điện? - Ảnh 2

Giá điện liên tục tăng trong những năm qua

Nhưng ngược lại, chắc chắn những người dân, các doanh nghiệp đang mua điện của EVN không thể có lợi. Bởi trước mắt, ngay sau khi tăng giá điện, họ phải trả nhiều tiền hơn cho EVN ở mức độ khác nhau. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực xi măng, nước sạch, dệt may, phân bón, kinh doanh khách sạn… sẽ phải trả thêm hàng chục triệu, hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả hàng tỉ đồng. Người dân có thể chỉ phải trả thêm vài chục ngàn đồng đến vài trăm ngàn đồng một tháng… Như thế thì gọi là “có lợi” ở đâu?

Trước đó, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho rằng thực tế hiện nay, giá dầu đang xuống, kéo chi phí nhiên liệu sản xuất điện xuống thấp, trong khi mưa nhiều dư thừa nước để chạy thủy điện. Lẽ ra có thể cân đối lại để hạ giá điện, thì nay lại tính toán để tăng là chưa hợp lý.

Đề xuất tính giá điện chưa khả thi

Theo PGS. Nguyễn Minh Duệ – Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, biểu giá điện hiện nay xây dựng chủ yếu dựa trên chi phí thống kê hoạch toán (chưa đủ độ tin cậy). Việc điều chỉnh giá điện mới chỉ chú ý đến các yếu tố làm tăng chi phí mà chưa quan tâm đến các yếu tố giảm chi phí như mùa nước, tăng công suất của các nhà máy thủy điện, việc giảm tổn thất, hạ giá thành của hệ thống. Do đó, giá bán điện điều chỉnh chỉ mang tính ngắn hạn không thích hợp với đặc điểm của sản phẩm điện năng là cần sự ổn định nhằm giảm thiểu tác động bất lợi đến ổn định kinh tế và an sinh xã hội.

Tiến sĩ Ngô Đức Lâm, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam, nhận xét, biểu giá điện do EVN đưa ra lấy ý kiến ở các hội thảo vừa qua vẫn là một bản nghiên cứu giản đơn, nặng về phục vụ lợi ích cho nhà sản xuất mà chưa thể hiện đầy đủ khía cạnh đảm bảo tính minh bạch, công bằng giữa sản xuất và tiêu dùng. Ba phương án đưa ra còn phiến diện, chưa đủ căn cứ khoa học đối với người làm chính sách.

  Vì đâu dân 'chán' giá điện? - Ảnh 3

Các kịch bản nêu ra trong phương án 3

Báo TTO dẫn lời PGS.TS Ngô Trí Long – nguyên viện phó Viện nghiên cứu Thị trường giá cả cho biết, việc xây dựng cơ cấu biểu giá điện cần phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản: Thứ nhất, là tiết kiệm, thứ hai là tác động tới sản xuất và đời sống, an ninh xã hội. Thứ ba, vì điện là độc quyền nên giá Thủ tướng sẽ quyết, doanh nghiệp dựa vào đó để xây dựng biểu giá phù hợp.

Từ những phân tích trên, vị chuyên gia cho rằng cả 3 phương án: giữ nguyên biểu giá điện hiện hành, càng dùng nhiều càng đắt; Phương án thứ hai là đồng giá 1.747 đồng/kWh – mức giá bình quân các bậc thang của biểu giá điện hiện tại; Phương án thứ ba, theo EVN sẽ còn 3 – 4 bậc thang thay vì là 6 bậc, đều không đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc này.

Ngành điện có những đóng góp lớn cho xã hội tuy nhiên cũng theo TS Ngô Đức Lâm, mỗi lần điều chỉnh giá điện, sự đồng thuận của người dân không cao, thậm chí bị phản ứng gay gắt chỉ vì ngành điện độc quyền còn rất lớn.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị An thì cho biết, qua tiếp xúc, cử tri nhiều nơi bức xúc và muốn bỏ chữ “thượng đế” khi là người tiêu dùng điện vì chưa được đối xử như đúng nghĩa.

Kiều Hương (T.H)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.