ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Nguồn: www.nguoiduatin.vn
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vì sao Nga sẽ không thể sa lầy ở chiến trường Syria?
Monday, October 19, 2015 1:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nga sẽ không thể sa lầy ở Syria một khi những toan tính của Putin còn đang đạt những ưu thế thuận lợi.

  Vì sao Nga sẽ không thể sa lầy ở chiến trường Syria? - Ảnh 1

Tổng thống Mỹ Obama, Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Syria Assad

Tác giả Sarwar Kashmery đã có bài phân tích trên tờ Huffington Post về những lý do mà Nga có đủ tự tin để tránh một kịch bản sa lầy mà Mỹ đang mong đợi.

Những lời chỉ trích nhắm vào hành động quân sự của Nga tại Syria chủ yếu thường cho rằng Nga rồi sẽ sa lầy tại nơi đây giống như Liên Xô gặp phải vào những năm 1970 ở Afghanistan.

Tuy vậy, mọi suy đoán sẽ không thể nói trước được điều gì trước những diễn biến đang xảy ra tại Syria.

Bởi lẽ, Tổng thống Putin đã xây dựng sẵn một chiến lược cho mình với những điều chỉnh hợp lý trong mọi đường đi nước bước trên bàn cờ Trung Đông nhằm tiến tới mục đích là sẽ sớm gặt hái được những lợi ích địa chính trị đáng kể.

Nhìn lại cuộc chiến can dự của Liên Xô vào Afghanistan năm 1979. Lý do Liên Xô thất bại tại đây vốn dĩ do vị thế địa hình đồi núi hiểm trở, cùng với sự căm ghét từ xa xưa của Afghanistan đối với những nước ngoại bang và sự trợ giúp bằng vũ khí đến từ Mỹ.

Khác với mục tiêu của Liên Xô lúc đó, lần này mục đích chính của Nga bắt nguồn từ việc thúc đẩy quân sự của mình ở Trung Đông, từ đó tạo nền tảng để kiến tạo và đạt được các lợi ích khác so với mục tiêu ban đầu.

Tính toán của ông Putin được dựa trên năm thực tế sau.

Thứ nhất, Mỹ đang tự khiến bản thân mình sa vào vũng lầy ở Trung Đông. Bởi mặc dù nước này công khai tuyên bố rằng “Assad phải ra đi,” và đã hứa sẽ “làm suy yếu và tiêu diệt nhà nước Hồi giáo” nhưng lại không cam kết triển khai các lực lượng quân sự để đạt được kết quả của một trong hai mục tiêu kể trên.

Mỹ đã có thời gian đủ lâu để hành động nhưng tình hình khu vực này vẫn không có những chuyển biến đáng kể. Bất cứ ai cũng đều nhận ra trên thực tế chính phủ Assad vẫn còn đó và Nhà nước Hồi giáo giờ đây đã phát triển lớn mạnh hơn.

Sự chần chừ của Mỹ đã tạo cơ hội cho Nga chen chân vào Syria nắm thế chủ động. Dù biết lợi thế của mình nhưng ông Putin nhận ra rằng Mỹ sẽ không mặn mà với một hợp tác quân sự lớn ở tại nơi mà nước này đã không còn gặt hái được bất kỳ lợi ích quốc gia nào quan trọng.

Tuy vậy mọi động thái của Mỹ giờ đây sẽ phải phụ thuộc ít nhiều từ các hành động của Nga.

Thứ hai, ông Putin nhận thức sâu sắc về những hệ lụy gây ra bởi các dòng người tị nạn liên tục đang đe dọa nền kinh tế và lung lay sự cố kết giữa các nước thành viên Liên minh châu Âu.

Các nước thuộc liên minh nhận ra một giải pháp lâu dài với cơn ác mộng người tị nạn đó là phải giải quyết từ gốc xung đột ở Trung Đông, chứ không phải bằng cách sử dụng giải pháp xây dựng các hàng rào pháp lý ngăn cản dòng người nhập cư. Còn Nga đang là nước nắm đằng chuôi trong việc giải quyết cuộc xung đột này.

Thứ ba, đối tác của Nga ở Syria – Tổng thống Bashar al-Assad đang bị chiếm đoạt thêm những phần lãnh thổ của mình trong cuộc nội chiến ở Syria. Đặt các căn cứ đất liền của Nga nơi có sơ sở hải quân nước ngoài và hệ thống tình báo tại Trung Đông bị đe dọa. Đây là một vấn đề mà Nga cần thiết phải hành động theo nghĩa vụ và lợi ích của mình.

Thứ tư, Putin nhận thấy sự hấp dẫn nguy hiểm của Nhà nước Hồi giáo cực đoan đối với công dân trong các nước Cộng hòa Hồi giáo thuộc Liên bang Nga là vấn đề đáng lo ngại.

Với hàng ngàn công dân đang chiến đấu ủng hộ Nhà nước Hồi giáo, Putin lo sợ biết đâu một ngày nào đó họ sẽ quay lại để dùng sức mạnh của mình trực tiếp chống lại nước Nga.

Putin sẽ cần giải quyết vấn đề Nhà nước Hồi giáo càng sớm càng tốt nhằm tránh một hiểm họa đối với nước Nga trong tương lai.

Và cuối cùng, yếu điểm tệ hại của nền kinh tế Nga, đó là dựa gần như hoàn toàn vào giá năng lượng toàn cầu đang rơi tự do trong hơn một năm qua. Sự suy giảm nguồn lợi kinh tế càng được tăng thêm bởi lệnh trừng phạt kinh tế đến từ phương Tây.

Nền kinh tế của Nga lao đao, Putin cần phải tìm một giải pháp để khắc phục.

Putin đã đặt tất cả những vấn đề này lại và đưa ra một kế hoạch chung để cùng một lúc cung cấp một lối thoát cho không chỉ những vấn đề của Mỹ ở Syria mà còn giải quyết cả những áp lực đang đè nặng lên vai châu Âu.

Thêm vào đó đảm bảo nâng cao vai trò các hoạt động quân sự, lợi ích tình báo của của Nga và đồng minh. Bên cạnh đó tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo và đưa nước Nga vào cán cân quyền lực ở Trung Đông. Giảm thiểu các lệnh trừng phạt kinh tế đang nhắm vào Nga.

Những diễn biến thực tế trong những ngày qua đang đảm bảo cho giải pháp của Putin đang đi đúng hướng.

Nga đã bước vào cuộc xung đột Trung Đông trong liên minh với Iraq và Iran. Nga cũng có đủ sức mạnh quân sự để gây nên những đòn đánh có thiệt hại nghiêm trọng đến các lực lượng chống Assad và đội quân của Nhà nước Hồi giáo. Theo dự báo Putin sẽ đạt được thành công đáng kể trên chiến trường trong vòng 30-60 ngày.

Sau khi có có những kết quả thuận lợi, Putin sẽ cung cấp quân tham gia cùng với lực lượng liên minh do Mỹ dẫn đầu để tiêu diệt những cơ sở vật chất và các tàn quân Hồi giáo còn sót lại theo đúng mong muốn của Mỹ.

Động thái tiếp theo của Nga sẽ là giúp thiết lập “an toàn khu” ở Syria, trong đó Syria và các người tị nạn khác có thể tìm thấy các nơi trú ẩn an toàn mà không cần phải vượt biên sang các nước châu Âu cho đến khi điều kiện ở quê hương của họ cải thiện để có thể trở về nhà.

Đối với Mỹ và châu Âu, đề nghị của Nga sẽ là một phương án “cứu trợ” mà họ không thể từ chối. Châu Âu sẽ có cơ hội để đẩy những dòng người tị nạn tránh xa các nước trong lục địa của mình. Trong khi Mỹ trên danh nghĩa người đứng đầu sẽ nắm lấy cơ hội để tiêu diệt nhà nước Hồi giáo thông qua sức mạnh của Nga và đồng minh mà không cần phải cam kết triển khai các lực lượng mặt đất.

Điều đó hoàn toàn có lợi cho Mỹ trong việc tránh một cam kết quân sự dường như sẽ kéo dài vô tận tiêu tốn tiền thuế của người dân Mỹ hàng triệu đô la một ngày. Không chỉ vậy, Mỹ cũng sẽ lấy lại được niềm tin trong mắt đồng minh của mình.

Đổi lại Putin sẽ yêu cầu một vị trị quan trọng trên bàn đàm phán các bên trong việc xác định tương lai của khu vực. Ông cũng sẽ yêu cầu tương lai của Syria và Assad được để lại cho Nga quyết định, và tất nhiên lợi thế lớn nhất của Nga đó là các lệnh trừng phạt kinh tế sẽ bớt khắc nghiệt.

Mỹ có thể sẽ trốn tránh việc đưa ra những quyết sách giảm bớt trừng phạt kinh tế đối với Nga, nhưng áp lực của châu Âu lên phía Mỹ sẽ đảm bảo rằng ông Putin sẽ có được những lợi thế đó.

Có thể thấy mọi hành động mục đích của Putin đều có sự tính toán kỹ lưỡng dựa trên tình hình thực tế. Một hành động của Nga sẽ tiến tới đạt được rất nhiều giải pháp cho các bên cùng có lợi.

Nếu như mọi diễn biến đi theo đúng như ý của Putin, gần như sẽ chẳng có một vũng lầy nào mà Nga có thể sa xuống ở Syria.

Kiên Trương (theo Huffington Post)

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.