ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cẩn thận với Cách mạng Xanh
Wednesday, November 18, 2015 20:33
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Việt Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
William Moseley, African Arguments
Nhiều chính phủ và cơ quan nhìn nhận Cách mạng Xanh của Ấn Độ năm 1960 như một thành công to lớn mà Châu Phi nên học tập. Tuy nhiên, tỉ lệ nông dân Ấn Độ tự tử tăng vút lại đang cho chúng ta biết một câu chuyện khác.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1Fdm5GUE10djRUcy9WazFBbFRod29GSS9BQUFBQUFBQWFFcy9LZ2RXUmhMNFo5NC9zNjQwL2dyZWVuLXJldm9sdXRpb24tcGhvdG8tUmFqYXJzaGktTWl0cmEuanBn
Châu Phi phải học bài học từ cuộc Cách mạng Xanh đầy mâu thuẫn này của Ấn Độ. Ảnh: Rajarshi Mitra
Cộng đồng phát triển đã chỉ trích không ngớt sự chậm dãi trong việc cải tổ hoạt động nông nghiệp tại Châu Phi. Chẳng phải từ thời thuộc địa người ta đã chỉ trích những nông dân nhỏ bé một cách dễ dàng vì sự trì trệ của lục địa này. Công thức phát triển nông nghiệp chuẩn nhằm giải quyết vấn đề này, được phát triển tại những khu vực khác trên thế giới, đó là áp dụng công nghệ mới và thương mại hoá lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo châu Phi nên nhìn kỹ trước khi mờ mắt khuyến khích nông dân của họ áp dụng cách tiếp cận nặng tư bản này.
Hệ quả đưa tới không khá hơn sự tang thương tại Trung Ấn. Sau bốn năm hạn hán liên tục, khu vực Marathwada của Bang Maharashtra đã trỗi dậy như một thủ đô của nông dân tự sát. Nằm ở trung tâm Ấn Độ, khu vực này có diện tích ngang Sierra Leone và có dân số ngang với Mali hay Burkina Faso. Không giống như khu vực sa-van ở Tây Phi, nông dân ở khu vực khá nghèo này thường chỉ trồng những nông sản chịu hạn tốt như cao lương và kê, cũng như một số nông sản khác tương tự. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng Xanh năm 1960 – một nổ lực quốc tế nhằm nâng cao năng suất nông sản với việc sử dụng hạt giống lai, phân bón và thuốc trừ sâu – khuyến khích nông dân ở khu vực này không trồng nhiều loại nông sản nữa mà chỉ tập trung vào sản xuất những cây trông để bán lấy tiền như bông và đậu nành.
Nguyên nhân dẫn tới phần đông nông dân tự sát ở khu vực này đó là nợ nần. Nông dân vay tiền để mua hạt giống, thuốc trừ sâu để đổi lại giá thành thấp, côn trùng xâm hại hoặc hạn hán. Giá bán thấp, các nông dân bị nợ nần quay sang vay từ những nguồn nguy hiểm hơn (chủ yếu là các chủ cho vay nặng lại trong cùng làng). Đáng tiếc, cái vòng luẩn quẩn này thường dẫn tới việc người đàn ông chính trong gia đình bần nông phải tự tử để tránh tiếng xấu, thường để lại những đứa con và người vợ nghèo đói hơn.
Tính từ đầu năm tới nay, đã có 660 nông dân tại khu vực Marathwada tự tử. Con số này cao hơn với con số 422 cùng kỳ năm ngoái. Chưa kể con số thống kê của năm 2015, đã có gần 300.000 nông dân tự tự tại Ấn Độ tính từ năm 1995 cho tới 2014. Khác với những khu vực khác trên thế giới nơi tỉ lệ người đô thị tự tử nhiều hơn người nông dân, tỉ lệ nông dân tự tử tại Ấn Độ là gần 50% cao hơn so với tỉ lệ tự tử chung. Những người tự tử tập trung chủ yếu vào những nông dân đã trồng bông hoặc đậu nành chỉ nhằm mục đích bán (trái ngược với những nông dân trồng lương thực để ăn).
Một điểm sáng đó là sự thất bại trong nông nghiệp của Ấn Độ ít khi dẫn tới nạn đói bởi vì hệ thống phân bố công rộng khắp của chính phủ đã đảm bảo nhu cầu lương thực thiết yếu và giá thành phải chăng cho người nghèo.
Tuy nhiên, tình trạng nông dân tự tử là một cảnh báo đối với chính quyền. Quan điểm chủ yếu, thường được thể hiện trên truyền thông địa phương của Ấn Độ, đó là hệ thống nông nghiệp sử dụng chất hoá học, trồng nông sản để bán về căn bản rất hợp lý và cuối cùng sẽ mang tới cho bà con thành công. Chỉ cần thay đổi một số vấn đề như bảo hiểm nông sản, vốn vay hợp lý, nước, giống và phân bón giá rẻ.
Nhưng hướng tiếp cận của Cách mạng Xanh lên nông nghiệp có thật hợp lý đối với khu vực này của Ấn Độ và Châu Phi có thể học gì từ cuộc khủng hoảng hiện tại?
Trong khi năm nay được xem là tệ hơn bao giờ hết, mùa mưa chỉ đạt 50% mức thông thường, nhiều nông dân Ấn Độ đang phải chật vật ngay cả trong điều kiện tốt nhất năm. Vài thập kỷ chồng bông tại Marathwada đã dẫn tới đất bị bạc màu, năng suất nông sản thấp đi làm cho họ phải sử dụng phân bón hoá học ngày càng nhiều hơn. Thêm nữa, ý tưởng tăng lượng nước tưới không hề thực sự hữu dụng vì nhiều thành phố tại khu vực này đang phải thắt chặt việc sử dụng nước trong những năm khô hạn này. Điều hướng nước thêm cho nông nghiệp chỉ khiến cho nguồn nước ngầm ngày càng cạn kiệt nhanh hơn mà thôi.
Liệu có chăng một phương án xanh khác?
Có những tiếng nói khác tại Ấn Độ vào lúc này đang yêu cầu một hướng tiếp cận mới cho nông nghiệp. Một số NGO đang làm việc trên các cánh đồng thử nghiệm nhằm đưa ra những công nghệ nông nghiệp sinh thái mới. Chúng bao gồm việc đưa các giống cây trồng vào các hệ thống nông nghiệp đa dạng nhằm gìn giữ màu đất và giải quyết vấn đề sâu bọ, sử dụng giun đất khiến cho đất màu mỡ hơn, trồng cây hút ít nước, và các kỹ thuật thu hoạch thuỷ lợi mới và phương pháp bảo tồn. Lợi ích của hướng tiếp cận thay thế này đối với nông nghiệp đó là nó không phụ thuộc vào đầu vào đắt đỏ, do đó nông dân không phải chấp nhận rủi ro nợ nần vốn đã dẫn tới vấn đề tự tử bấy lâu nay. Nó bền vững hơn về lâu về dài bởi vì nó đòi hỏi ít màu đất và nguồn nước hơn.
Bởi sự đoản mệnh của Cách mạng Xanh đối với bang Maharashtra của Ấn Độ, không chỉ chính phủ Ấn Độ phải bắt đầu suy nghĩ lại hướng tiếp cận đối với nông nghiệp. Chúng ta phải tìm cách áp dụng kinh nghiệm Cách mạng Xanh của Châu Á lên tương lai của Châu Phi.
Các tổ chức như Liên minh Cách mạng Xanh Phi Châu (AGRA), Gates Foundation, và US Agency of International Development (USAID), đưa ra lập luận rằng Cách mạng Xanh đầu tiên phần lớn đã bỏ qua Châu Phi. Kết quả, theo các tổ chức này, đó là Châu Phi vẫn còn một tiềm năng nông nghiệp lớn và một nạn đói triền miên. Những người ủng hộ một Cách mạng Xanh mới cho Châu Phi cho rằng việc gia tăng sử dụng hạt giống đã được cải thiện, phân bón và thuốc trừ sâu, cùng với lĩnh vực nông nghiệp thương mại bao gồm sử lý nông nghiệp, sẽ tăng thu nhập cho nông dân và chấm dứt nạn nói.
Nhưng các tổ chức hỗ trợ và chính quyền châu Phi nên cẩn thận nghiên cứu kinh nghiệm của Ấn Độ với cuộc Cách mạng Xanh đầu tiên trước khi áp dụng hướng tiếp cận này một cách vội vàng. Trong khi cách này phù hợp đối với nông dân giàu có hơn trong khu vực, chiến lược nặng về tài chính này quá rủi ro và ảnh hưởng tới môi trường cho nông dân nghèo hơn. Họ phải hiểu rằng luật pháp của Ấn Độ nhằm đảm bảo người dân được tiếp cận lượng thực giá rẻ chủ yếu để chống lại nạn đói chứ không phải để tìm kiếm công nghệ nông nghiệp bền vững.
_______
William G. Moseley là giáo sư Địa lý và Nghiên cứu Châu Phi tại Macalester College tại Saint Paul, Hoa Kỳ. Ông hiện nay đang trong kỳ nghỉ và du lịch tại Ấn Độ. Theo dõi giáo sự Moseley tại @WilliamGMoseley.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.