ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Cựu kỹ sư phần mềm Apple trở về Việt Nam bán nước mắm cho Mỹ
Saturday, November 7, 2015 21:01
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Thuộc thế hệ đầu tiên sang Mỹ định cư sau chiến tranh, một cựu kỹ sư phần mềm Apple nghỉ hưu trở về Việt Nam làm nước mắm bán cho Mỹ.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1zLWlFN0trOUpMRS9WajRmWGJ0LVNhSS9BQUFBQUFBQVozcy9INE80S01mVXU0OC9zMTYwMC9udW9jLW1hbi1hcHBsZS12bi0wMTA3MTMtMS5qcGc=
Cường Phạm (áo đen bên phải) trông chẳng khác gì cư dân địa phương.
Trên bãi biển của khách sạn Sasco Blue Lagoon Resort tại Phú Quốc, Paul Qui, quán quân cuộc thi Bravo’s Top Chef năm 2011 của Mỹ, đang chuẩn bị món tôm xốt cà cho một đoàn 20 thực khách quốc tế. Paul dành hơn nữa thời gian cho món nước xốt được nấu theo phong cách ẩm thực Đông Nam Á và phương Tây kết hợp gồm cà chua, nước dừa tươi, nghệ, tỏi và nước mắm Phú Quốc, đặc sản của đảo này.
Cùng với Paul Qui, có ba đầu bếp trưởng nổi tiếng tại các nhà hàng cao cấp ở Mỹ cũng tham gia buổi trình diễn này là: Edward Lee, đầu bếp nổi tiếng của chương trình truyền hình ẩm thực Iron Chef America và Top Chef; Bryan Casweel, chủ nhà hàng REEF đồng thời là người dẫn chương trình BBQ trên kênh Food Network (Mỹ) và Stuart Briozav, quản lý một trong mười nhà hàng hấp dẫn nhất thế giới 2012 là Tapawingo. Nội dung chính của chuyến đi gần nửa tháng của đoàn khách gồm các chuyên gia đầu bếp quốc tế và phóng viên nước ngoài này là khám phá văn hóa ẩm thực Việt Nam. Trong đó, điểm nhấn là hoạt động tìm hiểu về nước mắm tại Phú Quốc vốn được xem là “quốc hồn quốc túy” của Việt Nam nhưng còn lạ lẫm với chuyên gia ẩm thực phương Tây.
Người đứng sau chiến dịch tiếp thị quốc tế được tổ chức công phu này là Cường Phạm, 54 tuổi, ông chủ hãng nước mắm Red Boat (Thuyền buồm đỏ). Đặt tên như vậy, theo ông Cường, gợi hình ảnh truyền thống của con thuyền đánh cá và màu đỏ biểu tượng cho sự hăng hái, cũng như quan điểm Đông phương. Cựu kỹ sư máy tính người Mỹ gốc Việt này trở về với nghề truyền thống với tham vọng đưa thương hiệu nước mắm Việt Nam thống trị thị trường Mỹ.
Từ sáng sớm, ông Cường đích thân dẫn đoàn chuyên gia ẩm thực quốc tế đi chợ và xuống nhà máy để trực tiếp lựa chọn gia vị nước mắm trước khi đoàn đầu bếp trình diễn trong buổi tối. Đối với người phương Tây, nước mắm không phải là một gia vị quen thuộc, thậm chí “hơi nặng mùi”. Sau khi trực tiếp nếm thử nước mắm của hãng Red Bout, Paul Qui cho rằng, nó là loại nước mắm gây ấn tượng với ông do hương thơm nguyên chất và vị đậm đà của cá trong từng giọt nước mắm.
Bạn sẽ không tìm được nước mắm Reb Boat ở chợ hay các siêu thị trong nước do tất cả các sản phẩm được xuất sang thị trường Mỹ. Sang định cư năm 1979, cho đến tận năm 2005, ông mới trở về Việt Nam. Trong lần về thăm Phú Quốc, ông ngạc nhiên nhận ra rằng sản phẩm tại đây đậm đà và thơm nồng hơn hẳn các sản phẩm nước mắm cùng xuất xứ được bày bán ở Mỹ. Tìm hiểu kỹ, ông phát hiện ra rất nhiều sản phẩm như vậy là hàng nhái của các công ty ở Thái Lan. Vốn sinh ra trong một gia đình có nhiều đời sản xuất nước mắm, ông Cường nuôi hy vọng có thể sản xuất và đưa nước mắm Phú Quốc đúng nghĩa vào thị trường Mỹ.
Ông Cường chia sẻ: “Nước mắm Phú Quốc được sản xuất tại vùng biển của hòn đảo này là ngon nhất do chất lượng cá cơm của khu vực này hơn hẳn chất lượng cá cơm ở vùng biển khác”. Năm 2007, ông mua lại một nhà thùng nước mắm tại Phú Quốc, ban đầu chỉ có 16 thùng ướp. Theo quy trình làm nước mắm truyền thống có từ 200 năm trước của Phú Quốc, cá cơm sau khi được đánh bắt sẽ được trộn với muối và ngâm trong các thùng chứa lớn trong 12 tháng. Gần đây, để tăng lợi nhuận, các hãng nước mắm thường đẩy nhanh thời gian ngâm cá cơm và muối trong vòng mười tháng, sau đó xuất đi bán. Để đảm bảo độ nguyên chất và đậm đà, ông Cường quyết định giữ nguyên thời gian ướp cá theo quy trình cũ. Trung bình một thùng sẽ cho ra 3.000 lít nước cốt. Sau đó, loại nước mắm lấy lần đầu này sẽ tinh lọc cho bớt mặn và sau đó đóng chai Red Boat để xuất khẩu.
Cường Phạm giới thiệu công nghệ sản xuất nước mắm cho đoàn khách quốc tế.
Sau một năm chuẩn bị hồ sơ thủ tục và một năm ngâm cá muối, đến năm 2009, chuyến hàng 1.000 thùng nước mắm Red Boat đầu tiên cập cảng vào Mỹ. Sản phẩm được giới Việt kiều ủng hộ giúp ông Cường quyết định đầu tư thêm 14 thùng ướp vào cuối năm 2009 và nâng lên mức 80 thùng như hiện nay. Để có được nguồn nguyên liệu ổn định và đảm bảo chất lượng cá cơm ngon nhất, ông Cường hùn một phần vốn vào các tàu cá. Ngoài chất lượng con cá, góp phần nâng cao chất lượng nước mắm Phú Quốc là khâu ướp cá tươi tại tàu ngay khi mới đánh được.
HỌ NÓI GÌ VỀ RED BOAT?
Lần đầu tiên tôi thử Red Boat vào năm 2012, đến nay, tôi thường dùng nó khi ăn các buổi ăn truyền thống của phương Đông, thậm chí của các buổi ăn đậm chất phương Tây. Tôi xem đây giống như một gia vị bí mật của bản thân tôi. – Theo Tina Ujlaki, Tạp chí Food & Wine.
Tại Mỹ, hầu hết các nước mắm nhập từ Thái Lan và Singapore. Cường Phạm một người Sài Gòn sang Mỹ vào năm 1979 đã tìm về hương vị nước mắm quê hương Việt Nam và mang nó đến Mỹ. – Theo New York Time.
Theo ông Nguyễn Văn Phố, người quản lý nhà máy sản xuất nước mắm Red Boat từ năm 2009, ở Phú Quốc có khoảng 200 hãng sản xuất nước mắm. Theo thống kê của UBND huyện, năm 2010 chỉ có 120 nhà thùng và hiện đang giảm nhanh. Với số lượng 80 thùng, nhà máy Red Boat thuộc tầm trung, xét theo quy mô ở huyện đảo. Tuy nhiên Red Boat hiện là thương hiệu hiếm hoi xuất khẩu sang Mỹ và theo ông Cường, chỉ có nước mắm Red Boat mới có mặt trên quầy kệ của các siêu thị Mỹ, phục vụ đối tượng không chỉ Việt kiều, cư dân gốc Á và thương hiệu này đang muốn hiện diện hơn trong thực đơn ẩm thực phương Tây.
Trong giai đoạn khởi đầu Red Boat, ông Cường vẫn đi về giữa Mỹ và Việt Nam. “Nhiều người lúc đầu biết tôi về Việt Nam là để làm nước mắm nói tôi bị khùng đấy chứ”, ông Cường kể lại nhưng cho biết thêm, ông hài lòng với công việc hiện tại. Vợ ông, bà Anne Phạm cho hay: “Anh ấy có thể nói về nước mắm và Red Boat cả ngày”. Anne Phạm hiện đang làm trợ lý cho chồng. Hai trong ba người con đang giúp ba mẹ điều hành hoạt động của Reb Boat. Vừa nghỉ hưu, ông Cường dành hết thời gian, tâm trí và sức lực cho công việc kinh doanh của Red Boat, vốn đang trong giai đoạn cần đẩy mạnh tiếp thị. Trước khi đón đoàn chuyên gia ẩm thực và truyền thông Mỹ, ông đã về Việt Nam trước hai tháng để xây dựng thêm một văn phòng nhỏ và sửa sang lại mặt tiền của nhà máy. Người đàn ông cả đời làm việc trong phòng máy lạnh ở các công ty Mỹ giờ không khác gì dân địa phương, với chất giọng hơi hướng miền Tây, làn da ngâm đen của người vùng biển và trang phục hằng ngày là quần sooc, áo thun.
Nước mắm Red Boat ông Cường Phạm xuất khẩu sang Mỹ. Ông Cường học được từ Apple là sản phẩm phải có chất lượng.
Năm 1984, ông Cường vào làm việc cho hãng máy tính Apple. Sau đó ông chuyển sang làm lĩnh vực tư vấn phần mềm. Người có 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin ở Mỹ cho hay, ông từng nghĩ sẽ mở một hãng phần mềm của mình khi đã nghỉ hưu, nhưng rốt cuộc kế hoạch này không hứng thú bằng việc mang nước mắm, hương vị quê hương đến cho người Việt xa quê. Ông chia sẻ: Tôi nghĩ đơn giản, kinh doanh nước mắm thì cũng giống như làm phần mềm. Bạn phải thật sự hiểu rõ và tạo ra sản phẩm đúng như ý người tiêu dùng thì sản phẩm mới được ưa chuộng. Sau đó làm phân phối, tiếp thị, quảng bá sản phẩm. Nhưng trước hết phải là sản phẩm tốt”.
Ông Cường học được từ Apple là sản phẩm phải có chất lượng. Không nên cụ thể giá bán lẻ, ông cho biết, nước mắm Red Boat 40 độ đạm, loại cao cấp nhất có giá cao hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại. Giá bán một chai 500ml, độ đạm 40, trên website của Red Boat là 10 đô la Mỹ. Cũng như Apple, ông Cường không có ý định thay đổi chất lượng sản phẩm để bán với giá rẻ hơn. “Red Boat chỉ là sản phẩm cao cấp. Vì chất lượng như vậy, chúng tôi tự tin có thể cạnh tranh với nước mắm Thái Lan”.
Trong khi Cường Phạm đang cần mẫn mang nước mắm Phú Quốc chính hiệu sang thị trường rộng lớn bên kia bờ đại dương, giới ẩm thực cũng như truyền thông quốc tế bắt đầu chú ý hơn đến nước mắm Việt Nam, sau khi cô gái mù gốc Việt Christina Hà, vua đầu bếp mùa giải mới nhất đã giành thắng lợi quyết định trong vòng chung kết với món cơm tấm và cá kho tộ, đều sử dụng gia vị nước mắm Việt.
(Forbes VN)
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.