(Hồ sơ vũ khí) – Hệ thống “President-S” ra đời đánh dấu sự thành công rất lớn của Nga trong lĩnh vực phát triển các hệ thông bảo vệ trực thăng trước các cuộc tấn công bằng tên lửa phòng không.
Sự ra đời của tổ hợp tên lửa phòng không vác vai đã làm thay đổi cán cân lực lượng trên chiến trường lục quân. Giữa những năm 1960, các máy bay cường kích và trực thăng chiến đấu không lo bị đáp trả khi tấn công các căn cứ hậu phương bảo đảm cho các đơn vị chiến đấu của địch mà còn trở thành các “ông vua chiến trường”.
Các điểm treo thành phần của hệ thống mồi bẫy tên lửa “President-S” trên trực thăng. |
Pháo phòng không nòng dài khi đó kém hiệu quả, còn tên lửa phòng không không thể tiêu diệt chính xác mục tiêu ở tầm cực thấp. Tuy nhiên, cuối những năm 1960, tình hình đã có nhiều thay đổi.
Đầu tiên là Mỹ và ngay sau đó Liên Xô đã chế tạo các tổ hợp vác vai bắn các tên lửa có đàu tự dẫn hồng ngoại. Các tên lửa này phản ứng nhiệt do động cơ tên lửa phát ra và tiêu diệt mục tiêu chính xác.
Tháng 11-12/1969, Quân đội Ai Cập và Syria đã bắn hạ khoảng 20 máy bay và trực thăng của Israel. Khi đó, Quân đội Israel thực sự sốc nặng vì họ chưa bao giờ phải chịu tổn thất nặng nề đến vậy.
Một cú sốc lớn hơn sau đó mà đối tượng phải gánh chịu đó là không quân Mỹ trên bầu trời Việt Nam. Nhờ các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Liên Xô viện trợ cho Việt Nam, Không quân Mỹ đã mất hơn 200 máy bay và trực thăng.
Trạm chế áp quang điện tử laze. |
Quân đội Nga đã chịu thiệt hại nặng nề nhất trước các tổ hợp tên lửa phòng không trong các hoạt động tác chiến tại Chesnia. Tháng 8/2002, tại khu vực sân bay Khankala nhiều người đã chứng kiến cảnh tên lửa Igla-1M phóng chính xác vào động cơ “gã khổng lồ” Mi-26 khi chiếc trực thăng này đang hạ cánh làm thiệt mạng cùng lúc 115 người.
Sau những thất bại cay đắng, như một chân lý tất yếu cần phải khám phá, các nhà chế tạo vũ khí trên khắp thế giới, đặc biệt là Nga đã bắt đầu lao vào công cuộc săn lùng và nghiên cứu các phương pháp bảo vệ thiết bị bay trước các cuộc tấn công bằng đầu tự dẫn nhiệt.
Hệ thống bảo vệ trên khoang (hệ thống mồi bẫy tên lửa) “President-S” ra đời đánh dấu sự thành công rất lớn trong tiến trình phát triển hệ thống bảo vệ máy bay và trực thăng trước các cuộc tấn công bằng tên lửa phòng không.
Sơ đồ bố trí hệ thống quang điện tử của tổ hợp bảo vệ cơ sở trên trực thăng chiến đấu Ka-50. |
Hệ thống này dùng để bảo vệ máy bay và trực thăng trước các cuộc tấn công băng các tổ hợp tên lửa phòng không và đường không, cũng như các tổ hợp pháo phòng không của đối phương bô trí trên mặt đất hoặc các mục tiêu dưới biển.
“President-S” có nhiệm vụ phát hiện các mối de dọa tấn công máy bay bằng các loại máy bay tiêm kích, các tổ hợp tên lửa phòng và pháo phòng không, tiêu diệt (chế áp) các đầu tự dẫn quang học của các tên lửa đường không và phòng không (gồm các đầu tự dẫn của tên lửa phòng không vác vai), chếp áp vô tuyến điện các đầu tự dẫn radar cũng như các trạm dẫn bắn của các tổ hợp pháo phòng không của đối phương.
“President-S” cho phép phát hiện và theo dõi tên lửa tấn công, phóng nguồn phát xạ laze đa phổ đến đầu tự dẫn quang học hoặc gây nhiễu chủ động cho các đầu tự dẫn của tên lửa.
Tùy thuộc vào chủng loại và chức năng của thiết bị bay, trong thành phần của “President-S” thường gồm thiết bi điều khiển, trạm cảnh báo bức xạ laze, trạm cảnh báo tấn công tên lửa, trạm gây nhiễu tích cực, trạm chế áp quang điện tử laze…
“President-S” do Tập đoàn Công nghệ Vô tuyến điện (trực thuộc Rostekh) của Nga sản xuất trên cơ sở các khối (trạm), có thể bố trí trong hoặc ngoài các điểm treo trên thân máy bay hoặc trực thăng.
Nguyễn Hoàng