ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Tịnh Liên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
“Người không vì mình, trời tru đất diệt” trong kinh Phật có nghĩa thế nào?
Tuesday, November 10, 2015 19:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Văn hóa thần truyền

Trong kinh Phật, câu “Người không vì mình, trời tru đất diệt”có nghĩa như thế nào?

Từ trước tới giờ, tôi vẫn luôn nghĩ câu “người không vì mình, trời tru đất diệt” có nghĩa là: Một người nếu như không vì mình mà mưu lợi, mưu quyền, mưu sắc… thì sẽ bị trời đất trách cứ, trừng phạt. Cho nên, ở nơi làm việc, tôi luôn đặt lợi ích của mình lên trên hết, cho dù có phải tổn hại một chút đến người khác để đảm bảo quyền lợi của mình thì tôi cũng làm, bởi vì tôi cho rằng việc làm của mình là phù hợp với đạo lý “người không vì mình, trời tru đất diệt” này.

Vì vậy, hôm tôi nghe thấy cậu bạn của tôi là Tùng Lâm nói rằng “người không vì mình trời tru đất diệt”, thì bản năng trong tôi nghĩ rằng “Tùng Lâm cũng là một người hiểu đạo lý, cũng biết nghĩ đến lợi ích thiết thực của bản thân!”

Nhưng, điều khiến tôi bất ngờ là Tùng Lâm nói rằng, tôi đã hiểu sai hoàn toàn ý của cậu ấy và cũng là hiểu sai hoàn toàn nghĩa của câu “người không vì mình, trời tru đất diệt”.

Sau khi nghe cậu ấy giải thích cặn kẽ, bây giờ tôi mới biết được: “người không vì mình, trời tru đất diệt” là câu nói có xuất xứ từ “Phật thuyết thập thiện nghiệp đạo kinh”.

Trong tập 24 của kinh có viết câu: “Nhân sinh vi kỷ, thiên kinh địa nghĩa, nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt.” (Người sống vì mình là đạo lý hiển nhiên, người không vì mình trời tru đất diệt). Và trong đó ý nói rằng: Không sát sinh, không ăn trộm ăn cắp, không tà dâm, không nói dối, không hai lời, không khinh ngữ, không ác khẩu, không tham lam, không oán hận, không tà kiến thì mới là “vì mình”.

“Không vì mình” thì sẽ tạo ra hậu quả xấu, “không vì mình” thì sẽ tạo thành tai họa, và chỉ có “vì mình” (tức là không làm những điều trên) thì mới không bị trời tru đất diệt.

Trong câu “người không vì mình, trời tru đất diệt”, từ “vì mình” có ý là yêu cầu “mình” tuân theo phép tắc đạo đức chứ không phải có ý nghĩa giống với từ “vì mình” mà chúng ta thường nghĩ.

Do đó, có thể thấy theo ý chỉ của Phật thì người “vì mình” là người không màng danh lợi, siêu thoát khỏi ngoại vật…

Hiển nhiên, “người không vì mình, trời tru đất diệt” mà chúng ta bình thường lý giải là có nghĩa hoàn toàn đối lập với ý nghĩa của câu này trong kinh Phật.

Ví như chúng ta thường hiểu: Người kinh doanh, vì mình mà mưu lợi thì phải sử dụng những nguyên liệu rẻ tiền để tạo ra sản phẩm cho dù những nguyên liệu đó gây hại cho sức khỏe của con người. Hay, nhân viên vì mình mà khôn khéo, lừa lọc người khác để được chức vị cao… Những điều này trên bề mặt xem ra là “vì mình” nhưng kỳ thực lại đang là hại mình đấy!

Quả thực, có nhiều người chúng ta vẫn thường hiểu sai về ý nghĩa của câu nói này, thậm chí còn dựa theo cách hiểu sai để làm những điều không đúng đắn. Hy vọng, mọi người sau khi đọc xong có thể đối chiếu xem cách hiểu của mình đã đúng chưa để cải biến cho phù hợp!

Theo Secretchina, Daikynguyenvn.com

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.