Tín đồ Hồi giáo người Việt: “Jihad đâu phải là thánh chiến…”
Sunday, November 22, 2015 3:14
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo
Đức Huy
Phần đông người ngoài cuộc khi nhắc đến jihad thường nghĩ ngay đến những phần tử Hồi giáo cực đoan bịt kín mặt, tay cầm súng. Nhưng liệu sự thật đơn giản chỉ có vậy?
Với khả năng sử dụng tiếng Arab cùng vốn kiến thức tích lũy được từ nhiều năm đọc và nghiên cứu Kinh thánh Qur’an, chị Hà đã chỉ ra những quan niệm sai lệch của người ngoài cuộc về Hồi giáo do ảnh hưởng từ truyền thông.
Một trong số đó là cái nhìn phiến diện về jihad, thường được báo chí Việt Nam dịch là các phần tử Hồi giáo thánh chiến. Nhưng thực chất, theo chị Hà, khái niệm này mang hàm ý sâu xa hơn thế rất nhiều.
Jihad không chỉ là bạo lựcVới khả năng sử dụng tiếng Arab cùng vốn kiến thức tích lũy được từ nhiều năm đọc và nghiên cứu Kinh thánh Qur’an, chị Hà đã chỉ ra những quan niệm sai lệch của người ngoài cuộc về Hồi giáo do ảnh hưởng từ truyền thông.
Một trong số đó là cái nhìn phiến diện về jihad, thường được báo chí Việt Nam dịch là các phần tử Hồi giáo thánh chiến. Nhưng thực chất, theo chị Hà, khái niệm này mang hàm ý sâu xa hơn thế rất nhiều.
Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi của chúng tôi với chị Hà:
PV: Đối vớinhiều người tôi đã từng tiếp xúc, Hồi giáo trong mắt họ là một tôn giáo bạo lực. Chị nghĩ thế nào về cách hiểu này?
Chị Hà: Thế giới hiện có 1,5 tỉ người theo đạo Hồi. Nếu nghĩ rằng người Hồi giáo nào cũng có dã tâm tàn sát bất kì ai xung quanh như thế thì theo anh bây giờ còn bao nhiêu người giữ nguyên được cái đầu trên cổ?
Các tín đồ Hồi giáo Indonesia Ảnh: James Walsh (murdoch.edu) |
Các tín đồ Hồi giáo IndonesiaHơn nữa là nếu chúng ta nhìn vào từng khu vực cụ thể, tại sao Malaysia hay Indonesia cũng chủ yếu theo đạo Hồi mà họ không quay ra chặt đầu những người Ấn và người Hoa xung quanh họ?
Khi cộng hết Al-Qaeda, IS, hay Boko [Haram] vào, liệu được bao nhiêu? Tôi không biết người khác nghĩ gì, nhưng nếu nhìn vào con số thực tế và so sánh tương quan sẽ thấy không phải như vậy.
PV: Vậy theo chị thì Hồi giáo không phải là một tôn giáo bạo lực. Vậy chị giải thích thế nào về các phần tử Hồi giáo cực đoan hàng ngày vẫn là tâm điểm của các tin khủng bố trên TV, báo đài?
Chị Hà: Nếu quay lại cái gốc duy nhất của Hồi giáo là Qur’an, thì những gì mà các phần tử cực đoan này đang làm thực chất không giống với bản chất [Hồi giáo] chút nào. Mà ngược lại, họ đang tích cực bôi nhọ và làm tổn hại cho Hồi giáo.
Khi người ngoài không đọc Qur’an, không nắm được bối cảnh mà chỉ biết việc các phần tử cực đoan đi chém giết, thì đương nhiên cái họ nhìn thấy sẽ là một Hồi giáo bạo lực.
PV: Theo tôi được biết thì các phần tử cực đoan vẫn tự gọi mình là các chiến binh thánh chiến jihad, những người dùng bạo lực để áp đặt Hồi giáo lên đầu người khác. Theo chị thì tại sao họ lại tự cho mình cái nhiệm vụ như vậy?
Chị Hà: Nếu nói rằng jihad chỉ có bạo lực thì cái đó là sai hoàn toàn. Jihad không phải là thánh chiến. Trong tiếng Arab, từ này nghĩa là “đấu tranh”, và có 3 lớp nghĩa.
“Jihad không chỉ có bạo lực” Ảnh: John Jokinen (IslamicImageFind.info) |
Thứ nhất, đối với người Hồi giáo, phấn đấu để hoàn thiện bản thân là việc mà họ phải làm hàng ngày. Hiểu đơn giản thì cuộc sống con người lúc nào mà chẳng phải cố gắng để sống tốt hơn. Đây cũng làjihad.
Thứ hai, người Hồi giáo có trách nhiệm đấu tranh vì sự thật và làm những điều đúng đắn. Ví dụ nếu sếp của tôi là người lươn lẹo, hay nói dối, nhưng dù bị áp lực phải làm theo tôi vẫn quyết định không làm vì Hồi giáo nghiêm cấm sự dối trá. Đó cũng là jihad.
Hay là những việc nhỏ nhặt như vứt rác ra đường hay gian lận trong giờ kiểm tra, người khác làm thế không có nghĩa là tôi có thể làm như họ. Đấy cũng là jihad.
Nói tóm lại thì đức tin trong Hồi giáo là một quá trình chứ không phải anh cứ hô lên là tôi tin thì có ngay được. Một người sẽ luôn cầnjihad là vì thế. Họ không hoàn hảo được và cũng không thể sửa ngay lập tức được.
Thứ ba mới đến jihad dùng vũ lực. Trong Qur’an, sự trừng phạt của Allah chỉ đến sau khi Chúa đã nhiều lần gửi sứ giả đến giảng đạo nhưng họ đều bị gây hấn và tìm cách hãm hại.
Còn cái quan điểm jihad chỉ có bạo lực thì lại xuất phát từ crusade (Thập tự chinh, những chiến dịch quân sự của Kitô giáo thời Trung cổ – PV).
Nó là cách hiểu của những người không nghiên cứu về Hồi giáo mà chỉ nhìn nó từ bên ngoài, theo cách hiểu của người Thiên chúa giáo phương Tây.
Kể cả trong chiến tranh, Hồi giáo cũng có những quy định cực kì nghiêm ngặt. Ví dụ như không được hại ai không cầm vũ khí. Khi quân địch bỏ chạy thì không được làm hại họ nữa mà phải đối xử tử tế, không được hành hạ.
PV: Các phần tử cực đoan thường bao biện cho các hành vi của mình rằng họ đang làm điều này dưới tên Allah. Vậy trong Kinh thánh hay các tài liệu khác của Hồi giáo có nói đến điều này không?
Chị Hà:Trong thế giới Hồi giáo thì giết một người vô tội là tội nghiêm trọng ngang với việc giết cả nhân loại. Vậy nên việc này là hoàn toàn không có cơ sở. Thêm vào đó, việc quy phục Allah là một việc hoàn toàn tự nguyện.
Trong Qur’an, kể cả Chúa tối cao còn không dùng quyền lực để ép con người phải tin, mà dành bao nhiêu thời gian để giảng giải cho họ hết thế hệ này đến thế hệ khác, thì con người lấy quyền gì ra mà đi ngược lại cái đó?
Cái chuyện bắt con người phải “đầu hàng dưới lưỡi kiếm của Hồi giáo” gì đó là hoàn toàn lầm lạc. Vì bản thân Hồi giáo theo riêng nghĩa của nó đã buộc người theo nó phải hiểu đây là chuyện cá nhân giữa tâm hồn của họ và Chúa tối cao.
Thế nên bàn đến chuyện đi xâm chiếm toàn thế giới và cáo buộc người khác tin là phản Hồi giáo (kufar trong tiếng Arab) thì không còn gì nực cười hơn.
PV: Vậy chị nghĩ thế nào về những gì mà các phần tử Hồi giáo cực đoan đang làm hiện nay?
Chị Hà:Có thể ý kiến của tôi chưa chắc đã giống với đa số những người Hồi giáo khác, nhưng theo tôi thì những hành vi của các phần tử cực đoan đang làm mất hết những giá trị gốc của Hồi giáo, hay nói cách khác là bẻ cong nó một cách đáng sợ.
Nếu anh có hiểu biết về thế giới Trung Đông rồi mà có thêm Qur’an để so sánh thì anh sẽ thấy rất ngạc nhiên là tại sao họ lại làm như thế kia, trong khi trong Kinh thánh lại dạy là phải làm như thế này.
PV: Vậy sự cực đoan trong suy nghĩ người Hồi giáo đã có từ bao giờ hay chỉ mới xuất hiện gần đây?
Chị Hà:Trong lịch sử thì cái sự “cực đoan” này đã có từ thời của tiên tri Muhammad rồi. Thời đấy nhiều người Hồi giáo họ cũng rất nóng vội, cũng muốn thế giới phải đúng ngay bây giờ.
Nhưng họ quên mất là nếu coi Hồi giáo là một cái thang 100 bậc, thì người theo đạo cần đi dần từ bậc 1, đi vững bậc 1 rồi thì lên bậc 2, cứ dần dần như thế không vội được.
Họ phải hiểu rằng không phải trường hợp nào cũng đem dao ra chém nhau, hiểu là ưu tiên số một của Hồi giáo lúc nào cũng là kiên nhẫn và điềm tĩnh chứ không phải bốc đồng rồi làm điều thiếu suy nghĩ.
Nếu đi từ bậc 1 mà nhảy tót lên 99 thì vừa vô lý mà cũng không cần thiết. Đây cũng là một nền tảng rất quan trọng trong Hồi giáo nữa, tức là phải kiên nhẫn, và hoàn thiện bản thân trước khi muốn thay đổi thế giới.
PV: Xin cám ơn chị về cuộc trao đổi này.
~ ~ ~
Chị Hà là người gốc Arab, sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Chị thừa hưởng tín ngưỡng Hồi giáo theo truyền thống gia đình từ nhỏ. Theo chị Hà, Hồi giáo theo đúng nghĩa là một khối thống nhất, vì vậy chị không theo một phái hay dòng nào mà chỉ tuân theo những quy tắc được viết trong Kinh Qur’an.
Chị Hà tốt nghiệp Đại học và hiện đang công tác tại Hà Nội. Trên cơ sở tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo của chị Hà, chúng tôi xin phép không đăng tải hình ảnh cũng như tên đầy đủ của chị.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us
Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo