ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Tịnh Liên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Truyện tranh về tích xưa ” Rải tiền mua đất” và ” Cầm kiếm hại Phật”
Saturday, November 21, 2015 8:27
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Văn hóa thần truyền

    Thời nay rất thịnh hành thể loại hoạt họa , rất nhiều các thư tịch và văn vật cổ xưa trong xã hội bị loại bỏ, một trong số đó truyện tranh lưu hành nhiều năm trước. Trong thời kỳ dân quốc, truyện tranh đã từng thịnh hành, với người coi trọng sách báo mà nói thì đó là một hồi ức đẹp. Với hoạt họa thì lại có điểm khác biệt, nội dung truyện tranh chủ yếu lấy đề tài lịch sử, bao gồm văn học và hội họa, và phản ánh đặc sắc của thời đại cũng như giá trị nghệ thuật.

Truyện tranh

Lần trước tới chùa Đại Tiên thuộc huyện Bạch Hà thành phố Đài Nam cúng tế, mới phát hiện bức bích họa của miếu đường là một dạng của truyện tranh. Lúc đó xem không có ý thưởng thức, tất nhiên đã bỏ lỡ rất nhiều điều thú vị và ý nghĩa dạy bảo của truyện dân gian xưa hoặc truyện xưa Phật gia. Truyện tranh ban đầu, có thể bắt đầu từ triều Hán với các bức tranh trên đá, rồi đến khi kỹ thuật in ấn ngày càng phổ cập của thời Đại Tống, hình thức truyện tranh mới dần dần chuyển thành sách. Nhưng tên ” truyện tranh” là từ cục thế giới sách ở Thượng Hải vào khoảng những năm 1925 đến 1929, họ xuất bản Tây Du Ký, Phong Thần Bảng, và các sách về sau có ghi dòng ” hình ảnh liên tiếp”, do vậy mới có thể xác định được.


Ảnh bìa truyện tranh。(internet)

          Truyện tranh có nội dung và đề tài đa dạng và lại là thứ thông dụng, ngoài ra,  vì không cùng khu vực nên không cùng tên, như sách tiểu nhân, sách công tử. Thời đại thay đổi, truyện tranh dần phổ biến trong sinh hoạt. Nó không chỉ là quyển sách cầm trên tay, nói rộng ra, bích họa miếu tự, kiến trúc điêu khắc(gỗ, đá), sách cuộn vật họa cũng thuộc về truyện tranh.



Truyện tranh hoạt họa “Tam mao lưu lãng ký” (internet)


“Rải vàng mua đất” , ảnh chụp chùa Đại Tiên huyện Bạch Hà Đài Nam (tg:Ất Hân)

          Bích họa tại chùa Đại tiên, kể lại truyện xưa của Phật giáo. Tại đó có hai bức họa kể truyện xưa : “Rải vàng mua đất” và “cầm kiếm hại Phật”.

Tu Đạt Đa rải vàng mua đất

Tu Đạt Đa(còn có tên Cấp Cô Độc) là một thương nhân hay làm việc thiện lành, sau khi nghe Phật Đà thuyết Pháp, vạn phần hoan hỉ. Ông quyết ý tìm một nơi yên tĩnh để làm tinh xá, và thỉnh Phật Đà giảng đạo thuyết pháp. Tu Đạt Đa liền đem ý nghĩ này nói với Phật Đà, Phật Đà từ chối thỉnh cầu của ông ta, không có tinh xá như thế để cư trú. Tất Đạt Đa biểu thị, chỉ cần Phật Đà đáp ứng, ông nguyện ý đi tìm nơi phù hợp, xây dựng tinh xá để cung cấp nơi Phật Đà cư trú.

Tu Đạt Đa tìm tới tìm lui, phát hiện chỉ có khu rừng của thái tử Chỉ Đà của Ba Tư là nơi thích hợp nhất để xây dựng tinh xá. Thế là Tu Đạt Đa tức thì tới bái phỏng thái tử Chỉ Đà, bản thân thái tử có rất nhiều tiền nhưng không muốn Tu Đạt Đa trả tiền. Thái tử biểu hiện thái độ đùa giỡn, chỉ cần Tu Đạt Đa phủ kín khu rừng bằng vàng, ông sẽ bằng lòng bán cho Tu Đạt Đa.

Tu Đạt Đa nghe xong, nhẩy nhót không ngừng, ông không quản hậu quả gia sản bị khánh tận, lập tức sai người tới, dán khắp khu rừng bằng vàng mỏng. Thái tử xem thấy thập phần lạ lùng, nhưng cũng kính phục lòng Tu Đạt Đa toàn tâm toàn ý cung dưỡng Phật Đà, và cũng tôn kính Phật Đà như Tu Đạt Đa.

Thái tử nói với Tu Đạt Đa: ” đất trong khu rừng ngươi đã dát đầy vàng, vậy nên khu rừng này của ngươi. Nhưng mà, trong khu rừng này thiếu dát vàng trên cây, do đó cũng là của ta. Và bây giờ ta muốn cống hiến toàn bộ cây rừng tới Phật Đà tận đáy lòng”

Vì vậy, Tu Đạt Đa cống hiến khu rừng, thái tử Chỉ Đà cống hiến cây rừng, xây dựng nên ” chỉ cây Cấp Cô Độc viên” hoặc ” chỉ viên tinh xá” hoặc “chỉ viên”. Tinh xá đó trở thành nơi Phật Đà ở lúc tại thế, một nơi giảng Pháp quan trọng và cũng là tinh xá lớn nhất.

Bà la môn cầm kiếm hại Phật


Cầm kiếm hại Phật, chụp tại chùa Đại Tiên

          Nước Câu Di có một vị tể tướng bạo ngược vô đạo, là người Bà la môn. Vợ ông ta cũng là một người độc lạt tà ác. Một ngày, tể tướng nói với vợ: ” Sa môn Cù Đàm hiện tại thuyết giáo trong nước, nếu ông ta đến đây, ngàn vạn lần không mở cửa.” Rồi một ngày, Như Lai tới. Vợ người Bà La Môn nhìn thấy, mặc nhiên không nói gì. Phật nói: ” Bà La Môn này của ngươi đúng là ngu si tà kiến, không tín phụng tam bảo.”

Người phụ nữ nghe rồi, tức thời trong lòng oán giận, vứt chuỗi vòng cổ, áo thô xấu rồi ngồi luôn lên đất. Tể tướng từ đầu hồi tới nhìn thấy, tra hỏi việc gì đã xảy ra. Khi biết sự thực liền nói: ” vào ngày mai, ngươi mở cửa đợi Phật tới.” Hôm sau, Phật quả nhiên xuất hiện tại nhà Bà La Môn. Người Bà La Môn lập tức cầm kiếm sắc đâm Phật. Phật tùy ý triển hiện thần thông, khiến người Bà La Môn không cách nào làm được.

Người Bà La Môn nhìn thấy Phật trên không, không ngăn được sự hổ thẹn. Họ quỳ mọp xuống đất, hướng về Phật nói: ” Thỉnh Thế Tôn xuống, nhận sự sám hối của tôi.” Phật liền giáng xuống, tiếp nhận sự thành tâm sám hối của họ.

Sau đó, Phật liền giảng đạo thuyết phát cho hai vợ chồng họ. Vợ chồng Tể tướng đều đắc quả Tu Đà Hoàn

Kỳ thực, trong nhiều chùa miếu, đều rất đẹp và có đồ vật có ý nghĩa lịch sử văn hóa như bích họa, nếu như độc giả có thời gian, đừng làm hư hỏng khi du lịch những nơi này, cẩn trọng xem bích họa ghi truyện xưa, hay thu hoạch những tri thức khác.

Nguồn : Tientri.net
Dịch từ secretchina.com

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.