ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Vì sao tỉ lệ đọc sách của người Việt lại thấp nhất so với khu vực?
Wednesday, November 11, 2015 21:26
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cDovLzMuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy16Y1pxMEM3N1B2MC9Wa1FRYTJZcDVRSS9BQUFBQUFBQVo5SS9nNHA4d0pyX2xIZy9zMTYwMC9WJTI1QzQlMjU4Mk4lMkJIJTI1QzMlMjU5M0ElMkIlMjVDNCUyNTkwJTI1RTElMjVCQiUyNThDQyUyQkMlMjVFMSUyNUJCJTI1QTZBJTJCTkclMjVDNiUyNUFGJTI1RTElMjVCQiUyNTlDSSUyQlZJJTI1RTElMjVCQiUyNTg2VC5qcGc=
So với chữ Quốc Ngữ của Việt Nam, văn tự Nhật Bản khó học, khó nhớ. Ngoài hai loại chữ Hiragana (chữ mềm), Katakana (chữ cứng), người Nhật còn dùng xen kẽ khoảng hơn 2000 chữ Hán thông dụng. Theo thống kê, người Nhật bình quân đọc 17 cuốn sách 1 năm. Hơn 6 cuốn so với tỉ lệ đọc sách của người Hàn Quốc.
Người Việt hiện đại luôn tự hào có chữ Quốc Ngữ. Ít nhất, so với văn tự Hán Nôm, chữ Quốc Ngữ dễ đọc, dễ viết, dễ phổ cập giáo dục hơn nhiều. Đáng lý, người Việt hiện đại phải sớm hình thành cho mình văn hóa đọc. Vậy mà theo thống kê của Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch năm 2013, bình quân người Việt không đọc quá 1 cuốn sách 1 năm. Tương tự như tỉ lệ đọc sách của người Trung Quốc (dĩ nhiên là tính bình quân).
Thử quay trở lại vài trăm năm trước. Năm 1604, có dịp ở Đàng Ngoài 3 năm, người Triều Tiên Zeong Hwan Byeok (Trịnh Hoàn Bích) nhận xét: “Tục nước này chuộng đọc sách. Làng quê luôn có học đường. Tiếng đọc sách có thể nghe thấy… Người Nhật rất coi trọng sách vở nước ta, phần đông cất giữ như của báu, người An Nam cũng chi nhiều tiền của để tìm mua.” (1) Năm 1605, người nhà Minh là Trương Nhiếp cũng nhận xét: “Sĩ phu ham sách, lần nào cũng bỏ nhiều tiền để mua… Nước ấy thích sách, đúng là không phải một sớm một chiều thôi đâu”. (2) Năm 1646, quan tị nạn nhà Minh là Chu Thuấn Thủy đã gặp một vị quan nhà Lê “rất hiếu học, có nhiều sách”. Hai người có cuộc trao đổi thế này:
“Tôi hỏi: Sách cổ ở quý phủ có nhiều không?
Đáp: Ít thôi, đủ để đọc.
Tôi hỏi đến các sách Thông giám cương mục, Tiền hậu Hán, Nhị thập tứ sử, Sử ký, Văn hiến thông khảo, Kỷ sự bản mạt, Tiềm xác loại thư, Phần thư, Tàng thư và Cổ văn kỳ thưởng, Hồng tảo…
Đáp: Đều có cả. Duy cuốn Hồng tảo không có!” (3)
Một thời, trí thức Việt Nam đã nổi tiếng với sự ham học, ham đọc như thế đấy.
Như vậy, xa thì so với học phong thời Lê, gần thì so với học phong nước Nhật, dường như văn tự khó dễ không mang tính quyết định để hình thành nên văn hóa đọc. Chữ Quốc ngữ dễ học, dễ đọc đến thế mà tỉ lệ đọc sách của người Việt lại thấp nhất so với khu vực. Nguồn cơn đến từ đâu? 
Rõ ràng, định hướng giáo dục sai lầm dẫn đến việc phát triển con người lệch lạc. Ai cũng biết, cũng kêu gọi cải cách giáo dục, và đi xa hơn phải là “đổi mới tư duy chính trị”. Song, trong khi chờ đợi những thay đổi ở tầm vĩ mô, mỗi người Việt hãy tự cố gắng cải thiện việc học và đọc của mình. Để thay đổi cục diện lớn nhiều khi chỉ cần xuất phát từ những việc nhỏ ngay từ bản thần mình vậy thôi.
Chú thích:
1. Chi Phong Tập.
2. Đông tây dương khảo.
3. An Nam cung dịch kỷ sự.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.