Lên đường đi em
Bình minh đã rạng
Hãy đi về phía mặt trời !
Ta hãy chăm như con ong làm mật
Cuộc đời này là hương hoa.
Ngày mới yêu thương vẫy gọi,
Ngọc cho đời, vui khỏe cho ta.
Chào ngày mới 1 tháng 1. Tết dương lịch, Ngày 1 tháng 1 năm 1912, Tôn Trung Sơn tuyên thệ nhậm chức Đại tổng thống lâm thời tại Tổng thống phủ ở Nam Kinh. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, Cộng hòa Séc và Slovakia tách ra trong hòa bình từ Tiệp Khắc.
1 tháng 1
Ngày 1 tháng 1 là ngày thứ nhất trong lịch Gregory. Còn 364 ngày trong năm (365 ngày trong năm nhuận). Đây là ngày đầu tiên trong năm.
« Tháng 1 năm 2015 » | ||||||
CN | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 |
1 | 2 | 3 | ||||
4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 |
18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 |
Sự kiện
- 153 TCN – Các quan chấp chính La Mã bắt đầu năm đảm nhiệm chức vụ của họ.
- 45 TCN – Lịch Julius lần đầu tiên có hiệu lực.
- 42 TCN – Viện nguyên lão Lã Mã truy thần hóa cho Julius Caesar.
- 69 – Lê dương La Mã tại Thượng Germania khước từ lời thề trung thành với Galba. Họ nổi dậy và tuyên bố Vitellius là hoàng đế.
- 193 – Viện nguyên lão chọn Pertinax làm Hoàng đế La Mã.
- 404 – Sau khi buộc Tấn An Đế phải thiện vị, Sở vương Hoàn Huyền lên ngôi hoàng đế, tức ngày Nhâm Thìn (3) tháng 12 năm Quý Mão.
- 896 – Đường Chiêu Tông ban cho quân phiệt người Sa Đà Lý Khắc Dụng tước Tấn vương, tức ngày Ất Mùi (13) tháng 12 năm Ất Mão.
- 976 – Quân Tống đánh chiếm kinh thành Kim Lăng của nước Nam Đường, Nam Đường Hậu Chủ Lý Dục phụng biểu nạp hàng, tức ngày Ất Mùi (27) tháng 11 năm Ất Hợi.
- 1001 – Giáo hoàng Silvestrô II phong Đại công tước István I là quốc vương đầu tiên của Hungary.
- 1259 – Mikhael VIII Palaiologos được tuyên bố là đồng hoàng đế của Đế quốc Nicaea cùng với người bảo trợ của ông là John IV Laskaris.
- 1502 – Người Bồ Đào Nha lần đầu thám hiểm khu vực nay là thành phố Rio de Janeiro, Brasil.
- 1515 – Quốc vương François I bắt đầu cai trị Pháp.
- 1527 – Các quý tộc Croatia bầu Ferdinand I của Áo làm quốc vương của Croatia.
- 1600 – Scotland bắt đầu năm mới tứ 1 tháng 1 thay vì 25 tháng 3.
- 1651 – Charles II đăng quang quốc vương của Scotland.
- 1700 – Đế quốc Nga bắt đầu sử dụng kỷ nguyên Công Nguyên và không còn sử dụng Kỷ nguyên Thế giới của Đế quốc Đông La Mã.
- 1739 – Nhà thám hiểm người Pháp Jean-Baptiste Charles Bouvet de Lozier phát hiện ra đảo Bouvet gần Vùng Nam Cực.
- 1773 – Bài thánh ca mà sau được gọi là “Ân điển diệu kỳ“, khi đó có tên “1 Chronicles 17:16–17” được sử dụng lần đầu để đệm cho một bài giảng đạo của mục sư John Newton tại thị trấn Olney, Buckinghamshire, Anh.
- 1788 – Ấn bản đầu tiên của The Times tại Luân Đôn được phát hành, khi đó mang tên The Daily Universal Register.
- 1800 – Công ty Đông Ấn Hà Lan bị giải thể.
- 1801 – Việc hợp nhất về pháp lý giữa Vương quốc Anh và Vương quốc Ireland hoàn thành, hình thành nên Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland.
- 1801 – Nhà thiên văn học người Ý Giuseppe Piazzi phát hiện ra hành tin lùn Ceres.
- 1804 – Haiti giành độc lập từ Pháp và trở thành nước cộng hòa đầu tiên của người da đen, là cuộc cách mạng nô lệ thành công duy nhất đến thời điểm đó.
- 1806 – Lịch cộng hòa tại Pháp bị bãi bỏ.
- 1806 – Vương quốc Bayern được thành lập.
- 1808 – Việc nhập khẩu nô lệ vào Hoa Kỳ bị cấm.
- 1833 – Anh Quốc tuyên bố chủ quyền đối với Quần đảo Falkland ở Nam Đại Tây Dương.
- 1861 – Porfirio Díaz chinh phục Thành phố México.
- 1863 – Nội chiến Hoa Kỳ: Tuyên ngôn giải phóng nô lệ có hiệu lực tại lãnh thổ Liên minh miền Nam.
- 1870 – Người đồng sáng lập nên kiến trúc hiện đại là Adolf Loos được rửa tội tại nhà thờ Thánh Tôma ở Brno, Đế quốc Áo-Hung.
- 1873 – Nhật Bản bắt đầu sử dụng Lịch Gregory.
- 1877 – Nữ vương Victoria của Anh Quốc được tuyên bố là hoàng đế của Ấn Độ.
- 1880 – Ferdinand de Lesseps bắt đầu công việc xây dựng Kênh đào Panama của người Pháp.
- 1890 – Chính phủ Ý hợp nhất Eritrea thành một thuộc địa.
- 1892 – Đảo Ellis được mở cửa để bắt đầu đón nhận người nhập cư vào Hoa Kỳ.
- 1899 – Sự cai trị của Tây Ban Nha đối với Cuba chấm dứt theo Hiệp định với Hoa Kỳ.
- 1901 – Nigeria trở thành một lãnh thổ bảo hộ của Anh Quốc.
- 1901 – Các thuộc địa New South Wales, Queensland, Victoria, Nam Úc, Tasmania và Tây Úc liên bang hóa thành Thịnh vượng chung Úc; Edmund Barton được bổ nhiệm làm Thủ tướng Úc đầu tiên.
- 1911 – Lãnh thổ Bắc Úc được tách khỏi bang Nam Úc và được chuyển cho chính phủ Thịnh vương chung Úc quản lý.
- 1912 – Trung Hoa Dân Quốc chính thức được thành lập, Tôn Trung Sơn tuyên thệ nhậm chức Đại tổng thống lâm thời tại Tổng thống phủ ở Nam Kinh.
- 1916 – Quân đội đức Đức từ bỏ Jaunde và thuộc địa Cameroon cho quân Anh Quốc và bắt đầu cuộc hành quân kéo dài đến Guinea thuộc Tây Ban Nha.
- 1927 – Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận lịch Gregory: ngay sau ngày 18 tháng 12 năm 1926 (lịch Julius) là ngày 1 tháng 1 năm 1927 (lịch Gregory).
- 1934 – Đảo Alcatraz trở thành một nhà tù liên bang của Hoa Kỳ.
- 1946 – Thiên hoàng Chiêu Hòa của Nhật Bản ban bố Tuyên ngôn nhân gian, tuyên bố rằng Thiên hoàng không phải là thần thánh.
- 1947 – Các khu vực chiếm đóng của Anh Quốc và Hoa Kỳ tại Đức được hợp nhất để hình thành Bizone.
- 1948 – Ủy ban cách mạng Quốc dân đảng Trung Quốc được thành lập tại Hồng Kông.
- 1956 – Sudan giành được độc lập từ Ai Cập và Anh Quốc.
- 1957 – Chính thức kết thúc sự bảo hộ của Pháp đối với Saarland, lãnh thổ này hợp nhất vào Tây Đức.
- 1958 – Cộng đồng Kinh tế châu Âu được thành lập.
- 1959 – Nhà độc tài Cuba Fulgencio Batista bị lật đổ trong Cách mạng Cuba.
- 1960 – Cameroon giành được độc lập từ Pháp và Anh Quốc.
- 1962 – Samoa giành được độc lập từ New Zealand; đổi tên thành Nhà nước Độc lập Tây Samoa.
- 1966 – Sau một cuộc đảo chính, Đại tá Jean-Bédel Bokassa trở thành tổng thống của Cộng hòa Trung Phi.
- 1973 – Đan Mạch, Anh Quốc, và Ireland dược nhận vào Cộng đồng Kinh tế châu Âu.
- 1979 – Chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
- 1981 – Hy Lạp được nhận vào Cộng đồng châu Âu.
- 1981 – Palau giành được quyền tự trị từ Hoa Kỳ.
- 1982 – Javier Pérez de Cuéllar trở thành người Mỹ Latinh đầu tiên nắm giữ cương vị Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc.
- 1983 – ARPANET chính thức chuyển sang dùng IP, hình thành nên Internet.
- 1984 – Brunei giành được độc lập từ Anh Quốc.
- 1985 – DNS của Internet được hình thành.
- 1986 – Aruba độc lập từ Antille thuộc Hà Lan, song vẫn duy trì liên kết tự do với Hà Lan.
- 1986 – Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha được nhận và Cộng đồng châu Âu.
- 1989 – Nghị định thư Montreal về các chất gây suy giảm tầng ôzôn có hiệu lực.
- 1992 – Liên bang Nga chính thức được thành lập sau khi Liên Xô giải thể.
- 1993 – Tiệp Khắc chia thành 2 nước Cộng Hòa Séc và Slovakia.
- 1994 – Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ có hiệu lực.
- 1995 – Tổ chức Thương mại Thế giới bắt đầu hoạt động.
- 1995 – Phần Lan, Áo và Thụy Điển gia nhập Liên minh châu Âu.
- 1995 – Hội nghị An ninh và Hợp tác châu Âu trở thành Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu.
- 1995 – Phát hiện ra sóng Draupner trên vùng Biển Bắc thuộc Na Uy, xác nhận sự tồn tại của Sóng độc.
- 1997 – Nhà ngoại giao người Ghana Kofi Annan được bổ nhiệm làm Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.
- 1998 – Nga bắt đầu lưu thông đồng Rúp mới nhằm kiềm chế lạm phát và thúc đẩy lòng tin.
- 1998 – Ngân hàng Trung ương Châu Âu được thành lập.
- 1999 – Bắt đầu bước thứ ba của Liên minh tiền tệ châu Âu, đồng Euro được đưa vào trong thanh toán chuyển khoản tại 11 quốc gia.
- 2002 – Đồng Euro trở thành tiền tệ hợp pháp tại 12 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu.
- 2002 – Trung Hoa Dân Quốc chính thức gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới với tên gọi Lĩnh vực thuế quan cá biệt Đài-Bành-Kim-Mã, gọi tắt là Trung Hoa Đài Bắc.
- 2004 – Ba Lan, Estonia, Latvia, Litva, Slovenia, Slovakia, Cyprus, Malta và Séc gia nhập Liên minh châu Âu.
- 2007 – România và Bulgaria gia nhập Liên minh châu Âu, Slovenia gia nhập khu vực đồng Euro.
- 2008 – Síp và Malta gia nhập Eurozone.
- 2010 – Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc chính thức có hiệu lực
- 2010 – Một vụ đánh bom xe tự sát xảy ra tại Lakki Marwat, Pakistan, khiến 105 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương.
Sinh
- 1430 – Giáo hoàng Alexanđê VI (m. 1503)
- 1484 – Ulrich Zwingli, mục sư và nhà thần học người Thụy Sĩ (m. 1531)
- 1693 – Hiếu Thánh Hiến hoàng hậu, hoàng thái hậu của triều Thanh, tức 25 tháng 11 năm Nhâm Thân (m. 1777)
- 1814 – Hồng Tú Toàn, thủ lĩnh nổi dậy người Trung Quốc, tức 10 tháng 12 năm Quý Dậu (m. 1864)
- 1814 – Hermann von Lüderitz, tướng lĩnh và chính trị gia người Đức (m. 1889)
- 1823 – Sándor Petöfi, nhà thơ và nhà hoạt động chính trị người Hungary (m. 1849)
- 1853 – Karl von Einem, tướng lĩnh quân đội người Đức (m. 1934)
- 1863 – Pierre de Coubertin, nhà sư phạm, nhà sử học người Pháp (d. 1937)
- 1864 – Tề Bạch Thạch, họa sĩ người Trung Quốc, tức 22 tháng 11 năm Quý Hợi (d. 1957)
- 1880 – Vajiravudh, quốc vương của Thái Lan (m. 1925)
- 1895 – J. Edgar Hoover, viên chức người Mỹ, giám đốc đầu tiên của FBI (m. 1972)
- 1897 – Phanxicô Trương Bửu Diệp, linh mục người Việt Nam (s. 1946)
- 1900 – Sugihara Chiune, nhà ngoại giao người Nhật Bản (m. 1986)
- 1910 – Nguyễn Thị Minh Khai, nhà hoạt động chính trị người Việt Nam (m. 1941)
- 1912 – Khertek Anchimaa-Toka, chính trị gia người Tuva-Liên Xô (m. 2008)
- 1914 – Nguyễn Chí Thanh, tướng lĩnh quân đội người Việt Nam (m. 1967).
- 1917 – Đỗ Mậu, tướng lĩnh quân đội người Việt Nam (m. 2002)
- 1919 – J. D. Salinger, tác gia người Mỹ (m. 2010)
- 1920 – Trần Quỳnh, chính trị gia người Việt Nam (m. 2005)
- 1923 – Nguyễn Đăng Bảy, nhà quay phim người Việt Nam (m. 2007)
- 1924 – Lê Hạnh, chính trị gia người Việt Nam
- 1927 – Vernon L. Smith, nhà kinh tế học người Mỹ, đoạt giải Nobel
- 1937 – Trần Kim Thạch, nhà địa chất học người Việt Nam (m. 2009)
- 1939 – Michèle Mercier, diễn viên người Pháp
- 1940 – Nguyễn Ánh 9, nhạc sĩ, nhạc công người Việt Nam
- 1941 – Martin Evans, nhà di truyền học người Anh, đoạt giải Nobel
- 1941 – Nguyễn Đăng Hưng, nhà cơ học người Việt Nam
- 1942 – Alassane Ouattara, chính trị gia người Bờ Biển Ngà, thủ tướng của Bờ Biển Ngà
- 1944 – Omar al-Bashir, chính trị gia người Sudan, tổng thống của Sudan
- 1946 – Roberto Rivelino, cầu thủ bóng đá Brasil
- 1947 – Từ Tiểu Phụng, ca sĩ người Hồng Kông
- 1951 – Takemiya Masaki, kỳ thủ cờ vây người Nhật Bản
- 1952 – Hamad bin Khalifa al-Thani, quân chủ của Qatar
- 1953 – Gary Johnson, chính trị gia người Mỹ
- 1956 – Christine Lagarde, chính trị gia người Pháp, Tổng giám độc IMF
- 1967 – Trần Cẩm Hồng, ca sĩ và diễn viên người Hồng Kông
- 1968 – Davor Šuker, cầu thủ bóng đá người Croatia
- 1972 – Lilian Thuram, cầu thủ bóng đá Pháp
- 1975 – Oda Eiichiro, họa sĩ truyện tranh người Nhật Bản
- 1977 – Hasan Salihamidžic, cầu thủ bóng đá người Bosnia
- 1977 – Ngôn Thừa Húc, diễn viên và ca sĩ người Đài Loan
- 1979 – Phạm Thanh Thảo, ca sĩ người Việt Nam
- 1982 – Hòa Hiệp, diễn viên người Việt Nam
- 1984 – Dương Triệu Vũ, ca sĩ người Việt Nam
- 1984 – José Paolo Guerrero, cầu thủ bóng đá người Peru
- 1986 – Lee Sungmin, ca sĩ, vũ công, và diễn viên người Hàn Quốc
- 1992 – Jack Wilshere, cầu thủ bóng đá người Anh
- 1992 – Nguyễn Ngọc Kiều Khanh, người đẹp Việt-Đức
- 1992 – Mạc Hồng Quân, cầu thủ bóng đá người Việt Nam
Mất
- 379 – Basil Cả, giám mục người Hy Lạp (s. 329)
- 898 – Eudes I, quốc vương của Pháp (s. 860)
- 1515 – Louis XII, quốc vương của Pháp (s. 1462)
- 1560 – Joachim du Bellay, nhà thơ người Pháp (s. 1522)
- 1748 – Johann Bernoulli, nhà toán học người Thụy Sĩ (s. 1667)
- 1766 – James Francis Edward Stuart, người yêu cầu vương vị của Anh (s. 1688)
- 1782 – Johann Christian Bach, nhà soạn nhạc người Đức (s. 1735)
- 1894 – Heinrich Rudolf Hertz, nhà vật lý học người Đức (s. 1857)
- 1931 – Martinus Beijerinck, nhà vi trùng học và thực vật học người Hà Lan (s. 1851)
- 1992 – Grace Hopper, nhà khoa học máy tính và sĩ quan hải quân Hoa Kỳ (s. 1906)
- 1995 – Eugene Wigner, nhà vật lý học và toán học người Hungaria-Mỹ, đoạt giải Nobel (s. 1902)
- 2006 – Trần Xuân Bách, chính trị gia người Việt Nam (s. 1924)
- 2009 – Helen Suzman, nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc người Nam Phi (s. 1917)
- 2014 – Hà Thanh, ca sĩ người Việt Nam-Mỹ (s. 1937)
Ngày lễ và kỷ niệm Dương lịch
Quốc khánh
- Brunei – 1984
- Sudan – 1956
- Cuba – 1959
- Cộng hòa Séc – 1993
- Haiti – 1804
- Samoa
- Slovakia – 1993
- Trung Hoa Dân Quốc
Âm lịch
Tháng 1 | Tháng 2 | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tháng 9 | Tháng 10 | Tháng 11 | Tháng 12 |
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về 1 tháng 1 |
Tham khảo
Tết Dương lịch
Tết Dương lịch hay còn gọi là Tết Tây là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm của nhiều dân tộc và nền văn hóa trên thế giới.[1] Ngày năm mới của lịch Gregorius rơi vào ngày 1 tháng 1, cũng là ngày được áp dụng trong lịch La Mã cũ và lịch Julius. Thứ các tháng trong năm là từ tháng 1 đến tháng 12 trong lịch La Mã cổ trong suốt triều đại vua Numa Pompilius khoảng năm 700 TCN, theo như Plutarchus và Macrobius, và được tiếp tục sử dụng cho đến ngày nay. Ở nhiều quốc gia như Cộng hòa Séc, Italy, Tây Ban Nha, vương quốc Anh và Hoa Kỳ, ngày 1/1 là ngày lễ quốc gia.
Trong thời Trung cổ ở Tây Âu, khi lịch Julian vẫn còn được sử dụng, các nhà chức sắc đã dời ngày năm mới khác nhau, tùy thuộc vào địa điểm, từ 1 đến vài ngày, chẳng hạn: 1 tháng 3, 25 tháng 3, 1 tháng 9, 25 tháng 12. Những ngày năm mới dần dần chuyển thành dùng ngày 1 tháng 1 trước hoặc trong việc thừa nhận của lịch Gregorius (Adoption of the Gregorian calendar), bắt đầu từ năm 1582.
Tuy nhiên, việc sử dụng các loại lịch khác ở các vùng hay địa phương vẫn tồn tại, cùng với các nghi thức tôn giáo và văn hóa. Ở nhiều nơi (như Israel, Trung Quốc và Ấn Độ) cũng tổ chức năm mới ở các thời điểm được xác định theo các loại lịch khác nhau. Ở Mỹ Latin, việc quan sát các phong tục thuộc về các nền văn hóa bản địa khác nhau vẫn tiếp tục theo các lịch riêng của họ, bất chấp sự thống trị của các nền văn hóa mới gần đây.
Lịch sử
Bắt nguồn từ phương Tây, ở thời La Mã và Hy Lạp, họ biết làm lịch, đã tạo ra Dương lịch.
Theo tháng hoặc theo mùa
Những ngày phổ biến của các lễ tổ chức năm mới được liệt kê dưới đây, sắp xếp và gom nhóm theo mối quan hệ tương đồng với lịch Gregoria.
Các múi giờ
Bởi vì có nhiều múi giờ khác nhau trên thế giới, năm mới để xảy ra khắp nơi liên tục khi ngày bắt đầu năm mới đến. Múi giờ đầu tiên đánh dấu năm mới là phía tây đường đổi ngày quốc tế, nằm ở quần đảo Line, một phần lãnh thổ của Kiribati, và có múi giờ 14 tiếng trước giờ Phối hợp Quốc tế.[2][3][4]
Xem thêm
Tham khảo
- ^ Anthony Aveni, “Happy New Year! But Why Now?” in The Book of the Year: A Brief History of Our Seasonal Holidays (Oxford: Oxford University Press, 2003), 11–28.
- ^ World Time Zone. “UTC+14”. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2014.
- ^ Harris, Aimee (tháng 4 năm 1999). “Millennium: Date Line Politics”. Honolulu Magazine. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2006.
- ^ Greenwich (2008). “Greenwich Meantime, Kiribati”. Kiribati Map. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2008.
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tết Dương lịch |
|
- Bài có đề mục cần mở rộng
- Sơ khai
- Tết
- Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Một
- Lễ mừng năm mới
- Lịch
- Các ngày lễ ở Đức
Tôn Trung Sơn
Tôn Trung Sơn 孫中山 / 孫文 / 孫逸仙 |
|
---|---|
Chức vụ
|
|
Tiền nhiệm | Phổ Nghi (hoàng đế Trung Hoa) |
Kế nhiệm | Viên Thế Khải (Tổng thống thứ nhất) |
Nhiệm kỳ | 10 tháng 10 năm 1919 – 2 tháng 3 năm 1925 |
Tiền nhiệm | (không) |
Kế nhiệm | Trương Nhân Kiệt |
Thông tin chung
|
|
Đảng phái | Quốc Dân Đảng (KMT) |
Sinh | 12 tháng 11, 1866 Trung Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc |
Mất | 12 tháng 3, 1925 (58 tuổi) Bắc Kinh, Trung Quốc |
Alma mater | Trường Đại học Y thuật Hồng Kông cho người Hoa |
Nghề nghiệp | Thầy thuốc, Nhà chính trị, Nhà cách mạng, Nhà văn |
Tôn giáo | Kitô giáo (Tự trị giáo đoàn) |
Tôn Văn là tên húy (孫文), tự là Dật Tiên (chữ Hán: 逸仙), hiệu là Trung Sơn (中山), tên thường gọi của ông, (12 tháng 11 năm 1866 – 12 tháng 3 năm 1925)[1][2] là nhà cách mạng dân chủ Trung Quốc, người lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 lật đổ triều đại Mãn Thanh và khai sinh nước Trung Hoa Dân Quốc. Ông được người Trung Hoa gọi yêu mến là “Quốc phụ Trung Hoa”.
Cuộc đời
Học vấn
Ông sinh ngày 12 tháng 11 năm 1866[2] ở tỉnh Quảng Đông[2] trong một gia đình nông dân khá giả. Năm 13 tuổi, ông đến học ở Honolulu tại tiểu bang Hawaii vì có người anh buôn bán ở đây, ở đây ông học các trường tiểu học và trung học nên chịu ảnh hưởng rất lớn của phương Tây. Năm 1883, ông trở về nước, và năm 1886 ông học trường Đại học Y khoa Hương Cảng và trở thành bác sĩ năm 1892.[1][3] Ông là một trong 2 người được tốt nghiệp trong lớp 12 người.[4][5][6] Tuy nhiên sau đó thấy tình cảnh đất nước bị các đế quốc chia xé, ông bỏ nghề y theo con đường chính trị.
Theo Kitô giáo và lập gia đình
Thời trung học, ông học tại một trường được dạy dỗ bởi những người Anh theo Anh giáo. Tuy trường này không bắt buộc học sinh phải theo đạo, nhưng đòi hỏi học sinh phải đi dự lễ vào ngày chủ nhật. Theo Schriffin, Kitô giáo đã có những ảnh hưởng lớn tới toàn cuộc đời chính trị của Tôn Dật Tiên.[7] Sau này ông được rửa tội tại Hồng Kông bởi một nhà truyền đạo Hoa Kỳ và trở thành một tín hữu Tự trị giáo đoàn (Congregational, Công lí hội).[8][9] Ông tham dự nhà thờ Đạo Sái (道濟會堂, được sáng lập bởi Hội truyền giáo London vào năm 1888)[10] trong khi học Y khoa ở Hồng Kông (香港華人西醫書院). Việc ông theo đạo Ki tô liên hệ tới những lý tưởng cách mạng và những nỗ lực cải tiến đất nước.[9].
Tôn Dật Tiên làm đám cưới với Tống Khánh Linh, người vợ thứ hai, sau này cũng làm Chủ tịch danh dự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Em của bà, bà Tống Mỹ Linh, cưới Tưởng Giới Thạch, và như vậy 2 nhà lãnh tụ trở thành anh em cột chèo. Cha của hai bà là một mục sư Giám lý, kiếm rất nhiều tiền trong các hoạt động ngân hàng, mặc dù là bạn thân của Tôn, những đã nổi giận khi nghe Tôn tuyên bố dự tính cưới Khánh Linh, bởi vì Tôn là một người có đạo và đã có vợ với 3 con. Ông cho là Tôn đã đi ngược lại với đạo lý mà họ cùng chia sẻ.
Con trai ông (với người vợ đầu Lô Mộ Trinh hay Lư Mộ Trinh (盧慕貞) là Tôn Khoa (孫科; bính âm: Sūn Kē) sau này làm Thủ tướng Trung Hoa Dân Quốc.
Ngoài hai vợ trên, theo Trung Quốc sử thoại, ông còn quan hệ gắn bó với “bà Nam Dương” Trần Túy Phần, sau đổi tên là Trần Tứ.[11]
Sự nghiệp chính trị
Năm 1894, Tôn Trung Sơn sang tiểu bang Hawaii tại Hoa Kỳ tập hợp Hoa kiều cùng chí hướng thành lập Hưng Trung hội với tôn chỉ đánh đổ phong kiến Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa. Ông bị người anh đưa về Trung Quốc vì sợ ông theo Công giáo nhưng ông đã trở lại Hawaii ít nhất hai lần vào 1900 và 1901.[12] Năm 1904, Tôn Trung Sơn từng sang Việt Nam hoạt động tại Hà Nội, trong một hội quán của người Hoa ở số nhà 22 phố Hàng Buồm, nay thuộc phường Hàng Buồm quận Hoàn Kiếm[13]. Năm 1905, Tôn Trung Sơn hợp nhất Hưng Trung hội với một số tổ chức trong nước lập thành Trung Quốc Đồng minh hội do ông làm Tổng lý. Trên tờ Dân báo, cơ quan ngôn luận của hội, ông đã công bố chủ nghĩa Tam dân: “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. Từ 1905 đến năm 1911 Trung Quốc Đồng minh hội tổ chức nhiều cuộc binh biến ở các tỉnh miền Nam nhưng không thành công. Ngày 10 tháng 10 năm 1911, Đồng minh hội vận động được binh sĩ ở Vũ Xương (Hồ Bắc) nổi dậy khởi nghĩa và giành được thắng lợi mở đầu cho Cách mạng Tân Hợi. Phong trào này nhanh chóng bùng nổ ở nhiều tỉnh khác. Ngày 24 tháng 12 năm 1911, Tôn Trung sơn về nước, được đại hội đại biểu các tỉnh họp ở Nam Kinh đề cử làm tổng thống lâm thời.
Ngày 1 tháng 1 năm 1912, ông tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời Trung Hoa Dân Quốc tại Nam Kinh. Nhưng một tháng sau, ông nhường chức này cho Viên Thế Khải với điều kiện Viên Thế Khải bắt vua nhà Thanh thoái vị để thành lập chế độ cộng hòa nhưng Viên Thế Khải đã phản bội, đàn áp lực lượng dân chủ cộng hòa.
Ông là một nhà triết học, ông lấy triết học để chỉ đạo cách mạng tư sản. Sau khi từ chức ông nghiên cứu triết học và có sáng tác tác phẩm Học thuyết Tôn Văn với trọng tâm là “biết thì khó, làm thì dễ”. Ông đã nêu ra chủ thuyết “Tam dân” (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc). Ông được dân chúng Trung Quốc gọi là “Quốc phụ” (người cha của đất nước).
Ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở Việt Nam
Chủ thuyết “Tam dân” của ông (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở Việt Nam[14]. Theo nhà sử học Chương Thâu, cựu Trưởng phòng Lịch sử Cận đại thuộc Viện Sử học Việt Nam, một loạt các thế hệ các nhà Cách mạng Việt Nam, từ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh cho tới Hồ Chí Minh đều chịu ảnh hưởng sâu rộng của tư tưởng Tam dân Chủ nghĩa của Cách mạng Tân Hợi[15]. Ngay cả sau đó, Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh hội) cũng được tổ chức theo khuôn mẫu của Trung Quốc Đồng minh hội do Bác sĩ Tôn Dật Tiên sáng lập tại Trung Quốc năm 1905. Thuyết Tam dân cũng được Hồ Chí Minh đưa vào bản tuyên ngôn độc lập mà ông đã đọc vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Ba chữ ‘Độc lập, Tự do, Hạnh phúc’ đó là Tam dân Chủ nghĩa của Tôn Trung Sơn.[14]
Ông Tôn Dật Tiên được tôn kính trong đạo Cao Đài ở Việt Nam như là một trong Tam Thánh kí Thiên Nhân Hòa ước lần thứ 3. Ngày nay khách du lịch có dịp tham quan thánh thất Cao Đài ở Tây Ninh, khi vừa tiến gần chính điện sẽ thấy bức tranh Tam Thánh được treo ngay chỗ trang trọng nhất.
Tên ông cũng được đặt cho một con đường ở quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
Tên
- Khai sinh: Tôn Đức Minh
- Thời niên thiếu: Tôn Đế Tượng
- Đi học: Tôn Văn
- Lịch sự: Tôn Đại Chi
- Hiệu: Nhật Tân
- Bí danh: Trung Sơn (中山)[1]
- Bí danh ở Nhật Bản: Trung Sơn
- Danh xưng: Quốc phụ (
Tham khảo
- ^ a ă â Singtao daily. Saturday edition. ngày 23 tháng 10 năm 2010. 特別策劃 section A18. Sun Yat-sen Xinhai revolution 100th anniversary edition 民國之父.
- ^ a ă â “Chronology of Dr. Sun Yat-sen”. National Dr. Sun Yat-sen Memorial Hall. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2013.
- ^ 游梓翔. [2006] (2006). 領袖的聲音: 兩岸領導人政治語藝批評, 1906–2006. 五南圖書出版股份有限公司 publishing. ISBN 957-11-4268-9, ISBN 978-957-11-4268-5. p 82.
- ^ HK university. [2002] (2002). Growing with Hong Kong: the University and its graduates: the first 90 years. ISBN 962-209-613-1, ISBN 978-962-209-613-4.
- ^ Singtao daily. ngày 28 tháng 2 năm 2011. 特別策劃 section A10. Sun Yat-sen Xinhai revolution 100th anniversary edition.
- ^ South China morning post. Birth of Sun heralds dawn of revolutionary era for China. ngày 11 tháng 11 năm 1999.
- ^ Sun Yat-sen and Christianity
- ^ Bergère: 26
- ^ a ă Soong, (1997) p. 151-178
- ^ 中西區區議會 [Central & Western District Council] (tháng 11 năm 2006), “孫中山先生史蹟徑 [Dr Sun Yat-sen Historical Trail]” (PDF), Dr. Sun Yat-sen Museum (bằng tiếng Trung và Anh) (Hong Kong, China: Dr. Sun Yat-sen Museum): 30, truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2012
- ^ “Bà Nam Dương” của Tôn Trung Sơn
- ^ Brannon, John (ngày 16 tháng 8 năm 2007). “Chinatown park, statue honor Sun Yat-sen”. Honolulu Star-Bulletin. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2007.
During a 1900 visit, Sun told The Advertiser […] He said in a 1901 interview here that “This is my Hawai’i.
- ^ Tin ảnh trên BBC tiếng Việt, ngày 7/10/2011.
- ^ a ă Bài Chủ nghĩa Tam dân vẫn còn thời sự với Việt Nam, trên BBC tiếng Việt ngày 7/10/2011.
- ^ Nhìn lại 100 năm cuộc Cách mạng Tân Hợi,BBC tiếng Việt ngày 17/09/2011
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tôn Trung Sơn |
- Sinh 1866
- Mất 1925
- Tôn Trung Sơn
- Chính khách Trung Quốc
- Người Quảng Đông
- Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc
- Nhà cách mạng Trung Quốc
- Người Khách Gia
- Thánh Cao Đài
- Tín hữu Kitô giáo Trung Quốc
- Nguyên soái Trung Quốc
- Chết vì ung thư gan
Cộng hòa Séc
Cộng hòa Séc | |||||
---|---|---|---|---|---|
Česká republika (Tiếng Séc) | |||||
|
|||||
Vị trí của Cộng hòa Séc (xanh lá đậm) trong Liên minh châu Âu (xanh lá nhạt) và trong khu vực châu Âu (xanh lá nhạt và xám đậm)
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
“Pravda vítězí” (Tiếng Séc) “Chân lý luôn chiến thắng” |
|||||
Quốc ca | |||||
Kde domov můj? (Tiếng Séc) “Quê hương tôi nơi đâu?” Trình đơn
0:00
|
|||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Cộng hòa đại nghị | ||||
Tổng thống | Miloš Zeman | ||||
Thủ tướng | Bohuslav Sobotka | ||||
Lập pháp | Quốc hội | ||||
Thượng viện | Thượng nghị viện | ||||
Hạ viện | Hạ nghị viện | ||||
Ngôn ngữ chính thức | Tiếng Séc | ||||
Thủ đô | Prague (Praha) 50°05′B, 14°28′Đ |
||||
Thành phố lớn nhất | thủ đô | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 78.866 km² 30.450 mi² (hạng 116) |
||||
Diện tích nước | 2 % | ||||
Múi giờ | CET (UTC+1); mùa hè: CEST (UTC+2) | ||||
Lịch sử | |||||
Thế kỷ IX | Hình thành | ||||
28 tháng 10, 1918 | Độc lập (từ Áo-Hung | ||||
1 tháng 1, 1993 | Cộng hòa Séc và Slovakia tách ra từ Tiệp Khắc | ||||
Gia nhập EU | 1 tháng 5, 2004 | ||||
Dân cư | |||||
Tên dân tộc | Người Séc | ||||
Dân số (2012) | 10.513.209[1] người | ||||
Mật độ | (hạng 84)341 người/mi² | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2011) | Tổng số: 312.936 tỉ Đô la Mỹ[2] Bình quân đầu người: $27.062[2] |
||||
GDP (danh nghĩa) (2011) | Tổng số: $215,265 tỷ[2] Bình quân đầu người: $20.444[2] |
||||
HDI (2013) | 0,873[3] rất cao (hạng 28) | ||||
Hệ số Gini (2008) | 26 (thấp) (hạng 4) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Koruna Séc (CZK ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .cz³ | ||||
Mã điện thoại | +4204 | ||||
Lái xe bên | phải | ||||
30 tháng 6, 2010 (xem Thay đổi dân số). Số liệu dựa trên thông tin Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) 2009 IMF. Và thêm .eu, cùng với các quốc gia trong Liên minh châu Âu. Mã điện thoại từng là +42 với Slovakia cho đến hết 1997. |
Cộng hòa Séc (tiếng Séc: Česká republika, nghe (trợ giúp·chi tiết)), hay gọi tắt là Séc (tiếng Séc: Česko, Hán-Việt: 捷克共和國 / Tiệp Khắc Cộng hòa quốc) là 1 quốc gia thuộc khu vực Trung Âu và là nước không giáp biển. Cộng hòa Séc giáp Ba Lan về phía bắc, giáp Đức về phía tây, giáp Áo về phía nam và giáp Slovakia về phía đông. Thủ đô và thành phố lớn nhất của quốc gia là Prague (Praha), với hơn 1,3 triệu dân cư ngụ tại đây. Cộng hòa Séc là 1 quốc gia đa đảng theo chế độ cộng hòa đại nghị. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước, còn thủ tướng là người đứng đầu chính phủ. Quốc hội có 2 viện gồm thượng viện và hạ viện. Cộng hòa Séc đã gia nhập NATO vào năm 1999 và trở thành thành viên của Liên minh châu Âu từ năm 2004. Ngày 21 tháng 12 năm 2007, Cộng hòa Séc đã thông qua Hiệp ước Schengen, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và du lịch vào nước này. Ngoài ra, Cộng hòa Séc hiện nay cũng là thành viên của các tổ chức OECD, OSCE, Ủy hội châu Âu và Khối Visegrád.
Lãnh thổ Cộng hòa Séc, ngày nay bao gồm các vùng đất đã từng tồn tại trong lịch sử là Bohemia, Moravia và một phần Silesia. Séc trở thành 1 bộ phận của Đế quốc Áo và Đế quốc Áo-Hung trong nhiều thế kỉ cho đến năm 1918, khi Séc cùng với Slovakia tuyên bố thành lập nước Tiệp Khắc. Trong Thế chiến thứ hai, Tiệp Khắc bị phát xít Đức chiếm đóng. Sau đó, nước này trở thành 1 quốc gia xã hội chủ nghĩa cho đến năm 1989 khi cuộc Cách mạng Nhung yên bình diễn ra, đưa đất nước trở về tiến trình dân chủ. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, 1 cuộc ly khai ôn hòa đã diễn ra, Tiệp Khắc lại tách thành 2 quốc gia độc lập là Séc và Slovakia.
Tên gọi
-
Bài chi tiết: Tên gọi Séc
Tên gọi cũ trong tiếng Anh của Cộng hòa Séc là tên “Bohemia”, được biến đổi từ tiếng Latinh “Boiohaemum”, có nghĩa là “quê hương của người Boii”. Tên gọi Séc hiện tại được lấy từ tên Čechy, chuyển hóa từ cách phát âm cũ Cžechy của Ba Lan.[4]
Sau khi Tiệp Khắc (Československo trong tiếng Séc hay Czechoslovakia trong tiếng Anh), một liên bang bao gồm Séc và Slovakia giải thể thành 2 quốc gia riêng biệt, Séc không có tên gọi chính thức trong tiếng Anh. Năm 1993, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Séc đề nghị tên Czechia như là một tên thay thế chính thức cho tất cả trường hợp không phải là các văn bản chính thức và tên gọi của cơ quan chính quyền, nhưng tên gọi này không được dùng rộng rãi trong các văn bản tiếng Anh.
Phiên âm Hán Việt của Séc là Tiệp Khắc, tuy nhiên chữ Tiệp Khắc hay “Tiệp” trong tiếng Việt lại thường được dùng để chỉ nhà nước liên bang giữa Séc và Slovakia hoặc các chính thể tương tự.
Lịch sử
-
Bài chi tiết: Lịch sử Séc
Tiền sử
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy bằng chứng của người tiền sử sinh sống tại vùng đất ngày nay là nước Cộng hòa Séc. Từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, các bộ tộc Celt, Boii đã đến Séc định cư. Đến thế kỷ 1, các bộ tộc Marcomanni và Quani tại vùng đất thuộc Đức ngày nay cũng đến sinh sống tại vùng đất này. Trong suốt Giai đoạn Di cư tại châu Âu vào thế kỷ 5, các bộ lạc thuộc Đức đã rời khỏi vùng đất Séc và di tản ra các vùng đất ở phía Đông và phía Tây.
Người Slav từ vùng Biển Đen–Karpat định cư tại đây (do các cuộc tấn công dữ dội từ vùng Siberia và các bộ lạc Đông Âu: Hung, Avar, Bulgar và Magyar). Vào thế kỷ 6 họ di cư tới các vùng đất tại phía Nam như Bohemia, Moravia và một số vùng đất mà ngày nay thuộc về lãnh thổ nước Áo. Trong suốt thế kỷ 7, thương gia Samo đến từ vùng Francia đã lãnh đạo và ủng hộ cuộc khởi nghĩa của người Slav để chống lại tộc người Avar năm 623, trở thành người thống trị của Vương quốc Slav đầu tiên. Đây là tổ chức chính quyền đầu tiên của người Slav, nhưng thực tế đây là một liên minh của các bộ lạc lớn mạnh chứ không thực sự là một quốc gia quân chủ chuyên chế.
Đại Moravia
Sau khi Đế chế của vua Samo tan rã, người Moravia và Nitra đã thành lập các công quốc mới hùng mạnh. Năm 833, Mojmir I của Moravia đã tấn công và sát nhập công quốc Nitra, lập ra một công quốc duy nhất là Đại Moravia (Velká Morava).
Năm 846, Mojmir I nhường ngôi cho một người cháu của mình là Rastislav (846-870). Dưới thời Rastislav, một cuộc cải cách văn hóa lớn đã diễn ra khi hai nhà truyền giáo Cyril và Methodius được ông mời đến Đại Moravia để truyền bá đạo Thiên chúa vào đất nước này. Họ cũng góp công lớn trong việc xây dựng bảng chữ cái của người Slav, tức bảng ký tự Cyril.
Dưới thời vua Svatopluk I, Đại Moravia đạt tới sự mở rộng lớn nhất về diện tích. Lãnh thổ của nó trải dài trên các vùng đất ngày nay là Hungary, Ba Lan, Áo, Đức, Serbia, Slovenia, Croatia và Ukraina. Về sau, những cuộc chiến tranh liên miên với Đế chế Frank đã làm cho Đại Moravia suy yếu và những người Hungary xâm lược đã khiến đất nước tan rã vào đầu thế kỉ thứ 10.
Thời kỳ Trung cổ
Năm 995, công quốc Bohemia thành lập dưới sự lãnh đạo của vương triều Premyslid, thành viên của một bộ tộc tên là Séc. Vương triều Premyslid đã thống nhất các vương triều Séc khác và thành lập một chính quyền trung ương vững mạnh.
Đầu thế kỉ 11, công quốc Bohemia đã chinh phục nước Đại Moravia. Tuy Moravia vẫn là một lãnh địa tách biệt của Bohemia song nước này lại bị cai trị bởi một trong những người con trai của vua Bohemia.
Sang thế kỉ 14 là thời đại hoàng kim của Séc. Vào năm 1306, dòng họ Premyslid không có người kế vị. Sau nhiều cuộc chiến tranh giành quyền lực đẫm máu, dòng họ Luxemburg đã đoạt được ngôi vua Bohemia. Vị vua thứ hai của triều đại Luxemburg là Karel IV (1342-1378, Charles trong tiếng Anh và tiếng Pháp, Karl trong tiếng Đức) đã đưa đất nước Bohemia trở nên hùng mạnh. Năm 1344, ông nâng chức Giám mục của thành phố Praha lên thành tổng Giám mục đồng thời kiềm chế quyền lực của các quý tộc Séc và đưa Bohemia, Moravia trở thành các quận hành chính, và đưa Brandenburg (tới năm 1415), Lusatia (tới năm 1635), Silesia (tới năm 1742) vào quyền kiểm soát của Séc. Karel IV cũng đã biến Praha trở thành một thủ đô hoa lệ với rất nhiều công trình xây dựng, tiêu biểu như lâu đài Praha và cầu Karl. Ông cũng thành lập Đại học Karlova ở Praha (Univerzita Karlova) năm 1348 với mong muốn biến Praha thành một trung tâm học vấn của châu Âu.
Vào thế kỉ 15, một cuộc chiến tranh tôn giáo đẫm máu đã diễn ra tại Séc, lịch sử gọi là cuộc Chiến tranh Hussite. Đất nước Séc suy yếu và đến năm 1526, Séc đã bị sát nhập vào đế chế Habsburg.
Thời kỳ thuộc triều đại Habsburg
Sau khi bị sát nhập vào Đế chế Habsburg, người Séc bắt đầu bị đồng hóa. Tiếng Séc bị cấm sử dụng và tiếng Đức trở thành ngôn ngữ chính thức ở Séc.
Năm 1618, người Bohemia đã nổi dậy chống lại triều đình Habsburg. Họ đã chọn một người theo đường lối của Jean Calvin là Frederick của Palatinate (Fridrich Falcký) lên ngôi. Nhưng đến ngày 6 tháng 11 năm 1620, quân đội Séc bị đánh bại tại Trận Núi Trắng (Bitva na Bílé hoře). Cuộc Chiến tranh Ba Mươi Năm (1618-1648) đã phá hủy phần lớn những làng mạc, thành phố của Bohemia.
Đến thời nữ hoàng Maria Theresa và con trai bà, vua Joseph II, những người chịu ảnh hưởng của Thời đại Khai sáng, tình hình Bohemia bắt đầu có những chuyển biến. Tuy chính sách đồng hóa vẫn không thay đổi, nhưng tình hình xã hội, giáo dục đã được cải thiện cho người Séc. Vào thế kỉ 19, chủ nghĩa bành trướng của Pháp dưới thời vua Napoleon I đã kích thích tinh thần phục hưng dân tộc của người Séc. Tầng lớp trí thức mới đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phục hưng và phát triển ngôn ngữ dân tộc. Tháng 2 năm 1848, cuộc Cách mạng tháng 2 ở Pháp đã làm bùng nổ một cao trào cách mạng tư sản lan khắp châu Âu. Vào ngày 12 tháng 6 năm 1848, khởi nghĩa của những người dân chủ cấp tiến và được sự hưởng ứng nhiệt liệt của nhân dân đã bùng nổ tại Praha, nhưng đến ngày 17 tháng 6, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
Năm 1867, nhà nước quân chủ lưỡng hợp Áo-Hung được thành lập, trong đó Séc nằm trong tầm ảnh hưởng của nước Áo. Vào những năm cuối cùng của đế chế Áo-Hung, tình hình giữa người Séc và người Đức ở Bohemia ngày càng trở nên căng thẳng. Mối quan hệ xấu đi giữa các dân tộc trong đế chế đã đẩy nhanh sự sụp đổ của quốc gia này. Năm 1900, Tomáš Masaryk, người sau này trở thành tổng thống Tiệp Khắc đã thành lập Đảng Tiến bộ Séc. Ý tưởng về một quốc gia kết hợp giữa hai dân tộc Séc và Slovakia bắt đầu được hình thành.
Tiệp Khắc (1918-1993)
Sau khi Thế chiến thứ nhất kết thúc cùng với sự sụp đổ của Đế chế Áo-Hung, ngày 28 tháng 10 năm 1918, Cộng hòa Tiệp Khắc (bao gồm Séc và Slovakia ngày nay) tuyên bố độc lập. Hiệp ước St. Germain được ký kết vào tháng 9 năm 1919 đã chính thức công nhận nền cộng hòa mới của Tiệp Khắc. Sau đó, Ruthenia cũng được sát nhập vào Tiệp Khắc vào tháng 6 năm 1920. Quốc gia Tiệp Khắc mới thành lập có dân số khoảng 13,5 triệu người, thừa hưởng tới 70-80% các cơ sở công nghiệp của Áo-Hung. Lúc đó Tiệp Khắc là một trong mười nước công nghiệp hóa nhất thế giới.
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền phát xít ở Đức bắt đầu đe dọa tiến hành xâm lược Trung Âu. Sau khi sáp nhập nước Áo vào lãnh thổ Đức, Tiệp Khắc trở thành mục tiêu tiếp theo của phát xít Đức. Tháng 4 năm 1938, Đức nêu yêu sách đòi vùng đất Sudetenland của Tiệp Khắc. Ngày 29 tháng 9 năm 1938, Hiệp ước München được ký kết. Anh, Pháp vì không muốn chiến tranh với Đức đã quyết định vứt bỏ liên minh quân sự với Tiệp Khắc. Và hậu quả là đến ngày 16 tháng 3 năm 1939, toàn bộ lãnh thổ Tiệp Khắc đã bị Đức chiếm đóng. Trong những năm Thế chiến thứ hai, khoảng 390.000 người dân thành thị, trong đó có 83.000 người Do Thái đã bị giết hại hoặc bị hành quyết. Hàng trăm ngàn người đã bị đưa vào các nhà tù và các trại tập trung để làm công việc khổ sai. Chiến tranh kết thúc vào ngày 9 tháng 5 năm 1945 với việc cuộc khởi nghĩa Praha lật đổ ách thống trị của phát xít Đức thành công và quân đội Liên Xô và Mỹ tiến vào Tiệp Khắc.
Từ năm 1945-1946, hầu như toàn bộ người Đức thiểu số (khoảng 2,7 triệu người) đã bị trục xuất khỏi Tiệp Khắc sang Đức và Áo. Sau Thế chiến thứ hai, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc nhanh chóng phát triển do sự thất vọng của người Tiệp Khắc đối với phương Tây vì đã vứt bỏ họ trong Hiệp ước München và do ảnh hưởng ngày càng mạnh của Liên Xô. Trong cuộc bẩu cử năm 1946, Đảng Cộng sản đã giành được tỉ lệ phiếu 38%, trở thành chính đảng lớn nhất và chính thức cầm quyền từ tháng 2 năm 1948. Sau đó, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã xây dựng một chính quyền toàn cộng sản.
Sau khi nắm quyền, Đảng Cộng sản Tiệp Khắc đã quốc hữu hóa các ngành kinh tế, xây dựng một nền kinh tế kế hoạch. Kinh tế tăng trưởng nhanh trong thập niên 1950 và thập niên 1960, sau đó bắt đầu giảm sút từ thập niên 1970 và rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Chính quyền cộng sản trở nên thiếu dân chủ. Năm 1968, phong trào Mùa Xuân Praha bùng nổ đòi mở rộng tự do dân chủ và thực hiện đa nguyên chính trị, song sau đó bị quân đội Liên Xô đàn áp và dập tắt.
Tháng 11 năm 1989, cuộc Cách mạng Nhung lụa diễn ra trong hòa bình, đưa đất nước Tiệp Khắc trở lại quá trình dân chủ. Ngày 1 tháng 1 năm 1993, Tiệp Khắc diễn ra cuộc “chia li trong hòa bình”. Hai dân tộc Séc và Slovakia tách ra, thành lập hai quốc gia mới là Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia.
Cộng hòa Séc (từ 1993 đến nay)
Sau khi lại trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1993, quốc hội Cộng hòa Séc đã quyết định giữ nguyên lá cờ của Liên bang Tiệp Khắc cũ làm là cờ của Cộng hòa Séc. Cùng năm đó, nước này gia nhập Liên Hiệp Quốc. Đến năm 1995, Cộng hòa Séc trở thành một thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngày 12 tháng 3 năm 1999, Cộng hòa Séc gia nhập NATO. Vào năm 2004, cùng với 9 quốc gia Đông Âu và Nam Âu khác, Cộng hòa Séc đã trở thành một thành viên của Liên minh Châu Âu[5]. Kinh tế Cộng hòa Séc đi theo nền kinh tế thị trường và đang trên đà phát triển mạnh, song cũng vẫn phải đối mặt với nhiều mạo hiểm và thách thức to lớn.
Chính trị
-
Bài chi tiết: Chính trị Cộng hòa Séc
Hệ thống chính trị
Cộng hòa Séc là một quốc gia đa đảng theo chế độ dân chủ nghị viện. Theo hiến pháp, tổng thống là người đứng đầu nhà nước còn thủ tướng là người điều hành chính phủ.
Tổng thống Cộng hòa Séc được bầu bởi Quốc hội với nhiệm kỳ 5 năm. Theo Hiến pháp, một tổng thống không được phép nắm quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Tổng thống có vai trò chủ yếu về mặt nghi thức song ông cũng có thể dừng thông qua một đạo luật hoặc giải tán quốc hội trong những trường hợp đặc biệt. Tổng thống hiện nay của Cộng hòa Séc là ông Václav Klaus. Mới đây Cộng hòa Séc đã thông qua bộ luật mới về việc bầu cử tổng thống trực tiếp, tức là tổng thống sẽ được người dân bầu ra chứ không do Quốc hội bầu như trước nữa.
Thủ tướng Cộng hòa Séc là người đứng đầu chính phủ. Thủ tướng nắm trong tay nhiều quyền lực lớn như quyết định các vấn đề đối nội và đối ngoại, triệu tập quốc hội và chọn ra các bộ trưởng của chính phủ. Thủ tướng hiện nay của Cộng hòa Séc là ông Petr Nečas.
Quốc hội của Cộng hòa Séc được tổ chức theo mô hình lưỡng viện, bao gồm hạ viện và thượng viện. Hạ viện (Poslanecká sněmovna) gồm 200 ghế còn thượng viện (Senát) bao gồm 81 ghế. Tại Cộng hòa Séc có 14 khu vực bầu cử tương ứng với 14 khu vực hành chính của cả nước.
Tòa án Hiến pháp (hay Tòa án Lập pháp) của Cộng hòa Séc gồm có 15 thành viên và có nhiệm kỳ 10 năm. Các thành viên của Tòa án Hiến pháp được chỉ định bởi tổng thống và được thông qua bởi thượng viện.
Là một quốc gia đa đảng, chính trường Cộng hòa Séc có sự tham gia của rất nhiều đảng phái. Chẳng hạn trong kỳ bầu cử vào Hạ viện Quốc hội Séc tiến hành ngày 28 và 29 tháng 5 năm 2010 đã có tới 27 đảng phái và tổ chức chính trị đăng ký tham gia. Hai đảng có ảnh hưởng lớn nhất ở Cộng hòa Séc là Đảng Dân chủ Công dân (Občanská demokratická strana) và Đảng Xã hội Dân chủ Séc (Česká strana sociálně demokratická). Hệ thống chính trị của cộng hòa Séc vẫn còn nhiều vấn đề người dân chưa hài lòng nhưng dù sao thì nó vẫn thể hiện được tính vượt trội của một nhà nước đa đảng[6]
Quân đội
Quân đội Séc gồm có lục quân, không quân và lực lượng hậu cần đặc biệt. Quân đội Séc ngày nay là một phần của Quân đội Tiệp Khắc trước kia, vốn là một trụ cột quan trọng của Hiệp ước Warsaw cho đến tận năm 1989. Kể từ khi gia nhập NATO vào ngày 12 tháng 3 năm 1999, lực lượng quân đội Séc đã có những sự thay đổi dáng kể về nhiều mặt. Tuy số lượng binh lính giảm xuống còn khoảng 67.000 nhưng về mặt chất lượng lại được nâng cao và trình độ tổ chức chuyên nghiệp hơn. Năm 2004, chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc bị giải thể[7].
Lực lượng quân đội Séc ngoài nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ đất nước còn tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Iraq, Afghanistan, Bosna và Hercegovina, Kosovo. Năm 2005, ngân sách quốc phòng của Cộng hòa Séc đạt khoảng hơn 2 tỉ USD, chiếm 1,81% GDP[8].
Phân chia hành chính
-
Bài chi tiết: Phân cấp hành chính Cộng hòa Séc
Bắt đầu từ năm 2000, Cộng hòa Séc được chia thành 13 khu vực (kraje hoặc kraj) và một thành phố thủ đô là Praha. Mỗi khu vực có một Hội đồng Địa phương (krajské zastupitelstvo) được bầu chọn qua bầu cử và người lãnh đạo riêng (hejtman). Ở Praha, quyền lực được thi hành bởi Hội đồng Thành phố và thị trưởng của Praha.
Kí hiệu | Khu vực | Thủ phủ | Dân số (năm 2004) | Dân số (năm 2007) |
---|---|---|---|---|
A | Thủ đô Praha (Hlavní město Praha) | 1.170.571 | 1.194.407 | |
S | Vùng Bohemian Trung tâm (Středočeský kraj) | văn phòng đặt tại Praha | 1.144.071 | 1.181.374 |
C | Vùng Nam Bohemian (Jihočeský kraj) | České Budějovice | 625.712 | 630.487 |
P | Vùng Plzeň (Plzeňský kraj) | Plzeň | 549.618 | 555.491 |
K | Vùng Karlovy Vary (Karlovarský kraj) | Karlovy Vary | 304.588 | 305.348 |
U | Vùng Ústí nad Labem (Ústecký kraj) | Ústí nad Labem | 822.133 | 824.490 |
L | Vùng Liberec (Liberecký kraj) | Liberec | 427.563 | 431.523 |
H | Vùng Hradec Králové (Královéhradecký kraj) | Hradec Králové | 547.296 | 550.168 |
E | Vùng Pardubice (Pardubický kraj) | Pardubice | 505.285 | 508.250 |
M | Vùng Olomouc (Olomoucký kraj) | Olomouc | 635.126 | 640.248 |
T | Vùng Moravian-Silesian (Moravskoslezský kraj) | Ostrava | 1.257.554 | 1.249.337 |
B | Vùng Nam Moravian (Jihomoravský kraj) | Brno | 1.123.201 | 1.133.636 |
Z | Vùng Zlín (Zlínský kraj) | Zlín | 590.706 | 589.897 |
J | Vùng Vysočina (Vysočina kraj) | Jihlava | 517.153 | 512.053 |
Mỗi khu vực nói trên của Cộng hòa Séc được coi là một vùng cấp ba của Liên minh châu Âu. Trong khi đó, toàn bộ lãnh thổ Cộng hòa Séc được coi là một vùng cấp hai của Liên minh châu Âu. (Xem Các vùng của Liên minh châu Âu)
Địa lý
-
Bài chi tiết: Địa lý Cộng hòa Séc
Địa hình
Về mặt địa lý, Cộng hòa Séc nằm ở khu vực Trung Âu còn theo phân loại của Liên Hiệp Quốc thì nước này thuộc khu vực Đông Âu. Về mặt lịch sử và văn hóa, Cộng hòa Séc được xem là có liên hệ gần gũi hơn với các nước Đông Âu, đặc biệt là trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Diện tích của Cộng hòa Séc tương đối nhỏ, xếp hàng thứ 115 thế giới (xem Danh sách quốc gia theo diện tích). Tổng diện tích của nước này là 78.886 km², trong đó phần đất chiếm 77.276 km² và phần nước chiếm 1.590 km². Do bị bao quanh bởi các quốc gia khác nên Cộng hòa Séc không giáp biển. Nước này có chung đường biên giới 1.881 km với các nước Đức về phía tây, Ba Lan về phía đông bắc, Slovakia về phía đông nam và Áo về phía nam.
Về mặt lịch sử, lãnh thổ Cộng hòa Séc có thể chia làm 3 vùng lịch sử: Bohemia, Moravia và Silesia. Lưu ý rằng Silesia chỉ có một phần nhỏ lãnh thổ ở Cộng hòa Séc.
Địa hình nước này có thể chia thành 2 miền chính: Bohemia ở phía tây và Moravia ở phía đông. Địa hình Bohemia có cấu trúc như một bồn địa, gồm những đồng bằng rộng và cao nguyên được bao bọc xung quanh bởi những dãy núi thấp. Những dãy núi chính bao quanh Bohemia gồm dãy Karkonosze và dãy Sudeten. Đỉnh núi Snezka tại Bohemia và ngọn núi cao nhất Cộng hòa Séc (1602 m). Trong khi địa hình Bohemia khá bằng phẳng thì ngược lại, địa hình Moravia lại chủ yếu là đồi núi. Cộng hòa Séc cũng là nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn tại châu Âu như sông Elbe, sông Vltava ở xứ Bohemia và sông Morava ở xứ Moravia. Các con sông của nước này chảy vào các biển khác nhau như: biển Bắc, biển Baltic và biển Đen.
Về khoáng sản, Cộng hòa Séc có một số tài nguyên như than đá, than chì, cao lanh, đất sét, gỗ xây dựng…
Khí hậu
Cộng hòa Séc nằm trong khu vực khí hậu ôn hòa. Do nằm sâu trong lục địa và không còn chịu các tác động của biển nên Cộng hòa Séc có khí hậu ôn đới lục địa, một trong những nguyên nhân gây ra sự chênh lệch lớn giữa thời tiết mùa hạ và mùa đông tại nước này. Sự đa dạng của địa hình cũng góp phần làm nên sự phức tạp của các kiểu khí hậu khác nhau tại Cộng hòa Séc.
Nhìn chung trên toàn lãnh thổ Cộng hòa Séc, khí hậu về mùa đông thường khá lạnh nhưng cũng không đến nỗi quá khắc nghiệt. Nhiệt độ trung bình thấp nhất tại nước này vào tháng 1, tháng lạnh nhất trong năm là -5,4 °C. Tuyết thường rơi nhiều hơn tại những vùng núi cao nhưng tan nhanh tại các vùng thấp của Cộng hòa Séc khiến cho mùa đông ở nước này tương đối ẩm. Khi mùa đông kết thúc, băng tuyết tan chảy nhanh làm mực nước các con sông dâng cao và thỉnh thoảng có thể gây ra những trận lũ lớn. Mùa hè tại Cộng hòa Séc thường ấm áp. Nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 7, tháng nóng nhất tại Cộng hòa Séc là 23,3 °C[9]. Mùa hè tại nước này thường có nhiều mưa. Bên cạnh đó, những trận bão mạnh từ Đại Tây Dương có thể tràn vào nước này cũng mang theo một lượng mưa khá lớn. Nhiệt độ và lượng mưa giảm dần về mùa thu và các rừng cây bắt đầu rụng lá.
Nhân khẩu
-
Bài chi tiết: Nhân khẩu Cộng hòa Séc
Năm | Tổng cộng | Thay đổi | Năm | Tổng cộng | Thay đổi |
---|---|---|---|---|---|
1857 | 7.016.531 | — | 1930 | 10.674.386 | 6.6% |
1869 | 7.617.230 | 8.6% | 1950 | 8.896.133 | -16.7% |
1880 | 8.222.013 | 7.9% | 1961 | 9.571.531 | 7.6% |
1890 | 8.665.421 | 5.4% | 1970 | 9.807.697 | 2.5% |
1900 | 9.372.214 | 8.2% | 1980 | 10.291.927 | 4.9% |
1910 | 10.078.637 | 7.5% | 1991 | 10.302.215 | 0.1% |
1921 | 10.009.587 | -0.7% | 2001 | 10.230.060 | -0.7% |
Dân số của Cộng hòa Séc hiện nay khoảng 10,3 triệu người. Trong suốt lịch sử, dân số của nước này có nhiều biến động. Số liệu thống kế năm 1857 cho thấy dân số của vùng đất Séc lúc đó là khoảng 7 triệu người.[10] Sau đó con số này tăng dần qua các năm và đến đầu thế kỉ 20 thì đạt xấp xỉ 9,4 triệu dân. Sang năm 1910, dân số của Séc vượt qua ngưỡng 10 triệu. Hai cuộc Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai đã khiến cho dân số của nước này giảm sút nghiêm trọng. Sau chiến tranh, số lượng nhân khẩu của nước này tiếp tục phục hồi. Nhưng hiện nay dân số của Cộng hòa Séc lại có chiều hướng giảm xuống, tuy phần nào đỡ hơn các nước Đông Âu khác. Theo báo cáo dân số năm 2006 của Liên Hiệp Quốc, tốc độ tăng dân số của Cộng hòa Séc là -0,03%[11]. Nguyên nhân là do tỉ lệ sinh của nước này giảm cùng với việc Cộng hòa Séc gia nhập EU năm 2004, làm xuất hiện một dòng người nhập cư sang các nước phát triển hơn ở Tây Âu kiếm sống.
Đa phần dân cư của Cộng hòa Séc là người Séc, chiếm tỉ lệ 95%. Bên cạnh đó, tại Séc còn có nhiều cộng đông dân tộc thiểu số khác như người Slovakia, người Đức, người Ba Lan, người Hungary, người Việt Nam. Sau khi Liên bang Tiệp Khắc tan rã, một bộ phận người Slovakia vẫn tiếp tục ở lại Cộng hòa Séc và trở thành nhóm sắc tộc thiểu số lớn nhất nước này, chiếm 3% dân số. Xếp tiếp sau đó là người Ba Lan. Ở Cộng hòa Séc có một số trường tiểu học và trung học cơ sở dạy tiếng Ba Lan. Trước kia, người Đức chiếm một tỉ lệ khá lớn trong dân số Séc nhưng sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, chính quyền Tiệp Khắc đã ra lệnh trục xuất khoảng 3 triệu người Đức ra khỏi lãnh thổ nước này. Ngày nay cộng đồng người Đức tại Séc chỉ còn lại rất ít và có nguy cơ bị đồng hóa do tiếng Đức không phải là một ngôn ngữ phổ biến tại đây.
Bên cạnh các dân tộc có nguồn gốc từ các quốc gia láng giềng trong khu vực, còn có một số dân tộc khác mới nhập cư vào Séc trong thế kỉ 20. Khi cuộc nội chiến Hy Lạp xảy ra, rất nhiều người Hy Lạp đã chạy sang Tiệp Khắc, đầu tiên là những trẻ em tị nạn vào năm 1948-1949 rồi tiếp đó là thân nhân và cả những người cánh tả tại Hy Lạp. Cộng đồng người gốc Á lớn nhất tại Cộng hòa Séc là người Việt Nam. Người Việt Nam đến Tiệp Khắc lần đầu vào năm 1956 để du học theo thỏa thuận về giáo dục giữa hai chính phủ cộng sản lúc bấy giờ. Số người Việt Nam nhập cư vào Cộng hòa Séc tăng nhanh cho đến khi chế độ xã hội chủ nghĩa tại nước này sụp đổ vào năm 1989. Thế hệ đầu tiên của người Việt Nam tại đây chủ yếu kinh doanh trong những cửa hàng nhỏ, còn thế hệ người Việt tiếp theo sinh ra tại Séc nổi tiếng với thành tích học tập rất tốt[12]. Trong năm 2009, có khoảng 70.000 người Việt tại Cộng hòa Séc.[13] Ngày 3 tháng 7 năm 2013, chính phủ Cộng hòa Séc công nhận cộng đồng người Việt tại Séc trở thành dân tộc thứ 14 của quốc gia này.[14]
Còn một lưu ý nữa là cộng đồng người Do Thái từng có một cộng đồng rất lớn tại Cộng hòa Séc nhưng đa phần họ trong Thế chiến Thứ hai đã bị phát xít Đức tàn sát. Ngày nay tại Séc có rất ít người Do Thái nhưng những nét văn hóa của họ vẫn còn được gìn giữ, đặc biệt là tại thủ đô Praha.
Kinh tế
-
Bài chi tiết: Kinh tế Cộng hòa Séc
Khái quát lịch sử
Vào thế kỉ 19, hai vùng đất Bohemia và Moravia của Cộng hòa Séc ngày nay là trung tâm công nghiệp chính của Đế chế Áo-Hung. Vì vậy sau khi Đế chế Áo-Hung sụp đổ sau Thế chiến thứ nhất, nước này đã thừa kế một phần lớn những cơ sở công nghiệp. Vào thời điểm đó, Tiệp Khắc được đánh giá là một nước có cơ sở hạ tầng tốt với trình độ dân trí cao song nhiều nhà máy và thiết bị của nước này có phần lạc hậu hơn so với các nước tư bản Tây Âu. Trong thời kỳ xã hội chủ nghĩa, kinh tế Tiệp Khắc tương đối phát triển và gắn bó chặt chẽ với Liên Xô. Nhưng đến năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đã khiến cho nền kinh tế Séc mất đi nhiều thị trường lớn ở phía đông và rơi vào khủng hoảng.
Cuộc Cách mạng Nhung lụa diễn ra vào năm 1989 đã tạo điều kiện cho sự thay đổi căn bản toàn bộ nền kinh tế Séc. Tháng 1 năm 1991, “liệu pháp sốc” đã mang đến những thay đổi rất lớn: 95% các mặt hàng không còn chịu kiểm soát giá cả của nhà nước, lạm phát hạ xuống dưới 10%, tỉ lệ thất nghiệp thấp, thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài giảm đáng kể và đáng chú ý nhất là sự chuyển đổi trọng tâm hợp tác kinh tế từ Đông sang Tây. Cộng hòa Liên bang Đức, Hà Lan và Mỹ trở thành những nhà đầu tư lớn nhất tại Cộng hòa Séc. Sự chuyển đổi đó cũng yêu cầu những cải cách mạnh mẽ về luật pháp và hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho đầu tư và phát triển. Ngân hàng và bưu chính viễn thông được quan tâm đẩy mạnh. Về tài chính, từ năm 1995, tỷ giá hối đoái giữa đồng koruna của Cộng hòa Séc và đôla Mỹ đã được thiết lập một cách ổn định. Sự tư nhân hóa ồ ạt nền kinh tế cũng diễn ra với tốc độ chóng mặt: năm 1998, đã có đến hơn 80% xí nghiệp thuộc sở hữu tư nhân.
Cuộc khủng hoảng chính trị và tài chính 1997 đã tác động mạnh đến nền kinh tế Séc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1997 hạ xuống còn 0,3%, năm 1998 là -2,3% và năm 1999 là -0,5%. Nguyên nhân là do sự thực hiện “liệu pháp sốc” một cách vội vã và không vững chắc. Chính phủ Cộng hòa Séc đã phải xem xét lại các chính sách kinh tế của mình và điều chỉnh lại sao cho thích hợp hơn như tăng tốc việc hội nhập với các tiêu chuẩn kinh tế của EU, tái cơ cấu các doanh nghiệp, tiến hành tư nhân hóa với các ngân hàng và các ngành dịch vụ công cộng. Bắt đầu từ năm 2000, tốc độ tăng trưởng của nước này dần dần hồi phục. Xuất khẩu vào thị trường EU, đặc biệt là Đức tăng mạnh đã làm giảm thâm hụt thương mại của nước này xuống còn 5% GDP. Năm 2004, Cộng hòa Séc chính thức trở thành một thành viên của Liên minh Châu Âu, đòi hỏi nước này phải thúc đẩy quá trình cải cách kinh tế hơn nữa.
Những năm gần đây, Cộng hòa Séc đang trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh tại khu vực Đông Âu. Theo số liệu của Quỹ tiền tệ Quốc tế, năm 2006, GDP danh nghĩa của Cộng hòa Séc là 141,8 tỷ USD (GDP theo sức mua tương đương: 236,5 tỷ USD), thu nhập bình quân đầu người đạt 13.848 USD[15], cao hơn so với nhiều nước Đông Âu khác như Ba Lan, Hungary, Slovakia tuy nhiên vẫn còn thấp hơn mức trung bình của Liên minh Châu Âu. Nền kinh tế nước này được đánh giá là tăng trưởng nhanh và ổn định. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này đạt 5,7%[16]. Cộng hòa Séc là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế lớn như Liên minh Châu Âu, WTO và OECD.
Các ngành kinh tế
Nông nghiệp của Cộng hòa Séc không có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Các loại cây trồng chủ yếu của nước này là lúa mì, khoai tây, củ cải đường, cây hublông… Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chỉ chiếm 3,4% GDP của Cộng hòa Séc.
Vốn là một nước có sẵn những cơ sở công nghiệp từ thế kỉ 19, nền công nghiệp của Cộng hòa Séc có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển. Các ngành công nghiệp chính của nước này là luyện kim, sản xuất máy móc, thiết bị điện tử, phương tiện giao thông, dệt may, chất hóa học, dược phẩm, chế biến lương thực thực phẩm… Bên cạnh đó, Cộng hòa Séc rất nổi tiếng với ngành công nghiệp sản xuất đồ gốm sứ và pha lê. Công nghiệp chiếm tỉ trọng 39,3% trong nền kinh tế.
Dịch vụ là lĩnh vực đóng góp nhiều nhất trong nền kinh tế, chiếm 57,3% GDP. Các ngành ngân hàng, công nghệ thông tin, viễn thông là những động lực năng động của nền kinh tế Séc và thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Thương mại là một hoạt động kinh tế quan trọng với các đối tác thương mại chủ yếu là Cộng hòa Liên bang Đức, Slovakia, Áo, Ba Lan… Du lịch cũng là một thế mạnh của Cộng hòa Séc. Năm 2001, doanh thu từ du lịch mang về cho nước này khoảng 118 tỉ koruna, đóng góp tới 5,5% GNP của nước này. Thủ đô Praha thường là lựa chọn hàng đầu của du khách với rất nhiều các công trình văn hóa, lịch sử nổi tiếng. Những khu du lịch spa nổi tiếng như Karlovy Vary thường là điểm đến được yêu thích vào các kỳ nghỉ. Những lễ hội âm nhạc hay bia của Cộng hòa Séc cũng góp phần làm đất nước này trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn.
Tiền tệ
Đồng tiền chính thức hiện nay của Cộng hòa Séc là đồng koruna. Trong tiếng Séc, từ koruna có nghĩa là “vương miện”. Đồng tiền này chính thức được sử dụng từ ngày 18 tháng 2 năm 1993 sau khi Cộng hòa Séc và Slovakia tách khỏi Tiệp Khắc. Ký hiệu trong giao dịch quốc tế của đồng koruna Séc theo ISO 4217 là CZK.
Đồng tiền koruna của Cộng hòa Séc bắt đầu tham gia các tỷ giá hối đoái từ năm 1995 và được thả nổi kể từ năm 1999. Trong năm 2007, chỉ số lạm phát của đồng tiền này là 2,4% và đã được duy trì ổn định trong suốt nhiều năm qua. Cộng hòa Séc có kế hoạch gia nhập khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (euro) vào năm 2012 nhưng sau đó đã tuyên bố hoãn lại. Đầu năm 2008, Ngân hàng Quốc gia Séc tuyên bố sẽ lùi thời hạn gia nhập khu vực đồng tiền chung đến năm 2019[17].
Cơ sơ hạ tầng
- Năng lượng: Cộng hòa Séc nhìn chung là một nước nghèo tài nguyên về năng lượng, ngoại trừ một ít dầu mỏ và khí gas ở miền nam Moravia. Hiện nay nước này đang hạn chế dần việc sử dụng than làm chất đốt vì vì sản sinh ra nhiều khí nhà kính gây ô nhiễm môi trường. Năng lượng nguyên tử chiếm 30% tổng nhu cầu năng lượng hiện nay ở Cộng hòa Séc, và dự kiến có thể tăng lên 40% trong những năm tới. Khí gas tự nhiên được nhập khẩu từ nước ngoài và là một khoản chi tiêu lớn của Cộng hòa Séc. Gas được nhập từ tập đoàn Gazprom của Nga qua các đường ống trung chuyển ở Ukraina và nhập từ các công ty của Na Uy, được vận chuyển qua Đức. Sản lượng điện năm 2005 đạt 77,38 tỷ Kwh và ngoài đáp ứng tiêu thụ trong nước, Cộng hòa Séc xuất khẩu gần 25 tỷ Kwh điện năng.
- Giao thông: là trái tim của châu Âu nên Cộng hòa Séc có mạng lưới giao thông dày đặc và khá phát triển. Đường sắt có tổng chiều dài 16.053 km (năm 2005) và mật độ đường sắt cao nhất trong Liên minh châu Âu: 120 km trên 1.000 km vuông[18]. Hàng năm đường sắt nước này chuyên chở khoảng 178 triệu hành khách và 100 triệu mét khối hàng hóa. Công ty “Đường sắt Séc” chiếm 99% tổng hành khách vận chuyển bằng đường sắt. Đường bộ của Cộng hòa Séc có trên 6.174 km đường quốc lộ cao tốc hạng nhất (giới hạn tốc độ 130 km/h) nối thủ đô và các thành phố chính như Brno, Plzen, Pripram… và hòa vào hệ thống đường cao tốc châu Âu tạo thành xương sống của hệ thống đường bộ nước này[19]. Đường bộ cấp thấp hơn có tổng chiều dài 48.778 km[20]. Về đường hàng không, Cộng hòa Séc có khoảng 60 sân bay công cộng trong đó lớn nhất là Sân bay quốc tế Pragua hàng năm đón khoảng 11 triệu lượt khách[21]. Hãng hàng không quốc gia là Czech Airlines có đường bay đến những thành phố lớn ở châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á, Trung Đông và Bắc Phi. Đường sông chủ yếu tập trung ở ba con sông chính là Labe, Vltava và Berounka với tổng chiều dài khoảng 300 km. Vận tải thủy chiếm từ 2 đến 5% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và có vai trò quan trọng trong thương mại với Đức, Bỉ và Hà Lan, ngoài ra nó cũng phục vụ cho du lịch.[22] Giao thông công cộng ở các thành phố lớn cũng khá thuận tiện với các phương tiện chủ yếu là xe bus, tàu điện, ngoài ra thủ đô Prague bắt đầu có tàu điện ngầm từ ngày 9 tháng 5 năm 1974, chiều dài đường tàu điện ngầm khoảng 54 km.[23]
- Thông tin và truyền thông: Cộng hòa Séc có trên 3,2 triệu thuê bao cố định (2005) và trên 12 triệu thuê bao di động (2006). Số người sử dụng điện thoại di động tăng mạnh từ giữa thập niên 1990 và đến nay đạt 120 thuê bao trên 100 người. Hệ thống thông tin nội địa đã được nâng cấp thiết bị ADSL để tạo điều kiện thuận lợi cho sử dụng Internet và 93% dung lượng trao đổi dưới dạng kỹ thuật số. Để phục vụ viễn thông quốc tế, Cộng hòa Séc có 6 vệ tinh: 2 Intersputnik, 1 Intelsat, 1 Eutelsat, 1 Inmarsat và 1 Globalstar[24]. Cộng hòa Séc có 4 đài truyền hình ở phạm vi toàn quốc và trên 20 đài khu vực trong đó Czech Television, TV Nova và Prima TV là những hãng lớn nhất. Cộng hòa Séc là nước Đông Âu đầu tiên cho phép tư nhân phát sóng truyền hình năm 1994[25]. Nước này cũng có 7 đài phát thanh toàn quốc, 76 đài phát thanh địa phương. Internet khá phát triển với những nhà cung cấp dịch vụ chính là Seznam, Centrum, Atlas, iDnes, Volny và Tiscali.
Văn hóa
-
Bài chi tiết: Văn hóa Cộng hòa Séc
Văn học
Văn học Séc bắt nguồn từ thế kỉ 8 sau công nguyên dưới thời Đại Moravia. Hai anh em Cyril và Methodius đã được vương triều Byzantine cử tới Đại Moravia để truyền bá Đạo Thiên chúa, đồng thời sáng lập ra ngôn ngữ viết Slav đầu tiên: tiếng Slavonic cổ viết trên bảng chữ cái Glogotic, tiền thân của bảng ký tự Cyril sau này.
Sau khi Đại Moravia sụp đổ và được thay thế bởi vương triều Bohemia vào thế kỉ 9, tiếng Latin đã dần lấn lướt tiếng Slavonic cổ để trở thành ngôn ngữ chính thức trong nền văn học Séc. Bên cạnh đó, tiếng Đức cũng trở thành một ngôn ngữ có tầm ảnh hưởng lớn tại vùng đất này cho đến tận cuối thế kỉ 19. Vào thế kỉ 13, dưới triều đại Premyslid của Bohemia, nền văn học Séc đã có những thay đổi đáng chú ý. Những nhà thống trị ở Bohemia bắt đầu tách họ ra khỏi nền văn học Tây Âu lúc đó nói chung và cố gắng xây dựng một nền văn học dân tộc riêng của người Séc. Thời kỳ này văn học Séc được chia làm hai thể loại chính là huyền thoại và sử thi về các anh hùng. Văn xuôi cũng bắt đầu xuất hiện trong thời gian này. Hai tác phẩm đáng chú ý xuất hiện trong giai đoạn này là cuốn từ điển Séc-Latin và bộ sử biên niên đầu tiên viết bằng tiếng Séc: sử biên niên Dalimil.
Trong thời kỳ chiến tranh tôn giáo Hussite, văn học còn được dùng tranh luận và đả kích giữa các nhóm tôn giáo với nhau. Sự phân hóa rõ rệt thể hiện trên phương diện ngôn ngữ: tiếng Latin được dùng bởi những người theo đạo Thiên chúa, còn tiếng Séc được dùng bởi những người theo đạo Tin lành. Trận Núi Trắng năm 1620 với thất bại của những người Tin lành đã khiến nền văn học viết bằng tiếng Séc bị ảnh hưởng. Những chính sách đồng hóa dưới thời Đế chế Áo và Đế chế Áo-Hung càng làm cho tiếng Séc có nguy cơ biến mất. Tuy nhiên Thời kỳ Khai sáng trong Đế chế Áo-Hung đã lại tạo điều kiện cho tiếng Séc có cơ hội phát triển, cùng với đó là cả một nền văn học Séc mới. Từ đó đến nay, nền văn học Séc đã trải qua nhiều thăng trầm, biến động và sản sinh ra những tác gia lớn. Franz Kafka, nhà văn gốc Do Thái nổi tiếng của Cộng hòa Séc với những tác phẩm viết bằng tiếng Đức, ông được coi là người khơi nguồn cho văn học phi thực ở châu Âu[26]. Năm 1984, Jaroslav Seifert đã trở thành công dân Cộng hòa Séc đầu tiên (lúc đó là Tiệp Khắc) đoạt giải thưởng Nobel về Văn học.
Tôn giáo
Cộng Hòa Séc, cùng với Estonia, là một trong những nước có tỉ lệ người không tín ngưỡng cao nhất thế giới mặc dù người dân Séc từ xưa đã luôn có thái độ khoan dung đối với tôn giáo. Theo thống kế năm 2001, 59% dân số Cộng hòa Séc không theo một tôn giáo nào, một tỉ lệ khá lớn nếu so sánh với các nước láng giềng như Đức và Ba Lan [27].. Tôn giáo phổ biến nhất tại Cộng hòa Séc là Công giáo, chiếm tỉ lệ 26,8%. Tin Lành chiếm tỉ lệ 2,1%. Trong vòng từ năm 1991 đến năm 2001, tỉ lệ người không có tín ngưỡng tăng 19.1 phần trăm (gần 2 triệu người) trong vòng 10 năm. Cơ Đốc Giáo dường như không có dấu hiệu phát triển và số người theo đạo Công Giáo giảm một triệu người. Chỉ 19% người dân Séc nói rằng họ tin vào Chúa (ty lệ thấp nhì trong Liên Minh Châu Âu sau Estonia với 16%)
Âm nhạc
Tại Cộng hòa Séc, giao hưởng và nhạc kịch có một sư liên hệ mật thiết với các vũ khúc dân gian truyền thống của Bohemia và Moravia. Một trong những thể loại nhạc độc đáo và đặc trưng nhất của xứ Bohemia là Polka, một loại nhạc nhảy có tiết tấu nhanh và vui nhộn được hình thành vào giữa thế kỉ 19. Nhạc Polka (tiếng Séc có nghĩa là “cô gái Ba Lan”) đã nhanh chóng trở nên thịnh hành không chỉ ở châu Âu mà còn trên khắp thế giới, đồng thời nó cũng trở thành chất liệu để viết giao hưởng của hai nhạc sĩ nổi tiếng người Áo là Johann Strauss I và Johann Strauss II. Nhạc dân gian Moravia được chơi với nhiều loại nhạc cụ như đại hồ cầm, kèn clarinet và violong. Nhạc Moravia thường biểu hiện những ảnh hưởng từ nước ngoài, đặc biệt là từ România và Ba Lan.
Ngày nay, các hình thức âm nhạc hiện đại như pop, rock and roll đang ngày càng trở nên phổ biến. Các bài hát nổi tiếng trong tiếng Anh nhiều khi được người Séc đặt lại lời theo tiếng Séc và kết hợp với một vài phong cách truyền thống của họ.
Lễ hội
Cộng hóa Séc có hai ngày quốc khánh (tức ngày độc lập). Ngày 1 tháng 1 năm 1993 là ngày Cộng hòa Séc tách ra từ Liên bang Tiệp Khắc để trở thành một quốc gia độc lập. Còn ngày quốc khánh thứ hai là 28 tháng 10 năm 1918, ngày mà nhân dân hai nước Séc và Slovakia cùng nhau thành lập Liên bang Tiệp Khắc sau sự sụp đổ của Đế chế Áo-Hung.
Giống với nhiều quốc gia châu Âu khác, Cộng hòa Séc cũng tổ chức những ngày lễ quan trọng của Kitô giáo như Lễ Phục sinh, Lễ Giáng sinh. Vào đêm vọng Lễ Giáng Sinh 24 tháng 12, tất cả các thành phố lớn của Cộng hòa Séc đều được trang hoàng lộng lẫy. Ngày tiếp theo là ngày Giáng Sinh 25 tháng 12. Tiếp đó ngày 26 tháng 12 được gọi là ngày Thánh Stêphanô, được coi như ngày Giáng sinh thứ hai của Cộng hòa Séc.
Bên cạnh đó, Cộng hòa Séc còn là điểm đến của nhiều lễ hội văn hóa quốc tế. Lễ hội Âm nhạc Quốc tế Praha được tổ chức vào mùa xuân hàng năm thu hút rất nhiều các dàn nhạc giao hưởng từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó còn có Liên hoan Phim Quốc tế được tổ chức tại thành phố Karlovy Vary hay các lễ hội bia được tổ chức tại nhiều miền khác nhau của đất nước này.
Ngày | Ngày lễ | Tên tiếng Séc | Chú thích |
---|---|---|---|
1 tháng 1 | Ngày Quốc khánh của Cộng hòa Séc; Năm mới | Den obnovy samostatného českého státu; Nový rok | Ngày Quốc khánh của Cộng hòa Séc vào năm 1993, Séc tái độc lập sau khi Tiệp Khắc tan rã |
Tháng 3, tháng 4 | Lễ Phục sinh | Velikonoční pondělí | Lễ Phục sinh được tổ chức trong 2 ngày (chủ nhật và thứ hai) tại Cộng hòa Séc |
1 tháng 5 | Ngày Quốc tế Lao động | Svátek práce | |
5 tháng 7 | Ngày Thánh Cyril và Methodius | Den slovanských věrozvěstů Cyrila a Metoděje | Năm 863, hai nhà truyền giáo Cyril và Methodius đã đến và truyền bá đạo Thiên chúa vào Đại Moravia |
6 tháng 7 | Ngày Jan Hus | Den upálení mistra Jana Husa | Nhà cải cách tôn giáo Jan Hus bị hỏa thiêu trên giàn lửa năm 1415 |
28 tháng 9 | Ngày Thánh Wenceslas | Den české státnosti | Năm 935, Thánh Wenceslas, người được tôn là vị thánh bảo trợ của Séc bị giết hại |
28 tháng 10 | Ngày Quốc khánh của Tiệp Khắc | Den vzniku samostatného československého státu | Thành lập Tiệp Khắc năm 1918 |
17 tháng 11 | Ngày Đấu tranh giành tự do, dân chủ | Den boje za svobodu a demokracii | Cuộc tuần hành của học sinh chống phát xít Đức năm 1939 và cuộc tuần hành năm 1989 khởi đầu Cách mạng Nhung lụa |
24 tháng 12 | Đêm vọng Lễ Giáng Sinh | Štědrý večer | |
25 tháng 12 | Ngày Giáng sinh | Svátek vánoční | |
26 tháng 12 | Ngày Thánh Stephen | Svátek vánoční | Ngày Giáng sinh thứ hai của Cộng hòa Séc |
Ẩm thực
Ẩm thực Cộng hòa Séc có ảnh hưởng lớn đến các nền ẩm thực tại khu vực Trung Âu và bản thân nó cũng chịu ảnh hưởng của các nền ẩm thực khác. Nhiều món ăn phổ biến trong khu vực có nguồn gốc và xuất xứ từ đất nước này. Đa phần các món ăn chính của Cộng hòa Séc đều có thịt, gồm thịt lợn, thịt bò và thịt gà. Do không phải một quốc gia giáp biển nên cá là một món ăn hiếm gặp tại nước này, chủ yếu được dùng nhiều vào dịp Giáng sinh.
Thịt heo hầm với bánh mỳ hấp và dưa cải muối (tiếng Séc: vepřo-knedlo-zelo) được coi là một trong những món ăn phổ biến nhất của Cộng hòa Séc. Dưa cải muối trong món ăn này có hai cách chế biến khác nhau. Nó được chế biến chua hơn tại Bohemia và ngọt hơn tại Moravia. Thịt bò hầm nấu với sữa (svíčková na smetaně) cũng là một món ăn thịt khá phổ biến. Món ăn này gồm những miếng thịt bò hầm chấm với nước sốt đặc từ sữa, được kèm theo bởi bánh mỳ hấp, một thìa mứt quả và một lát chanh.
Một số món ăn nhẹ tiêu biểu cho ẩm thực Séc là món bánh kếp rán (bramboráky) được làm từ hỗn hợp khoai tây, bột mì, sữa kèm theo một số gia vị rồi đem rán. Bên cạnh đó, pho mát cũng là một món ăn được ưa chuộng với nhiều chủng loại đa dạng.
Món bánh mỳ hấp có nhân mứt hoa quả xay nghiền (ovocné knedlíky) được làm từ bột khoai tây nhào trộn và bộc mứt nghiền trái cây, sau đó đem luộc và được dùng với bơ, đường và pho mát. Có rất nhiều loại bánh bao hoa quả khác nhau được chế biến cùng nhiều loại trái cây đa dạng như dâu tây, đào, anh đào, mơ, mận… Những món ăn này không chỉ đơn thuần được coi như món tráng miệng mà đôi khi được xem là một món ăn chính trong bữa ăn. Trong dịp lễ Giáng sinh, món bánh vánočka sẽ được làm cùng với rất nhiều bánh quy và kẹo ngọt (vánoční cukroví).
Cộng hòa Séc còn là một quốc gia nổi tiếng về bia. Nghề làm bia tại Cộng hòa Séc đã có lịch sử lâu đời từ hàng trăm năm nay và được làm chủ yếu từ hoa của cây hublông. Một trong những loại bia nổi tiếng nhất nước này là bia Plzeň (Pilsener), được làm tại thành phố Plzeň (tiếng Đức: Pilsen) ở xứ Bohemia.
Thể thao
Thể thao là một phần không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần của người dân Cộng hòa Séc. Hai môn thể thao phổ biến và giành được nhiều sự hâm mộ nhất tại nước này là bóng đá và hockey trên băng. Bên cạnh đó, các môn thể thao như bóng rổ, bóng chuyền, bóng ném, điền kinh… cũng rất phổ biến.
Hockey trên băng là một môn thế mạnh của Cộng hòa Séc. Nước này đã từng 1 lần đoạt huy chương vàng tại Thế vận hội Mùa đông 1998 và 5 lần vô địch giải hockey trên băng toàn thế giới. Bóng đá cũng là một môn thể thao ưa chuộng tại nước này. Trước kia khi còn nằm trong Liên bang Tiệp Khắc, đội tuyển bóng đá quốc gia Tiệp Khắc đã từng hai lần đoạt ngôi vị á quân thế giới (World Cup). Còn hiện nay, đội tuyển bóng đá quốc gia Cộng hòa Séc đã từng đạt ngôi á quân tại Euro 1996. Nước này cũng có tên trong dach sách 16 đội tuyển tham dự vòng chung kết Euro 2008 sắp tới tại Áo và Thụy Sĩ. Theo bảng xếp hạng các đội tuyển bóng đá quốc gia của FIFA (tháng 1 năm 2008), Cộng hòa Séc xếp thứ 6 thế giới[28].
Bên cạnh đó, Cộng hòa Séc còn được biết đến là quê hương của một số tay vợt nổi tiếng trong môn tennis như Martina Navratilova và Ivan Lendl.
Giáo dục
Giáo dục phổ thông ở Cộng hòa Séc kéo dài từ 12 đến 13 năm, giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở là bắt buộc. Trẻ em đến trường khi 6 tuổi, kết thúc bậc tiểu học năm 11 tuổi và trung học cơ sở lúc 15 tuổi. Sau đó học sinh có thể học tiếp bậc phổ thông trung học 4 năm hoặc học các trường đào tạo nghề 3 năm. Tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc đào tạo nghề, học sinh có thể học lên bậc đại học kéo dài 3 năm. Ở bậc trên đại học, đào tạo thạc sỹ mất từ 2 đến 3 năm; đào tạo tiến sỹ là 3 năm[29]. Hệ thống giáo dục cơ sở của nước này gồm trường công, trường tư và trường tôn giáo (thường ít gặp). Năm học tại Cộng hòa Séc bắt đầu từ ngày 1 tháng 9 hoặc ngày thứ hai đầu tiên của tháng 9 (nếu ngày 1 tháng 9 là thứ bảy hoặc chủ nhật) và kết thúc vào ngày 30 tháng 6 năm sau (hoặc ngày thứ sáu cuối cùng của tháng 6). Học sinh được nghỉ trong những dịp lễ như Giáng sinh, Năm mới và Phục sinh.
Cộng hòa Séc từ lâu nổi tiếng là một trong những trung tâm văn hóa, giáo dục quan trọng hàng đầu tại châu Âu. Năm 1348, vua Charles IV (tiếng Séc: Karel IV) đã thành lập trường Đại học Charles nổi tiếng tại Praha (Univerzita Karlova). Ngày nay đây vẫn là trường đại học lớn và dẫn đầu về chất lượng giáo dục tại nước này.
Y tế
Cộng hòa Séc chú trọng nâng cao sức khỏe cộng đồng với các chương trình mang tính chất phòng ngừa cũng như tích cực chống lại bệnh ung thư, hút thuốc lá…Người dân được cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa trên cơ sở bảo hiểm y tế, người bệnh không trực tiếp chi trả tiền chữa bệnh. Dịch vụ y tế có thể được cung cấp bởi cả khu vực công cộng và khu vực tư nhân với chi phí nhìn chung thấp hơn mức bình quân của châu Âu[30].
Xếp hạng quốc tế
- Xếp thứ 79 trên 221 quốc gia và vùng lãnh thổ về dân số (xem Danh sách các nước theo số dân)
- Xếp hạng 30/177 quốc gia về Chỉ số Phát triển Con người (xem Danh sách các quốc gia theo thứ tự về Chỉ số phát triển con người)
- Xếp thứ 40/180 quốc gia về GDP (xem Danh sách quốc gia theo GDP danh nghĩa năm 2008)
- Xếp thứ 35/180 quốc gia về thu nhập bình quân đầu người (xem Danh sách quốc gia theo GDP (PPP) bình quân đầu người năm 2008)
- Xếp hạng 5/168 quốc gia về chỉ số tự do báo chí (Nhà báo không biên giới)
- Xếp hạng 37/157 quốc gia về chỉ số tự do kinh tế[31]
Hình ảnh về Cộng hòa Séc
Xem thêm
Tham khảo
- ^ “Population”. Czech Statistical Office. Ngày 19 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012.
- ^ a ă â b “Czech Republic”. International Monetary Fund. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2015.
- ^ “Human Development Report 2011”. United Nations. 2011. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2011.
- ^ “Oxford English Dictionary”. Askoxford.com. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2011.
- ^ Cộng hòa Séc – Thành viên Liên minh Châu Âu EUROPA – European Countries – Czech Republic
- ^ “Hệ thống đa đảng – Wikipedia tiếng Việt”. Truy cập 19 tháng 10 năm 2015.
- ^ Last conscripts leave Czech army. BBC – Cộng hòa Séc bài bỏ nghĩ vụ quân sự bắt buộc 22 tháng 12, 2004, 15:08 GMT
- ^ CIA – The World Factbook: Quân đội Séc
- ^ Czech Climate – Bảng số liệu về khí hậu Cộng hòa Séc Prague TV
- ^ a ă Czech Statistic Office Số liệu về lịch sử dân số Cộng hòa Séc cập nhật 31/5/2013
- ^ World Population Prospects The 2006 Revision – Báo cáo dân số 2006 của Liên Hiệp Quốc
- ^ Học sinh người Việt nổi tiếng học giỏi tại Cộng hòa Séc T.Đ báo Tiền Phong, 14:50 | 12/09/2006 (Theo báo CH Séc 8/9)
- ^ “Log In”. Truy cập 19 tháng 10 năm 2015.
- ^ Việt Nam được công nhận là dân tộc thiểu số tại Czech | Đài truyền hình Việt Nam VTV cập nhật 04/07/2013 14:07
- ^ Báo cáo của Quỹ tiền tệ Quốc tế năm 2006
- ^ “The World Factbook”. Truy cập 19 tháng 10 năm 2015.
- ^ http://www.praguemonitor.com/en/243/czech_business/16567/
- ^ http://www.czech.cz/en/czech-republic/transport/railway-characteristics/
- ^ http://www.czech.cz/en/czech-republic/transport/road-transport/first-class-roads/
- ^ http://www.czech.cz/en/czech-republic/transport/road-transport/
- ^ http://www.czech.cz/en/czech-republic/transport/air-transport/czech-airports/
- ^ http://www.czech.cz/en/czech-republic/transport/boat-transport/
- ^ Prague integrated transport system 29.12.2009
- ^ The World Factbook: Czech Republic CIA cập nhật 11/7/2013
- ^ http://www.czech.cz/en/czech-republic/media/the-media-market-in-the-czech-republic/
- ^ http://docsach.dec.vn/noidung/3150.dec
- ^ “The World Factbook”. Truy cập 19 tháng 10 năm 2015.
- ^ http://www.fifa.com/worldfootball/ranking/lastranking/gender=m/fullranking.html#confederation=0&rank=165 Bảng xếp hạng FIFA (truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2008)
- ^ CH Séc ICED
- ^ http://www.czech.cz/en/czech-republic/health-and-health-care/healthcare-system/
- ^ “Research”. The Heritage Foundation. Truy cập 19 tháng 10 năm 2015.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Cộng hòa Séc |
Wikiversity tiếng Anh có tài liệu giáo dục và khoa học kỹ thuật về: Czech republic |
- Cộng đồng người Việt thành dân tộc thiểu số tại Séc
- Sec tại Từ điển bách khoa Việt Nam
- Czech Republic tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
- Government of the Czech Republic – Trang web của chính quyền Cộng hòa Séc (tiếng Anh)
- Trang mạng của Đại sứ quán Cộng hòa Séc tại Việt Nam
- Giới thiệu Tổng quan về Nền Kinh tế Cộng hoà Séc
- Trang thông tin của người Việt tại Séc và châu Âu
- Báo điện tử Cộng đồng Việt Nam tại Cộng hòa Séc
- Hội người Việt Nam tại Cộng hòa Séc
- Trang tin Séc
- Hội Phật tử Việt Nam tại CH Séc
- Tổng công ty Du lịch và Dịch vụ Hàng không Biển Đông (EAST SEA)
- Hội doanh nghiệp Việt Nam tại CH Séc
- Hội người Czech gốc Việt Nam
- Website chùa Thiên Ân tại CH Séc
- Trang tin của người Việt
|
|
“Cộng hòa Séc” là một bài viết chọn lọc của Wikipedia tiếng Việt. Mời bạn xem phiên bản đã được bình chọn vào ngày 19 tháng 2 năm 2008 và so sánh sự khác biệt với phiên bản hiện tại. |
- Bản mẫu có phiên bản để in
- Cộng hòa Séc
- Quốc gia thành viên NATO
- Quốc gia châu Âu
- Quốc gia nằm kín trong lục địa
- Các nền dân chủ tự do
- Quốc gia thành viên Ủy hội châu Âu
- Quốc gia thành viên Liên minh châu Âu
- Các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc
- Cộng hòa
- Trung Âu
Những bài mới trên Tình yêu cuộc sống.
- Chào ngày mới 31 tháng 12
- Nhớ Đặng Dung đêm thanh mài kiếm
- Ung Khâm Liêm xưa và nay
- Chào ngày mới 30 tháng 12
- Chào ngày mới 29 tháng 12
- Con đường lúa gạo Việt Nam
- Lương Định Của cuộc đời và sự nghiệp
- Lương Định Của quê hương và dòng họ
- Lương Định Của những năm tháng tuổi trẻ
- Lương Định Của luồng gió từ Hà Nội
- Lương Định Của nhà bác học nông dân
- Lương Định Của chính khách giữa lòng dân
- Thầy bạn và học trò Lương Định Của
- Ông bà Của cổ tích giũa đời thường
- Chào ngày mới 28 tháng 12
- Hoàng Kim về với rằm xuân
- Helen Keller người mù điếc huyền thoại
- Chào ngày mới 27 tháng 12
- Trời nhân loại mênh mông
- Chào ngày mới 26 tháng 12
- Chào ngày mới 25 tháng 12
- Đi tìm lịch sử bị quên lãng
- Ông già Noel thật
- Đêm thiêng hạnh phúc
- Chào ngày mới 24 tháng 12
- Mùa xuân quê hương
- Những bài ca bình minh
- Chào ngày mới 23 tháng 12
- Bên lề chính sự: Sự kiện chính cuối năm
- Chào ngày mới 22 tháng 12
- Bên lề chính sự: Nhìn xa hơn 2016
- Chào ngày mới 21 tháng 12
- Chào ngày mới 20 tháng 12
- Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời
- Sáu mươi năm ĐHNL tp.HCM
- Trường tôi và tình yêu ở lại
- Chào ngày mới 19 tháng 12
- Bên lề chính sử: Chiến tranh Đông Dương
- Bên lề chính sử: Thư Thủ tướng
- 90 năm Viện KHKTNN miền Nam
- Nhà văn tồn tại ở tác phẩm
- Chào ngày mới 18 tháng 12
- Chào ngày mới 17 tháng 12
- Đến Thái Sơn nhớ Đào Duy Từ
- Chào ngày mới 16 tháng 12
- Đào Duy Từ còn mãi với non sông
- Chào ngày mới 15 tháng 12
- Sông Thương
- Sắn Việt Nam bảo tồn phát triển bền vững
- Chào ngày mới 14 tháng 12
- Chào ngày mới 13 tháng 12
- Đất Mẹ vùng di sản
- Chào ngày mới 12 tháng 12
- Miên Thẩm là Đỗ Phủ văn chương Việt
- Chào ngày mới 11 tháng 12
- Cây Lương thực 12 2015
- Chào ngày mới 10 tháng 12
- Hồ đẹp Tanganyika và Victoria
- Chào ngày mới 9 tháng 12
- Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung
- Chào ngày mới 8 tháng 12
- Lên non thiêng Yên Tử
- Chào ngày mới 7 tháng 12
- Đông Dương tìm tòi và cảm nhận
- Chào ngày mới 6 tháng 12
- Thăm ngôi nhà cũ của Darwin
- Chào ngày mới 5 tháng 12
- Chào ngày mới 4 tháng 12
- Bí mật cung Đan Dương tại Huế
- Ngày Người khuyết tật Quốc tế nhớ bạn
- Helen Keller người mù điếc huyền thoại
- Chào ngày mới 3 tháng 12
- Tháp vàng hoa trắng nắng Mekong
- Chuyện vỉa hè
- Chào ngày mới 2 tháng 12
- Chào ngày mới 1 tháng 12
- Mark Twain là Lincoln văn học Mỹ
- Chuyện vỉa hè
- Bàn cờ thế sự
- Chu Văn Tiếp ở Đồng Xuân
- Sao Kim kỳ thú
- 24 tiết khí lịch nhà nông
- Kênh ông Kiệt giữa lòng dân
Video yêu thích
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và học Cây Lương thực Dạy và Học Tình yêu cuộc sống Kim on LinkedIn Kim on Facebook
2015-12-31 06:13:08
Nguồn: https://khatkhaoxanh.wordpress.com/2015/12/31/hay-di-ve-phia-mat-troi/