KHÁT KHAO XANH. Ít phút thư giản lúc ban mai, giữ yên tĩnh cho em ngủ ngon, ngủ sâu hơn, bù lại những ngày vất vả, ngẫm về câu chuyện “đàn bà xứ này thật kỳ lạ” và câu thơ độc đáo của Bùi Giáng: “Em ơi em đẹp vô cùng/ Vì em có cái lạ lùng bên trong” do bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trao tặng mà chợt thấy lòng rưng rưng…
ĐÀN BÀ XỨ NÀY THẬT KỲ LẠ
Họ là những cô gái rất xinh đẹp, thậm chí, cái đẹp ấy khiến người ta đáng ngờ vào cái nguy cơ hạnh phúc họ có được. Và chuyện ấy càng kỳ lạ hơn, khi họ đẹp dường ấy, lớn lên vẫn chẳng có cơ hội nào cho ra hồn.
Cứ đứng giữa Sài Gòn mà hỏi, đàn bà xứ này thật kỳ lạ, họ phải rời quê hương từ rất xa xôi tít miền Trung, miền Bắc để lặn lội đi bán hàng, kiếm tiền. Hỏi kỹ hơn, họ nói để chồng ở nhà nuôi con. Thật kỳ lạ, tới một ngày, đâu đó trên tivi người ta giới thiệu những ngôi làng xây lên bằng bàn tay nứt nẻ của những phụ nữ gồng gánh bán bưng xa quê này. Còn các ông chồng xa vợ, đã bận đi theo các cô gái mới, nên nhà nào cũng đóng cửa im ỉm.
Họ kỳ lạ hơn khi khi cứ lớn lên như hoa dại, đẹp trong sáng, tinh khôi khắp đất miền Tây. Rồi họ phải đem cái xinh đẹp vô ngần ấy ra tận xứ người, tít Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Campuchi, đánh đổi tuổi trẻ để làm con người xứ lạ, lấy miếng cơm gạo về nuôi cha mẹ già, có khi nuôi cả những ông anh trai, cậu em trai ở quê hương nên người. Sau khi nên người, những anh đàn ông hùng hồn ấy gọi họ ngon- ngoan – ngu. Các anh đã quên mất cơm trắng các anh ăn lấy từ da thịt và sự xinh đẹp của người chị, người mẹ tận quê nhà…
Sự kỳ lạ ấy đôi khi khiến người ta ngạc nhiên. Khi một người đàn bà bị đánh, anh công an phường đi qua, bà hội phụ nữ đi lại, nhòm ngó một cách dè chừng, rồi bỏ đi. Đàn bà bị đánh mà, có gì đâu ghê gớm…
Đàn bà xứ này kỳ lạ lắm. Nếu họ lỡ yêu và sống với 2, 3 anh đàn ông, họ sẽ bị coi là “người xấu”. Có kẻ còn đem cả tiểu sử của họ để đi bêu riếu khi cần nói xấu họ một việc chẳng liên quan. Nếu anh người yêu bỏ họ và họ chính chuyên độc thân, họ trở thành người phụ nữ được trọng thị và kẻ cả – để đi bình phẩm về những người đang yêu đương hạnh phúc khác.
Đàn bà xứ này kỳ lạ như một vũ điệu. Ngày xưa họ nhảy nhót cuống cuồng để có một tấm chồng. Đàn bà không chồng trở thành trò đàm tiếu (của vô vàn đàn bà khác). Thời nay họ nhảy nhót cuống cuồng để vinh danh “mẹ đơn thân”, “tôi không cần chồng”, “tôi sống khỏe không cần đàn ông”. Lúc nào cũng phải cuống cuồng, gồng gánh. Họ quên mất làm mẹ về cơ bản là cực khổ và thiêng liêng, nên không cần phải đem khoe mỗi ngày – vì chỉ có em bé ở nhà cần tình yêu ấy. Họ quên mất độc thân là niềm vui (hoặc nỗi khổ) của bản thân, cũng không cần phải gắn nhiều huy hiệu lên ấy làm gì. Có người còn bán cả huy hiệu cho những người khác, để đeo chung thành một hội, nơi những kẻ khác (gồm đàn ông và các phụ nữ đã có chồng) trở thành kẻ dị hợm bị chà đạp. Chỉ có người bán được tiền.
Đàn bà xứ này, xấu xí vì làm nông lam lũ để nuôi chồng con thì bị chê tởm quá và chồng bỏ theo em gái khác, còn lỡ xinh đẹp trong sáng thì bị chê là đĩ quá, thông minh giỏi giang thì bị chê là ghê gớm quá. Họ cứ phải gồng gánh một cái chức phận và không khí nào đó mà đàn ông và hằng hà sa số đàn bà khác ban cho. Người thì chăm chỉ gồng gánh. Người mệt quá ném gánh đập vô mặt người khác, chẳng cách gì bình tĩnh thản nhiên được.
Đàn bà xứ này kỳ lạ vô cùng, khi những buổi sớm mai ngoài đồng, trong công xưởng, họ cắm đầu vào cây lúa, dàn máy, cánh đàn ông cũng bận rộn với cuộc nhậu giữa trưa, chầu cá độ lúc chiều tối, hoặc bữa nhậu khuya với chiến hữu bạn bè. Ở nông thôn, lúc nào người ta cũng có thể gặp các cậu trai rảnh ngồi ngoài quán cafe đánh bài, rung đùi nghe nhạc, bất đắc chí vì đời sống. Chỉ có các cô gái đang miệt mài rời quê hương kiếm miếng ăn cho cha mẹ, và cả những người đàn ông trót trở thành số phận mà họ phải đeo mang.
Đàn bà xứ này kỳ lạ như vậy, bên cạnh những người đàn ông kỳ lạ không kém…
st
Em ơi em đẹp vô cùng
Vì em có cái lạ lùng bên trong
(Bùi Giáng)
CÁI ĐẸP
Đỗ Hồng Ngọc
Bùi Giáng có những câu thơ nhiều khi làm ta giật mình. Có những câu thơ làm ta ray rứt, lại có những câu thơ làm ta ngẩn ngơ. Một đời lận đận đo rồi đếm / Mỏi gối người đi đứng lại ngồi đã chẳng làm ta giật mình nhìn lại với bao nỗi đếm đo lận đận của mình đó sao? Và có lẽ cũng nên “nhâm nhi” thêm vài câu thơ nữa của ông viết về cái đẹp nhân mùa hoa hậu này cũng hay:
Em ơi em đẹp vô cùng
Vì em có cái lạ lùng bên trong
Bùi Giáng
Cái lạ lùng bên trong là cái gì vậy? Chẳng lẽ Bùi Giáng có cách nhìn của các thầy thuốc, nhìn con người “xuyên thấu” với môn cơ thể học, môn hình ảnh học với nào dao nào kéo, nào siêu âm bốn chiều, nào chụp cắt lớp? Chắc chắn là không rồi vì ông là một nhà thơ. Hẳn là ông muốn nói đến cái đẹp tâm hồn, khác với cái đẹp thể chất bên ngoài, và chính cái đẹp bên trong đó, nó mới lạ lùng làm sao: chính nó mới quyết định thế nào là cái đẹp của một người con gái! Nhưng làm cách nào mà ta có thể cân đong đo đếm được cái đẹp của tâm hồn? Nhà thơ chịu. Chỉ có thể kêu lên mà thôi: Em ơi, em đẹp vô cùng. Vì em có cái lạ lùng bên trong. Và vì không thể cân đong đo đếm được cái đẹp bên trong đó, người ta đành cân đong đo đếm cái đẹp bên ngoài, bằng những con số cân nặng, chiều cao, vòng số 1, số 2 số 3 theo một quy tắc giả tạo nào đó để rồi so sánh xếp hạng cái đẹp. Chuyện vui kể rằng vào cái thời thi sắc đẹp mà chưa được phép đo đạc trên người, chưa được phép bắt người ta mặc đồ tắm hai mảnh để dòm ngó so sánh đã có một cuộc thi hoa hậu mà mỗi thí sinh chỉ phải mang một cái gì đó tượng trưng cho người ta dễ đánh giá vòng số 1. Trong lúc các thí sinh khác, người thì mang hai trái bưởi năm roi, người hai trái dừa, người mang trái mướp, thậm chí mang cả bí rợ đi thi thì có một thí sinh chỉ mang hai trái quít tàu. Giám khảo phì cười hỏi vậy thì thi thố cái nỗi gì? Cô thí sinh trả lời vì nội quy không nói rõ nên tưởng chỉ cần mang một cái gì đó tượng trưng là được nên chỉ mang phần tượng trưng cái “núm”!
Trở lại chuyện cái đẹp là lùng bên trong mà nhà thơ muốn nói. Đo đếm cách nào đây? So sánh cách nào đây? Không thể lấy bằng cấp, học lực. Không thể phỏng vấn đôi câu về điều này điều nọ. Hay là theo tiêu chuẩn của người xưa mà nay ít còn ai nhắc tới? Người xưa đưa ra bốn tiêu chuẩn là “công, ngôn, dung, hạnh”. Dung có vẻ như để nói riêng về cái đẹp hình thể thì cũng xếp hạng…ba! Trước đó còn phải công còn phải ngôn nữa! Bởi người mà chưa nói đã cười, chưa đi đã chạy thì người ta gọi là người “vô duyên”! Mà “duyên” thì quan trọng lắm. Còn duyên kẻ đón người đưa/ Hết duyên đi sớm về trưa một mình! Như vậy rõ ràng không phải các số đo làm cho kẻ đón người đưa! (Dĩ nhiên bây giờ có khác một chút, có thể xe hơi đời mới nối đuôi chờ, nhưng đó lại là chuyện khác rồi!). Ngay cả với chữ dung đó thôi đã bao hàm “cái đẹp bên trong” của nó. Bởi dung ở đây còn mang ý nghĩa là dáng vẻ uy nghi, thư thái, dịu dàng, trang nhã, hòa đồng, bao dung, khoan nhương…bên cạnh cái nhan sắc: “Vân tưởng y thường hoa tưởng dung”.
Bài ca dao “Mười thương” của ta cũng thật tuyệt. Cứ một cái thương bên ngoài thì liền theo đó là một cái thương bên trong:
Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương nếp ở…
Thì ra không chỉ tóc tai, chỉ má lúm (có thể đi mỹ viện làm vài cái dễ ợt) mà còn ăn còn nói, còn gói còn mở trong nếp ở của mình, trong mối tương giao giữa mình với mọi người chung quanh.
Cho nên nói về cái đẹp của một người con gái, Bùi Giáng chỉ nói đơn giản:
Em ơi em đẹp vô cùng
Vì em có cái lạ lùng bên trong
Ta có thể xin phép nhà thơ cao hứng nối thêm:
Em ơi em đẹp vô song
Vì em có cái bên trong lạ lùng!…
Vâng, cái lạ lùng bên trong và cái bên trong lạ lùng đó mới thật tuyệt vời làm sao, nó mới làm cho người ta đẹp vô cùng, đẹp vô song đó vậy!
Đỗ Hồng Ngọc
Bài viết mới trên Tình yêu cuộc sống
- Chào ngày mới 27 tháng 12
- Helen Keller người mù điếc huyền thoại
- Trời nhân loại mênh mông
- Chào ngày mới 26 tháng 12
- Chào ngày mới 25 tháng 12
- Đi tìm lịch sử bị quên lãng
- Ông già Noel thật
- Đêm thiêng hạnh phúc
- Chào ngày mới 24 tháng 12
- Mùa xuân quê hương
- Những bài ca bình minh
- Chào ngày mới 23 tháng 12
- Bên lề chính sự: Sự kiện chính cuối năm
- Chào ngày mới 22 tháng 12
- Bên lề chính sự: Nhìn xa hơn 2016
- Chào ngày mới 21 tháng 12
- Chào ngày mới 20 tháng 12
- Chào ngày mới 19 tháng 12
- Bên lề chính sử: Chiến tranh Đông Dương
- Bên lề chính sử: Thư Thủ tướng
- 90 năm Viện KHKTNN miền Nam
- Nhà văn tồn tại ở tác phẩm
- Chào ngày mới 18 tháng 12
- Chào ngày mới 17 tháng 12
- Đến Thái Sơn nhớ Đào Duy Từ
- Chào ngày mới 16 tháng 12
- Đào Duy Từ còn mãi với non sông
- Chào ngày mới 15 tháng 12
- Sông Thương
- Sắn Việt Nam bảo tồn phát triển bền vững
- Chào ngày mới 14 tháng 12
- Chào ngày mới 13 tháng 12
- Đất Mẹ vùng di sản
- Chào ngày mới 12 tháng 12
- Miên Thẩm là Đỗ Phủ văn chương Việt
- Chào ngày mới 11 tháng 12
- Cây Lương thực 12 2015
- Chào ngày mới 10 tháng 12
- Hồ đẹp Tanganyika và Victoria
- Chào ngày mới 9 tháng 12
- Đọc Đỗ Phủ nhớ Đặng Dung
- Chào ngày mới 8 tháng 12
- Lên non thiêng Yên Tử
- Chào ngày mới 7 tháng 12
- Đông Dương tìm tòi và cảm nhận
- Chào ngày mới 6 tháng 12
- Thăm ngôi nhà cũ của Darwin
- Chào ngày mới 5 tháng 12
- Chào ngày mới 4 tháng 12
- Bí mật cung Đan Dương tại Huế
- Ngày Người khuyết tật Quốc tế nhớ bạn
- Helen Keller người mù điếc huyền thoại
- Chào ngày mới 3 tháng 12
- Tháp vàng hoa trắng nắng Mekong
- Chuyện vỉa hè
- Chào ngày mới 2 tháng 12
- Chào ngày mới 1 tháng 12
- Mark Twain là Lincoln văn học Mỹ
- Chuyện vỉa hè
- Bàn cờ thế sự
- Chu Văn Tiếp ở Đồng Xuân
- Sao Kim kỳ thú
- 24 tiết khí lịch nhà nông
- Kênh ông Kiệt giữa lòng dân
- Công việc này trao lại cho em
- Lời của Thầy theo mãi bước em đi
- Ơn Thầy
- Đọc lại và suy ngẫm
- Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời
- Sáu mươi năm ĐHNL tp.HCM
- Trường tôi và tình yêu ở lại
- Gowda địa chỉ xanh ICRISAT Ấn Độ
- Ký ức CIMMYT ở Mexico
- Myanmar đọc lại và suy ngẫm
- Im lặng mà bão giông
- Chuyện vỉa hè
- Angkor nụ cười suy ngẫm
- Cây Lương thực tháng 11.2015
- Lên Yên Tử sưu tầm thơ đức Nhân Tông
- Đọc lại và suy ngẫm
- Biển Đông vạn dặm
- Đọc lại và suy ngẫm
- Giống khoai lang ở Việt Nam
Video yêu thích
KimYouTube
Trở về trang chính
Hoàng Kim Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và học Cây Lương thực Dạy và Học Tình yêu cuộc sống Kim on LinkedIn Kim on Facebook
2015-12-26 17:00:06
Nguồn: https://khatkhaoxanh.wordpress.com/2015/12/27/ngay-moi-yeu-thuong-6/