Nỗ lực chống khủng bố của Nga tại Syria giúp Moscow đạt được hai mục tiêu “chính trị quan trọng”, chuyên gia tại Hội đồng quan hệ quốc tế của Nga Maxim A. Suchkov viết cho báo National Interest
“Mục tiêu đầu tiên là Moscow không còn bị cô lập nữa sau khi tất cả các nước tham gia chống khủng bố đều hướng về phía Nga. Điều này cho thấy một thực tế rõ ràng là nếu hợp tác với Nga sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn rất nhiều, cả về chính trị lẫn quân sự.”
Hàng rào cô lập Nga hình thành sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tại Ukraine, theo chuyên gia Nga. Tuy nhiên, sự chủ động của Moscow trên chiến trường Syria đã giúp triệt tiêu những toan tính nhằm loại bỏ Nga với tư cách là một đối tác quan trọng trên mặt trận chống khủng bố.
Căn cứ Không quân Nga ở Syria |
“Thứ hai là hành động của Nga đã thành công trong việc thay đổi quan điểm của giới lãnh đạo tại các nước phương Tây về vấn đề Tổng thống Assad, đặc biệt là khi so sánh với mối đe dọa ngày càng gia tăng nhanh chóng của các nước Hồi giáo”.
“Trong khi tội ác đẫm máu tại Paris và vụ xả súng kinh hoàng tại California vào cuối năm ngoái đã biến IS trở thành mối quan tâm chính của thế giới, thì chiến dịch quân sự của Moscow tại Syria đã khẳng định vị trí vững chắc của Nga trong chiến dịch chống khủng bố IS”, vị chuyên gia Nga phân tích.
Một phi công bên trực thăng vận tải – tấn công Mi-8AMShT Nga tại căn cứ Hmeimim – Syria |
Chiến lược của Washington tại Syria trước đó là xoanh quanh việc cáo buộc Tổng thống Assad, tuyên bố Tổng thống Assad phải chịu trách nhiệm cho tình trạng bạo lực kéo dài 5 năm qua tại quốc gia Trung Đông này và chính vì điều này mà ông Assad không được tham gia vào tiến trình chính trị định vị tương lai cho Syria. Theo quan điểm của Washington, việc loại bỏ ông Assad là bước đi đầu tiên và quan trọng, .
Tuy nhiên, Moscow từ lâu đã chỉ ra rằng lập trường trên sẽ phản tác dụng. Những diễn biến gần đây cho thấy giới lãnh đạo Mỹ đã dần thay đổi. Điệp khúc “Assad phải ra đi” đã lắng dịu. Yêu cầu Tổng thống Syria phải từ chức cũng đã không được nhắc đến trong Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nghị quyết nhằm dọn đường cho tiến trình hòa bình lâu dài cho Syria.
Một thiếu nữ Syria cầm cờ quốc gia in hình Tổng thống Bashar al-Assad |
Nhận định về số phận ông Assad, đầu tuần này cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã phát biểu với Hội đồng Đại Tây Dương rằng chính quyền Obama đã tự “gây khó” cho chính họ trong chính sách về vấn đề Syria với lập trường “Assad phải ra đi”.
Ông Hagel cũng cho rằng Tổng thống Syria chưa bao giờ là kẻ thù của Mỹ.
Trở lại với bài viết của ông Suchkov, chuyên gia này khẳng định dù chiến dịch không kích vẫn tiếp diễn, nhưng Nga muốn có một giải pháp chính trị càng sớm càng tốt.
Điều này, theo ông, không hề đơn giản bởi có quá nhiều phe phái với nhiều lợi ích xung khắc tại Syria, và bất cứ một tính toán sai lệch nào cũng có thể khiến mọi nỗ lực hòa bình trước đó “đổ sông đổ bể”.
Phong Lan