Lầu Năm Góc sẽ sớm tuyên bố về kế hoạch về một hoạt động quân sự trên mặt đất tại Iraq và Syria. Và điều gì xảy ra tiếp theo?
Theo một bài báo của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter được đăng trên Politico, Lầu Năm Góc sẽ sớm tuyên bố về kế hoạch về một hoạt động quân sự quy mô lớn trên mặt đất tại Iraq và Syria.
Tuy nhiên, Tổng thống Barack Obama sẽ cần sự cho phép của Quốc hội để tiến hành hoạt động quân sự quy mô này.
Để có thể điều động binh lực trên quy mô lớn, Tổng thống Obama phải nhận được sự chấp thuận từ Đảng Cộng hòa – Đảng đang chiếm đa số ghế trong Quốc hội Mỹ. Trước đây, Đảng Cộng hòa đã từ chối chấp nhận bất kỳ hoạt động quân sự quy mô nào có thể gây tổn hại uy tín trong chiến dịch tranh cử.
Tổng thống Barack Obama sẽ cần sự cho phép của Quốc hội |
Bất chấp những lời của Bộ trưởng Quốc phòng Carter về “sự ủng hộ của người dân Mỹ,” đa số người Mỹ phản đối các hành động quân sự ở Iraq bởi nó gợi nhớ tới chiến dịch Iraq không được thành công trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của George W. Bush.
Hoạt động quân sự quy mô tại Iraq vào thời điểm này đặt ra mối nguy cơ lớn cho Tổng thống. Mặc dù thực tế rằng Obama sẽ rời nhiệm sở vào cuối năm, nhưng nếu hoạt động lần này có trục trặc, nó sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng tới cơ hội của Hillary Clinton trong chiến dịch tranh cử.
Và nếu không có sự đồng ý của Quốc hội Mỹ, Obama chỉ có thể triển khai số lượng quân hạn chế cho các hoạt động đặc biệt.
Yaakov Kedmi, cựu giám đốc tình báo Nativ của Israel nhận định trên Gazeta.Ru rằng: Nếu Washington bắt đầu một hoạt động quân sự quy mô tại Syria thì một vụ va chạm giữa quân đội Mỹ và Nga là không thể được loại trừ.
Để tránh những sự cố như vậy, sự phối hợp toàn diện giữa Moscow và Washington là rất quan trọng.
Ông nói thêm rằng đó là những bước tiến của Nga ở Syria đã buộc Mỹ phải có kế hoạch đưa quân tới Syria và Iraq.
Alexander Khramchikhin, người đứng đầu của Viện Phân tích chính trị và quân sự cũng đồng ý với nhận định này. Theo ông, Carter công bố kế hoạch đưa bộ binh tới Syria và Iraq vì những chiến dịch không kích của Washington bị cho là không hiệu quả.
“Khủng bố vẫn chưa thể tiêu diệt hoàn toàn, nhưng Hoa Kỳ lại không thể làm bất cứ điều gì. Hơn thế nữa, Nga đã nổi lên như là một đối tác mạnh mẽ và thành công ở Trung Đông. Vì vậy, Mỹ phải phản ứng theo một cách nào đó. Tôi nghĩ rằng ít nhất một lữ đoàn sẽ được triển khai tới đây” ông nói.
“Tuy nhiên, Lầu Năm Góc sẽ không thể gửi một lực lượng quân sự đủ đông để đánh bại hoàn toàn những kẻ khủng bố. Và nếu có binh sĩ Mỹ thiệt mạng, sẽ dẫn tới sự phẫn nộ của dư luận Mỹ”. Khramchikhin phân tích thêm.
Viện trưởng Leonid Ivashov Viện nghiên cứu vấn đề địa-chính trị Nga cho rằng: “Mỹ không muốn để mất, và cũng không muốn Nga nâng cao danh tiếng của mình. Đây là lý do tại sao người Mỹ phải tham gia trò chơi. Nhưng một hoạt động quân sự mặt đất chỉ có thể thành công nếu được phối hợp với quân đội Syria và lực lượng Nga”.
Các quan chức Nga chưa bình luận gì về thông báo của Carter. Tuy nhiên, trước đó Moscow nhiều lần nhấn mạnh rằng bất kỳ hoạt động quân sự nào cũng nên được ủy quyền của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các cuộc không kích của Nga tại Syria là hợp pháp vì họ thực hiện theo yêu cầu của chính phủ Syria.
Nhưng cũng không thể loại trừ khả năng Nga sẽ nhắm mắt làm ngơ các cuộc tấn công của Mỹ. Điều này là rất tốt nếu các hành động của Mỹ đang tập trung ở Iraq.
Năm ngoái, Moscow đã từ chối tham gia vào các hành động chống khủng bố ở Iraq, bất chấp vô số yêu cầu từ chính phủ Iraq. Hiện nay, có một trung tâm điều phối chống khủng bố ở Iraq, thành lập bởi Nga, Iran, Iraq và Syria.
Bài viết của Carter trên Politico được đăng tải vài ngày trước cuộc đàm phán hòa bình giữa chính phủ Syria và phe đối lập tại Geneva.
Theodore Karasik, chuyên gia tại Viện Phân tích Quân sự vùng Vịnh và Cận Đông nhận định, một hoạt động quân sự mặt đất sẽ làm tăng vị thế của phe đối lập tại các cuộc đàm phán.
Phong Lan