ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Máy đo nồng độ của Nitrit trong nước cho bà con nuôi trồng thủy sản
Tuesday, January 5, 2016 0:50
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1zRDBpVk1KNFNaMC9Wb3R4VC00NzBSSS9BQUFBQUFBQWExOC9zZnRja0p5Tm1TRS9zNjQwL20lMjVDMyUyNUExeSUyQiUyNUM0JTI1OTFvJTJCbiUyNUUxJTI1QkIlMjU5M25nJTJCJTI1QzQlMjU5MSUyNUUxJTI1QkIlMjU5OSUyQmMlMjVFMSUyNUJCJTI1QTdhJTJCTml0cml0JTJCdHJvbmclMkJuJTI1QzYlMjVCMCUyNUUxJTI1QkIlMjU5QmMuanBn
B4INREMOTE-aHR0cDovLzEuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1oWmREY3lvSy1fTS9Wb3R4U2g0eUJaSS9BQUFBQUFBQWExMC9IektSRy1oaV9CQS9zMzIwLyUyNUM0JTI1OTAlMjVDNCUyNTgzbmcuanBn
Mấy tuần vừa qua, từ khi vấn đề của tôi ở trường ĐH KTCN Cần Thơ được báo chí phản ánh, rồi dẫn đến những cuộc thảo luận sôi động trên mạng và trên mặt báo, tôi có dịp được biết thêm nhiều người đã và đang có những đóng góp tích cực [và âm thầm] vào việc phát triển khoa học, công nghệ và giáo dục ở Việt Nam (đây là lợi ích thiết thực cho cá nhân tôi, vì cơ hội mở rộng network không phải dễ tìm).
Gần đây, liên quan đến sự việc này, báo chí bắt đầu khai thác khía cạnh phát triển khoa học công nghệ để phục vụ cho sự phát triển của Việt Nam (thật ra có xuất phát từ sự kiện song song là từ Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc, mà ở đó TS Nguyễn Bá Hải và một số gương mặt trẻ đã thổi luồng gió mới về tinh thần dấn thân và đam mê khoa học công nghệ, rồi Bộ trưởng Nguyễn Quân cùng nhiều nhà quản lý, nhà khoa học khác đặt vấn đề). Tôi xin giới thiệu ở đây một bài của người làm khoa học, có liên quan đến cá nhân tôi:
Tóm tắt: cô Trần Thị Ngọc Lan ở Trường Đại học Khoa học tự nhiên TPHCM và Công ty sinh hóa môi trường Bình Lan (http://binhlan.com/) là một đối tác mà tôi quen khá tình cờ, khi cô ấy đi hội chợ Techmart ở Cần Thơ nhằm giới thiệu sản phẩm là các kit đo chất lượng nước để nuôi tôm cá, kit lấy mẫu không khí để kiểm tra chất lượng không khí. Trao đổi nhanh trong một buổi, tôi đề nghị được làm cùng cô Lan để bổ sung thêm tính năng đo đạc tự động cho công nghệ hóa sinh của cô ấy. Sau này làm việc với nhau, tôi mới biết là cô Lan tuy là dân Hóa học nhưng trước đây cũng đã từng lập trình cho vi mạch điện tử (!), còn cô Lan biết tôi là dân Điện tử rồi mới biết tôi nghiên cứu về Toán.
Mọi người xem profile công bố khoa học của tôi ở trên mạng, có thể thấy hướng nghiên cứu đó chủ yếu là lý thuyết (thuật toán điều khiển tối ưu). Từ khi về Việt Nam, tôi đánh giá khả năng làm tiếp hướng nghiên cứu lý thuyết đó khó có thể đạt thành tựu, một là vì thiếu sự tiếp xúc với những người cùng làm nghiên cứu sâu theo hướng đó, hai là vì nhu cầu ở Việt Nam đề cao nghiên cứu ứng dụng hơn để sớm có kết quả ứng dụng vào thực tế, do đó khó có kinh phí làm nghiên cứu lý thuyết. Tôi đành chỉ duy trì hướng nghiên cứu lý thuyết ở mức tối thiểu, lúc nào có thời gian rảnh thì chủ yếu tìm kiếm các hướng nghiên cứu ứng dụng, và hợp tác với cô Lan là một trong những hướng ứng dụng có nhiều tiềm năng. Thật ra khi chuyển lại làm nghiên cứu ứng dụng, tôi lại trở thành một anh học trò mò mẫm lại từ bước đầu, nên những gì mình làm cũng là rất nhỏ bé so với những gì các đồng nghiệp đã đạt được. Dù sao tôi cũng thấy tạm ổn với việc làm nghiên cứu ứng dụng của mình, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, miễn là có đóng góp gì đó thực chất.
Trong bài viết trên, cô Lan kể về một sản phẩm nhỏ mà tôi làm cùng với nhóm của cô, đó là cái máy đo nồng độ của Nitrit (ion NO2-) trong nước (tôi đưa làm hình đại diện của bài viết này). Với cùng nguyên lý đo là sử dụng quang phổ hấp thụ đối với dung dịch có chất thử làm đổi màu, chúng tôi chỉ cần thay đổi một chút về lập trình và phần cứng thì đo được nồng độ của Amoniac tổng hợp (ion NH4+ và NH3), nồng độ của khí H2S trong nước. Tính ích lợi của sản phẩm này là ở chỗ dùng kỹ thuật vi điều khiển để bổ trợ cho phân tích về hóa học, sử dụng các nguyên lý vật lý để làm cầu nối. Tóm tắt là để làm cái máy này, chúng tôi cần có tri thức về quá trình hóa học, chọn được hóa chất làm thí nghiệm (phía cô Lan), chuyển đổi được đại lượng vật lý thành tín hiệu điện tử, lập trình vi xử lý và biết cách dùng các giải thuật toán học để xử lý số liệu và cho phép tái định chuẩn bằng nhiều điểm đo mẫu (phía Đăng). Và cũng cần phối hợp nhịp nhàng, khả năng diễn đạt các vấn đề khoa học cho đối tác hiểu (mấu chốt quyết định thành quả của sự hợp tác).
Tuy vậy, mức độ thành công còn rất hạn chế: chúng tôi mới chỉ làm được bản prototype để kiểm nghiệm nguyên lý, chưa thương mại hóa được sản phẩm. Cô Lan biết rằng việc đo đạc nồng độ các chất này là rất hữu ích cho các ao nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên khó biết được mức giá chấp nhận được để kích thích nhu cầu của người nuôi thủy sản. Tôi thì từng mang máy này đến nói chuyện với thầy Trương Quốc Phú ở khoa Thủy sản Đại học Cần Thơ, thầy Phú biết rằng nhu cầu sử dụng máy đo quang phổ phục vụ phân tích chất lượng nước ở Đồng bằng sông Cửu Long là có, nhưng từ trước đến nay chỉ có máy đo của nước ngoài giá rất đắt (ví dụ máy quang phổ của Nhật giá cỡ mấy chục triệu, nếu có cả bộ data logger để đo đạc tự động thì giá hơn 10 ngàn USD), nên rất ít chỗ ở ĐBSCL có tiền đầu tư cho máy đo như vậy. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chỉ là người ở các trường ĐH làm nghiên cứu, nên chưa có điều kiện khảo sát nhu cầu về góc độ kinh doanh, để có thể đầu tư làm lớn hơn.
Nhân dịp đang có nhiều người theo dõi Facebook của tôi, tôi muốn đưa thông tin về máy đo này để ai đó quan tâm đến việc kinh doanh thiết bị đo chất lượng nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, thì hợp tác với chúng tôi để thương mại hóa sản phẩm này. Để hiểu hơn về lợi ích của việc đo đạc được các chất gốc Nitơ (như NO2-, NH3/NH4+) trong việc nuôi tôm cá, các bạn có thể đọc các tài liệu sau:
Tài liệu nói về chất lượng nước nuôi tôm bằng tiếng Việt: http://binhlan.com/Chat-luong-nuoc-nuoi-tom.html
Về giá thành: Tôi ước tính một cách khá rộng rãi cho tôi, thì nếu làm máy đo nồng độ Nitrit và Amoniac (hai trong một) kiểu cái máy trên, mức giá bán (đến người dùng cuối) như sau là chúng tôi có lãi:
10 máy trở lên: 5 triệu / máy
100 máy trở lên: 3 triệu / máy
Vài phút cho quảng cáo: 
- Gần đây nông nghiệp Việt Nam có quan tâm rất lớn đến việc ứng dụng Nano bạc trong khử trùng (không chỉ nông nghiệp, mà các ngành công nghiệp như là ngành nhựa cũng cần Nano bạc để đưa vào hộp nhựa), tuy nhiên theo cô Lan tìm hiểu thì rất nhiều nơi bán Nano bạc trong thị trường là hàng kém chất lượng, làm ăn thất đức. Công ty Bình Lan đang tập trung vào công nghệ chế tạo Nano bạc, và cô Lan tìm được công nghệ có thể chế tạo được dung dịch Nano bạc có hàm lượng rất cao (lên đến 1000 mg/l, trong khi những nơi khác chỉ có thể đạt ở mức 20mg/l). Tôi cũng không nắm được công nghệ ấy, tuy nhiên theo cô Lan cho biết thì cách cô ấy tìm ra công nghệ chế tạo đó dựa trên những phân tích chu đáo với sự am hiểu đầy đủ các tri thức bổ trợ, chứ không phải là kiểu làm thí nghiệm “thử và sai”, cho nên nhanh chóng tìm ra công nghệ tốt sau khoảng 3 năm nghiên cứu. Diễn giải về Nano bạc của cô Lan được ghi ở đây:
(chỉ cần đưa thông tin về Nano bạc mà cô Lan viết đến được với những người nông dân và những người đang phục vụ các ngành chăn nuôi, là các bạn có thể để đức rất lớn, mong các bạn có quan tâm đến “Nano bạc” tìm hiểu kỹ sản phẩm của công ty Bình Lan, tôi từng làm việc nhiều với cô ấy nên hiểu cô ấy làm việc nghiêm túc và rất có tâm, hỗ trợ được những công ty làm khoa học đàng hoàng như Bình Lan thì sẽ là giúp ích rất lớn cho tương lai của khoa học công nghệ và sản xuất của nước nhà!)
- Một nhà khoa học khác ở TPHCM, trẻ tuổi hơn tôi nhưng thực sự đi trước tôi rất nhiều trong nghiên cứu khoa học công nghệ, là TS Nguyễn Bá Hải (được nhiều người biết đến với nghiên cứu về kính dành cho người mù có tên “Mắt thần”, được thủ tướng đánh giá cao), trong hào quang của thành công anh vẫn giữ những ưu tư lãng mạn của mình, đang mong muốn xây dựng không gian làm việc sáng tạo để hỗ trợ những nhà sáng chế trẻ của Việt Nam (có thể anh Hải còn mong muốn cái gì đó hay hơn mô hình FabLab). Tiếp sức được cho anh Hải cũng là sẽ tiếp sức được cho hàng trăm nhà khoa học, nhà sáng chế trẻ đang / sắp cần sự hỗ trợ ban đầu để làm những sản phẩm mang nhiều chất xám như anh ấy:
- Một số bài khác tôi cũng xin giới thiệu ở đây, nói về việc làm khoa học công nghệ ở Việt Nam:
(Cô Lan nói về khó khăn của việc tìm kinh phí làm nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, tôi là junior researcher thì còn khó khăn hơn những nhà khoa học đã thành danh như cô Lan nhiều, cả năm nay công việc chính trong NCKH mà tôi loay hoay làm là xoay quanh chuyện viết các proposal để xin kinh phí làm nghiên cứu.)
(Anh Bá Hải có nói qua về khó khăn trong việc làm một thiết bị phần cứng sao cho có chất lượng tốt: “MẮT THẦN cho người khiếm thị thì vừa rồi Chủ tịch hội người mù Việt Nam có ý kiến cần cải tiến thêm, chỉ 70% người mù được tặng/tự gia đình mua giúp có hiệu quả, 30% chưa thấy hiệu quả nên tiếp tục cày cuốc cải tiến… Cả team nghiên cứu đang nỗ lực. Làm 1 sản phẩm tốt chẳng dễ dàng tí nào, 4 năm trôi qua làm mọi người già đi…nhưng chắc cần bạc thêm tóc mới có sản phẩm tốt được”.)
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.