Theo phán đoán của các chuyên gia an ninh Mỹ, Trung Quốc có mưu đồ đánh chiếm toàn bộ các hòn đảo trên khu vực quần đảo Trường Sa trước năm 2030.
Truyền thông Nga dẫn một báo cáo mới cho biết, quân đội Mỹ đang cân nhắc khả năng chuyển địa điểm thử nghiệm tên lửa phòng thủ Aegis tại quần đảo Hawaii sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu chống lại các mối đe doạ tiềm tàng sau khi Bắc Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công bom nguyên tử lần thứ tư hồi đầu tháng 1 này.
Gần đây, Mỹ tuyên bố kế hoạch thử nghiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo vào cuối năm 2016. |
Trước đó, khả năng này đã được bàn thảo trong nhiều năm nhưng vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng.
Giờ đây, việc chuyển từ trung tâm thử nghiệm phòng thủ tên lửa sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu lại được xem là một cân nhắc rất nghiêm túc sau khi Bình Nhương lại tiếp tục thử bom hạt nhân.
Trong khi đó, Zhu Haiquan – phát ngôn viên của Sứ quán Trung Quốc tại Washington cho biết tất cả các biện pháp gia tăng khả năng quân sự của Hoa Kỳ đều không thể giải quyết vấn đề, châm ngòi cho những đối đầu nghiêm trọng.
Hiện nay, các hệ thống phòng thủ chống tên lửa mạnh nhất của Mỹ đều được bố trí tại các bang Alaska và California để sẵn sàng đáp trả các đòn tấn công tên lửa tầm xa của đối phương từ hướng bờ Tây.
Trước đây, Mỹ cũng đã từng nỗ lực triển khai các chiến dịch quân sự và phòng thủ quy mô ở Hawaii nhưng vấp phải sự chống đối của người dân trên đảo và kế hoạch chưa được hoàn thiện.
Trên boong một tàu sân bay Mỹ ở Thái Bình Dương. |
Theo tính toán, nếu thiết lập một hệ thống phòng thủ mạnh ở Hawaii Mỹ sẽ tốn ít nhất khoảng 41 triệu USD để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Darryn James – một sỹ quan của Hải quân Mỹ cho biết, tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ đang cân nhắc các lựa trọng để triển khai các thành tựu mới nhất trong lĩnh vực phòng thủ chống tên lửa của Mỹ ở Thái Bình Dương trong bối cảnh Hoa Kỳ đang ngày càng phải đối mặt với nhiều mối đe doạ phức tạp đến từ nhiều nguồn khác nhau.
Báo cáo về khả năng Mỹ có thể kích hoạt khu thử tên lửa ở Hawaii sang trạng chiến đấu được đưa ra trong bối cảnh Mỹ đang hiện thực hoá kế hoạch xoay trục sang châu Á Thái Bình Dương trong lúc Trung Quốc đang nổi lên như một thách thức, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Hoa Kỳ tại khu vực cũng như bình diện toàn cầu.
Trung Quốc hiện vẫn duy trì đòi hỏi yêu sách với phần lớn diện tích toàn bộ Biển Đông, nơi án ngữ một trong những tuyến đường vận tải biển quan trọng nhất thế giới, trong đó Mỹ cũng có những lợi ích của mình ở vùng biển.
Hệ thống radar cảnh báo, hỗ trợ đánh chặn tên lửa di động trên biển của Mỹ ở Thái Bình Dương. |
Trong năm 2015 vừa qua, Mỹ nhiều lần đưa tàu chiến, máy bay ném bom tuần tra quanh các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp trong khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) để thách thức các tuyên bố và hành vi sai trái của Bắc Kinh.
Theo phán đoán của các chuyên gia an ninh Mỹ, Trung Quốc có mưu đồ đánh chiếm toàn bộ các hòn đảo trên khu vực quần đảo Trường Sa trước năm 2030 và hiện nay Trung Quốc đang gia sức để chuẩn bị cho tham vọng phi pháp của mình.
Hoà Bình