Trong thời gian tới, quân đội Anh sẽ hiện diện với “quy mô Đế chế” ở khu vực châu Á, trong đó liên kết chặt chẽ với Nhật Bản vì tình hình Biển Đông, Bắc Triều Tiên.
Báo chí Nga ngày 10/1/2015 có bài nhận định được trích dẫn từ các nguồn tin báo chí của Nhật Bản cho biết, trong thời gian tới, quân đội Anh sẽ hiện diện với “quy mô Đế chế” ở khu vực châu Á, trong đó liên kết chặt chẽ với Nhật Bản và động cơ của London xuất phát từ hai vấn đề lớn đó là Biển Đông và bán đảo Triều Tiên.
Không quân Anh sẽ tập trận với Nhật Bản năm 2016. |
Truyền thông Nhật Bàn gần đây cũng đã nhấn mạnh đến tuyên bố của Bộ Quốc phòng Anh về các kế hoạch hợp tác sâu, rộng hơn với quân đội Nhật. Đáp lại, Tokyo gọi Anh là “cường quốc toàn cầu”.
Trong chuyến công du đến Nhật Bản vào hôm thứ Bảy vừa qua, ông Michael Fallon – Bộ trưởng Quốc phòng Anh khi gặp người đồng cấp Nhật Bản Gen Nakatani đã thảo luận một cách nghiêm túc vấn đề hợp tác quân sự với đất nước Mặt trời mọc.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon nhấn mạnh rằng: “Nhật Bản là đối tác an ninh gần gũi nhất của London ở châu Á và tôi muốn làm sâu sắc và ý nghĩa hơn hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
Chúng tôi sẽ làm điều đó thông qua các cuộc tập trận chung, tạo điều kiện cho lực lượng quân sự sử dụng các căn cứ quân sự của nhau, trao đổi quân nhân, hợp tác trang bị, trong đó có tên lửa không đối không”.
Dự kiến, trong năm 2016 này, các máy bay chiến đấu Typhoon của Không quân hoàng gia Anh sẽ tham gia tập trận với quân đội của Nhật Bản.
Anh và Nhật Bản cũng sẽ hợp tác trong việc phát triển và chế tạo một loại tên lửa phòng không chống máy bay thế hệ mới được gọi là “tên lửa không đối không liên doanh”.
Bên cạnh đó, Anh và Nhật cũng hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực tác chiến mạng, cụ thể là một dự án liên kết song phương trong đó có diễn tập chiến tranh mạng sẽ được khởi động trong năm 2016.
Tokyo thể hiện sự trào đón với sự quay lại đáng chú ý của quân đội Anh ở khu vực châu Á bên cạnh chiến lược xoay trục sang châu Á Thái Bình Dương của Mỹ.
Theo bình luận của báo chí Nga và truyền thông Nhật Bản, vấn đề Biển Đông, hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã thôi thúc Anh quay trở lại châu Á, hợp tác quốc phòng chặt chẽ với Nhật Bản.
Tham gia vào khối NATO
Quan chức quân đội Anh chào đón và khuyến khích Nhật Bản tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của khối đồng minh quân sự Bắc Đại Dương NATO.
Truyền thông Nga cho biết, gần đây, nhiều báo cáo cho rằng Nhật Bản đang cân nhắc khả năng tham gia vào chương trình lá chắn tên lửa của NATO sẽ lộ hiện vào thời gian tới.
Đây được xem như bước đi tiếp theo của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong việc củng cố và tăng cường an ninh, quốc phòng của mình trong giai đoạn mới.
Kể từ khi trở lại làm Thủ tướng Nhật vào năm 2012, ông Shinzo Abe đã tiến hành, vận động, thúc giục Tokyo thay đổi, cải cách nhiều vấn đề quan trọng trong đó có việc gia tăng hợp tác với Anh, Mỹ, Pháp, Australia; dỡ bỏ rào cản hiến pháp, mở đường cho việc hủy toàn bộ lệnh cấm bán vũ khí cho nước ngoài.
Nếu Nhật Bản gia nhập chương trình phòng thủ tên lửa của NATO, khối đồng minh quân sự lớn nhất thế giới có thể gia tăng được uy tín và ảnh hưởng của mình ở Tây Âu, Bắc Mỹ cộng với sự gia tăng năng lực tên lửa ở hướng Đông mà Moscow quan ngại.
Gần đây, Nội các Nhật Bản đã chấp thuận và thông qua một dự khoản ngân sách quốc phòng trị giá đến 5 ngàn tỷ yên/tương đương 42 tỷ USD cho năm 2016.
Trước đó, Hạ viện Nhật đã thông qua luật mới gây tranh cãi trong đó cho phép quân đội của nước này có thể triển khai ra nước ngoài trong trường hợp xung đột đó có liên quan đến lợi ích và an ninh sát sườn của Tokyo.
Hòa Bình