ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
[Startup]: Startup khác SmE thế nào?
Saturday, January 2, 2016 11:36
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

B4INREMOTE-aHR0cDovLzIuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy03SS1vVElYLXV0WS9Wb2dYVWUyTzBmSS9BQUFBQUFBQWF5Yy9VZVhKV3FWRDBCOC9zNjQwL1ZUVi1raG9pLW5naGllcC5qcGc=
Tối nay “Cánh buồm khởi nghiệp” lên sóng VTV với những tranh luận được cho là nảy lửa giữa các phe phái. Thôi thì status này coi như phát súng đầu tiên vậy.
Chuyện làm startup, hay là khởi nghiệp, thực ra không phải là chuyện mới mẻ gì ở Việt Nam. Lịch sử về nó ít ra cũng đã được vài năm, nhưng chỉ trở thành rầm rộ trong khoảng thời gian gần đây là nhờ truyền thông và một vài người khuấy động, trong đó có công lớn của đồng chí Namster Do.
Các ‘hot boy’ đăng đàn, truyền thông rầm rộ, thế là thành phong trào. Mà ở cái xứ này, cái gì thành phong trào thì phải hết sức giật mình. Mà hết sức giật mình ở cái chỗ, sau mấy năm phong trào thì số startup thực sự thành công chỉ vừa đúng một ngón tay.
Đồng chí Namster Do đã có công rất to trong việc đẩy startup ra thành phong trào (không biết có lợi ích nhóm gì ở đây không), làm cho người người làm startup nhà nhà làm startup với hy vọng đại nhảy vọt, nhưng đến giờ chỉ thấy nhảy mà không thấy vọt. Haizzz…
Vì thế đồng chí Namster Do cũng có tội to không kém là đã không nói rõ cho bà con biết startup là gì (đúng hơn: startup có nghĩa là gì, nhưng cái này nói sau) nên số các đồng chí trẻ hy sinh nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Làm tướng hô hào để quân lao đầu vào chỗ chết mà không biết vì sao mình chết, đêm nằm ngẫm nghĩ chắc hẳn bạn Namster Do cũng thấy lương tâm cắn rứt ít nhiều. You feel guilty, don’t you?
Nói như vậy không có nghĩa là tôi không ủng hộ startup. Tôi rất ủng hộ startup vì nhìn thấy đó là một trong những chìa khóa phát triển mới, tất nhiên cho cả nước chứ chả phải cho riêng tôi. Nhưng tôi muốn làm rõ hơn startup là gì để những bạn làm startup biết mình đang làm gì. Làm mà không biết mình đang làm gì thì thật kinh khủng.
Vậy mới có status này. Mà status này cũng chỉ tập trung vào một chi tiết thôi: startup khác với small & micro enterprise (SmE, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ) như thế nào. Đây là hai mô hình khác hẳn nhau. Chỉ khi nào phân biệt được hai mô hình này thì mới không hy sinh vô nghĩa.
Hai mô hình này thực sự khác nhau về bản chất, nên cần hai cách làm khác hẳn nhau thì mới thành công được. Tiếc là không ai nói rõ cho các bạn trẻ biết điều này, mà chỉ hô hào khởi nghiệp, nên các bạn làm startup nhưng thực chất là SmE, mà làm SmE lại cứ nghĩ là đang làm startup. Nhầm lẫn lung tung nên hy sinh vô số.
Vâng ạ, nhưng cụ vòng vo tam quốc quá. Cụ đi thẳng vào vấn đề cho em nhờ!
Vầng, thì đây:
1. SmE: là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, đi từ nhỏ đi lên, phát triển tuyến tính, phải có lãi từ ngày đầu tiên hoặc sau một thời gian ngắn (3 tháng chẳng hạn). Muốn vậy phải làm và bán cái gì mà thị trường đang có nhu cầu, và phải cạnh tranh được với các đối thủ hiện có. Ngoài ra, người chủ phải take full control, tức là kiểm soát toàn bộ, thì mới đảm bảo được điều này. 
Như vậy SmE đi từ nhỏ đến lớn, phát triển theo mô hình tuyến tính, quản trị chặt chẽ, cung cấp sản phẩm/dịch vụ cạnh tranh để đảm bảo có lợi nhuận ngay từ những ngày đầu tiên đi vào hoạt động. 
Nhà đầu tư sẽ chỉ nhìn vào P/E ratio để ra quyết định đầu tư.
2. Startup thì ngược lại, phát triển theo hàm mũ. Vì thế startup không cần lợi nhuận trong thời gian đầu (có thể vài năm), và tất nhiên có lãi ngay thì càng tốt, cũng không cần phải đáp ứng ngay nhu cầu của thị trường (tức có thể tạo ra thị trường mới), cũng không cần quản trị chặt chẽ (quản chặt quá thì không sáng tạo được). Những người làm startup cần tầm nhìn, đam mê và năng lực thực sự, chứ không phải là quy trình quản trị.
Vì phát triển theo hàm mũ nên cái mà startup cần là một cái gì đó có thể tạo ra sự phát triển theo dạng hàm mũ này. Đó là gì:
- Một công nghệ/sản phẩm đột phá mới, khác hẳn những công nghệ/sản phẩm đã có để chiếm ưu thế kẻ dẫn đầu và chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường trong thời gian rất ngắn. Chứ công nghệ/sản phẩm cũ, mình làm được nghìn người khác cũng làm được (thậm chí họ đã làm rồi) vì khi đó sẽ rơi vào SmE, các bên cạnh tranh nhau, anh nào cạnh tranh tốt hơn anh ấy sẽ thắng. Nếu nhìn như vậy thì làm e-commerce như các đơn vị đang làm hiện giờ cũng không phải là làm startup, trừ phi có một công nghệ hoàn toàn mới đánh bạt hết các công nghệ đã có.
- Một thị trường đủ rộng để có thể tạo ra một tiềm năng phát triển theo hàm mũ sau này. Vì thế, startup cần tập trung vào các sản phẩm/dịch vụ có tiềm năng để hàng chục triệu người dùng (hoặc hàng tỉ người dùng như các bác bự hay nói). Nếu bắt đầu bằng thị trường Việt Nam thì cũng phải nghĩ đến thế giới ngay từ khi mới bắt đầu startup (nếu hàng quá độc và có lãi lớn thì không cần đông như vậy, quan trọng là doanh số, phỏng ạ). SmE không cần cái này, SmE thậm chí lại chọn local như một lợi thế cạnh tranh (chẳng hạn, ông chỉ bán đặc sản của nhà ông, không đâu có, là ông sống khỏe).
- Một business model mới tạo ra được sự phát triển theo hàm mũ này. Trong trường hợp không có công nghệ gì đột phá, lĩnh vực kinh doanh cũng không mới, thì thường cái tạo ra sự phát triển hàm mũ là mở thành chuỗi liên hoàn. Nếu bạn mở một quán café thì đó là SmE, phải có lãi ngay từ những ngày đầu tiên, còn mở thành chuỗi thì đó là startup, cần đổ tiền ra để thống lĩnh thị trường, những năm đầu tiên lỗ lãi không phải là mối quan tâm số một, mà là sự mở rộng thị trường theo hàm mũ (muốn thế nhà phải có điều kiện). Trong trường hợp này, startup sẽ đi theo hướng “tranditional business, but non-tranditional business model”.
Nhà đầu tư sẽ nhìn vào tiềm năng phát triển hàm mũ này, chứ không phải P/E ratio, để ra quyết định đầu tư.
Nếu không có một công nghệ gì đột phá có thể tạo ra sự phát triển hàm mũ, sản phẩm/công nghệ của mình cũng không phải là dành cho chục hàng triệu người dùng (hơn thế càng tốt), hoặc không tìm ra một non-traditional business model mới có thể tạo ra sự phát triển theo hàm mũ như vậy, thì tốt nhất là làm SmE bằng cách tạo ra các sản phẩm/dịch vụ cạnh tranh nhất, quản trị hiệu quả nhất để có lãi ngay từ những ngày đầu và hài lòng với sự phát triển tuyến tính của nó.
Sơ qua là như vậy. Hy vọng sẽ giúp các bạn trẻ đang làm startup hiểu rõ hơn cái mình đang làm để nếu không hợp thì điều chỉnh, nếu thấy hợp thì bám đuổi đến cùng, tránh hy sinh vô nghĩa.
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.