Đó là nhận định của học giả Paul R. Pillar đến từ Viện Brookings được trình bày trên một trang blog của báo Lợi Ích quốc gia Mỹ.
Cảnh phóng tên lửa đạn đạo của quân đội Iran (ảnh tư liệu). |
Tên lửa của Iran không đe doạ Mỹ, chỉ để răn đe Saudi Arabia. Đó là nhận định của học giả Paul R. Pillar đến từ Viện Brookings được trình bày trên một trang blog của báo Lợi Ích quốc gia Mỹ.
Học giả Paul R. Pillar cho rằng các chương trình chế tạp tên lửa của quân đội Iran không liên quan gì đến chương trình hạt nhân của nước này, đồng thời, nó cũng không vi phạm bất cứ nguyên tắc nào trong thoả thuận hạt nhân mà các bên vừa ký với Tehran.
Chuyên gia này cho rằng nếu Mỹ tiếp tục trừng phạt Iran như trước đây thì điều đó có thể mang lại những nguy hiểm khó lường.
Học giả của Viện Brookings nhận định rằng các tên lửa đạn đạo của Iran không thể đe doạ Mỹ mà có chỉ có thể phát huy vai trò là một vũ khí răn đe đối với các quốc gia láng giềng, lân cận và thủ địch với Iran.
Trước đó, Mỹ tuyên bố đe doạ sẽ trừng phạt trở lại chống Iran vì nước này tiến hành phát triển và sản xuất hàng hoạt các tên lửa đạn đạo.
Washington cũng bóng gió khả năng huỷ bỏ kết quả đàm phán hạt nhân vừa được các bên thống nhất.
“Tên lửa đạn đạo của Iran không đe doạ các lợi ích của Mỹ và nước này cũng không có vật liệu nhiệt hạch dùng để chế đầu đạn hạt nhân cho các tên lửa đạn đạo này” – ông Paul R. Pillar viết.
Theo nhà nghiên cứu, tên lửa đạn đạo của Iran được phát triển và chế tạo từ chương trình phát triển vũ khí có từ thập niên 80 khi xảy ra chiến tranh Iran và Iraq, trong đó, nhiều thành phố của cả hai nước này thường xuyên bị tấn công bằng tên lửa đạn ddaioj.
Trong khi đó, Saudi Arabia mới là nước đầu tiên trong khu vực Trung Đông sở hữu và phát triển các tên lửa đạn đạo chứ không phải Iran.
“Ngày nay, các nhà lãnh đạo của Iran coi Saudi Arabia là đối thủ tiềm tàng ở khu vực Vùng Vịnh nên Tehran mới hợp tác với Pakistan và Trung Quốc để phát triển công nghệ chế tạo tên lửa đạn đạo tấn công và coi đó là vũ khí răn đe dành cho Saudi Arabia. Iran không phải là nước khơi mào phát triển vũ khí tên lửa đạn đạo ở Trung Đông”. – ông Pillar nhấn mạnh.
Hồi đầu tháng 12 vừa qua, Iran đã tiến hành thử nghiệm tên lửa đạn đạo tầm trung Ghadr-test 110 và phương Tây cho rằng đây là hành đọng vi phạm hai nghị quyết Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Theo cáo buộc của phương Tây, Iran đã thử nghiệm tên lửa có tầm bắn 1,8-2000 km gần thành phố cảng Chabahar, nằm ở phía Đông Nam Iran, cạnh biên giới với Pakistan.
Đây là dòng tên lửa cải tiến từ tên lửa Shahab-3 và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Năm 2010, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết 1929, cấm Iran thử nghiệm tên lửa đạn đạo. Một một nghị quyết khác mang tên 2231, cấm mọi hoạt động có liên quan đến tên lửa đạn đạo của Iran trong vòng 8 năm.
Hoà Bình