ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: Tịnh Liên
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Trống đồng niên đại 2.000 năm được phát hiện khi đi làm nương
Monday, January 25, 2016 21:42
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Khoa học và vũ trụ

Trống nặng khoảng 20kg, cao 49cm, mặt có đường kính 61cm, còn khá nguyên vẹn. Trên bề mặt trống có 4 cụm cóc đơn, nằm phân bố, cách đều 4 góc, hướng ngược chiều kim đồng hồ.

Chiếc trống đồng cổ ở Điện Biên được anh Lò Văn Việt (trú tại bản Pá Ngam 1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên) phát hiện ngày 21/1 trong khi làm nương ở gần khe Huổi Hoa (cách bản Pá Ngam 1 khoảng 2km).

Chiếc trống đồng mới được phát hiện tại Điện Biên có trọng lượng khoảng 20kg, cao 49cm, đường kính bề mặt 61cm. (Ảnh: Khánh Chi).

Anh Việt cho biết, lúc bổ cuốc xuống đất nghe tiếng kêu vang, bới ra phát hiện một tảng kim loại. Gõ vào đó, anh nghe thấy tiếng âm thanh chứng tỏ kim loại này rỗng bên trong nên cùng người nhà đào lên rồi mang nộp cho chính quyền. Lãnh đạo xã Núa Ngam ngay sau đó đã thông báo sự việc với Phòng di sản (Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên).

Theo đánh giá sơ bộ của Bảo tàng tỉnh Điện Biên, hiện vật là một chiếc trống đồng có trọng lượng khoảng 20kg. Mặt trống còn khá nguyên vẹn, đường kính mặt là 61cm, chiều cao 49cm. Trên bề mặt trống có 4 cụm cóc đơn, nằm phân bố, cách đều 4 góc, hướng ngược chiều kim đồng hồ. Chính giữa trống là biểu tượng ngôi sao 12 cánh, có thể biểu tượng cho 12 tháng trong năm hoặc dùng để đo thời gian của người xưa. Nhiều hoa văn như: bông gạo, chim lạc… cũng được phát hiện trên bề mặt chiếc trống này.

Dựa vào các yếu tố trên, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Điện Biên Trịnh Thị Mai, cho biết, ban đầu có thể nhận định đây là chiếc trống thuộc dòng trống Heger 3 (hay còn gọi là trống Shan) có nguồn gốc từ người Caren đỏ thuộc vùng Đông Bắc Myanmar, niên đại cách đây khoảng 2.000 năm. Tuy nhiên để chứng minh chính xác nguồn gốc, xuất xứ, niên đại của trống cần tiếp tục nghiên cứu những giá trị văn hóa, lịch sử của hiện vật trước khi làm hồ sơ báo cáo Bộ Văn hóa.

Việc chiếc trống này có mặt hình tròn trong khi đáy hình elip, rất khác những hiện vật trống đồng khác được phát hiện trước đó.

Theo các chuyên gia, cần nghiên cứu kỹ để xác định đây là hình dạng vốn có của trống hay bị biến dạng do nằm trong đất lâu ngày.

 Theo Trí Thức Trẻ

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.