FIM-92 Stinger được chế tạo và sử dụng trong quân đội Mỹ từ đầu thập niên 80, đến nay, đã có ít nhất 29 quốc gia đang sử dụng loại vũ khí lợi hại này.
Video chiếu cảnh thực hành bắn tên lửa phòng không vác vai FIM-92 Stinger của binh sỹ thuộc lực lượng Thuỷ quân lục chiến Mỹ.
Hoạt động bắn đạn thật với tên lửa phòng không FIM-92 Stinger được thực hiện trong một cuộc tập trận phản ứng nhanh tại trường bắn Yuma.
FIM-92 Stinger là tên lửa đất đối không cơ động, vác vai (MANPADS) được sản xuất để tiêu diệt các loại máy bay trực thăng bay thấp của quân đội đối phương.
MANPADs FIM-92 Stinger sử dụng công nghệ dẫn đường hồng ngoại. Ngoài máy bay trực thăng, FIM-92 Stinger cũng có thể được dùng như một vũ khí chống tăng và tiêu diệt các loại xe bọc thép khác trong trạng thái đang cơ động.
FIM-92 Stinger được chế tạo và sử dụng trong quân đội Mỹ từ đầu thập niên 80, đến nay, đã có ít nhất 29 quốc gia đang sử dụng loại vũ khí lợi hại này.
FIM-92 Stinger có giá bán tính theo USD khoảng 38.000 USD. |
FIM-92 Stinger do tập đoàn Raytheon của Mỹ nghiên cứu và chế tạo. Đức và Thổ Nhĩ Kỳ là những nước nhận được bản quyền sản xuất các tên lửa FIM-92 Stinger từ Mỹ.
Theo ước tính, hiện nay có khoảng 70.000 hệ thống FIM-92 Stinger được sản xuất. Mỗi hệ thống FIM-92 Stinger có giá bán tính theo USD khoảng 38.000 USD.
Tên lửa FIM-92 Stinger có thể lắp trên nhiều phương tiện tác chiến khác nhau như trực thăng Tiger của Eurocopter; AN/TWQ-1 Avenge; UAV MQ-1 Predator, trực thăng vũ trang AH-64 Apache; T-129 ATAK.
FIM-92 Stinger có thể lắp trên trực thăng T-129 ATAK và một số loại phương tiện chiến đấu khác. |
Thế Giới