ĐĂNG TIN
logo
Online:
Visits:
Stories:
Profile image
Tác giả: ZeroEnergyVN
Trang tin cá nhân | Bài đã đăng
Lượt xem

Hiện tại:
1h trước:
24h trước:
Tổng số:
Di sản bất ổn 5 năm sau phong trào ‘Mùa xuân Arab’
Monday, February 1, 2016 20:13
% of readers think this story is Fact. Add your two cents.


Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Thay vì đem lại hòa bình thịnh vượng, phong trào “mùa xuân Arab” đã đẩy Trung Đông và Bắc Phi lún sâu vào xung đột, khiến bạo lực lan đến châu Âu.
B4INREMOTE-aHR0cDovLzQuYnAuYmxvZ3Nwb3QuY29tLy1HSU9vMV9Lb2REWS9WcTQ5OXozZTlnSS9BQUFBQUFBQWJQRS9aMGU2MXBPQV9uZy9zMTYwMC9EaSUyQnMlMjVFMSUyNUJBJTI1QTNuJTJCYiUyNUUxJTI1QkElMjVBNXQlMkIlMjVFMSUyNUJCJTI1OTVuJTJCNSUyQm4lMjVDNCUyNTgzbSUyQnNhdSUyQnBob25nJTJCdHIlMjVDMyUyNUEwbyUyQk0lMjVDMyUyNUI5YSUyQnh1JTI1QzMlMjVBMm4lMkJBcmFiLmpwZw==
Người dân ăn mừng tại Tunisia sau khi Tổng thống Ben Ali bị lật đổ ngày 14/11/2011. Ảnh: AFP
Ngày 14/1/2011, sự kiện Tổng thống Tunisia Ben Ali bị lật đổ đã châm ngòi cho hàng loạt cuộc biểu tình đòi dân chủ, mà sau này được gọi là “Mùa xuân Arab”, bùng nổ tại một số nước Trung Đông và Bắc Phi. 5 năm sau, những gì mà nó đem lại chỉ là khủng hoảng và bất ổn, theo Le Figaro.
Theo bình luận viên Trung Đông Pierre Vermeren của tờ báo này, “Mùa xuân Arab” lan sang 4 nước là Tunisia, Libya, Ai Cập, Syria, nhưng đến nay các phong trào đó đã hoàn toàn thất bại, để lại những hậu quả nặng nề về kinh tế và chính trị.
Ở Syria, cuộc nội chiến kéo dài gần 5 năm giữa chính phủ và các nhóm phiến quân đã khiến hơn 250.000 người thiệt mạng, tạo ra cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, với hàng triệu người tràn sang các nước xung quanh và tìm cách đến châu Âu.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã tận dụng cơ hội này mở rộng ảnh hưởng, kiểm soát 1/3 lãnh thổ Syria, thiết lập “đế chế Hồi giáo”, đe dọa đến an ninh của khu vực và cả thế giới. Nền kinh tế Syria cũng bị tàn phá nghiêm trọng. IMF dự đoán Syria sẽ cần ít nhất 20 năm với mức tăng trưởng 3% mỗi năm để có thể trở lại với mức thu nhập thấp họ từng có trước chiến tranh. 
Với Tunisia, người dân phải thừa nhận rằng đất nước này vẫn có cuộc sống tốt hơn trước khi xảy ra làn sóng đấu tranh đòi dân chủ. Dù được coi là quốc gia chuyển giao quyền lực hòa bình nhất trong phong trào “Mùa xuân Arab”, Tunisia hiện vẫn là nước đóng góp số chiến binh đông đảo nhất cho IS (khoảng 3.000 người). Quốc gia này cũng phải hứng chịu ba vụ khủng bố đẫm máu trong năm 2015, khiến ngành du lịch, xương sống của nền kinh tế, bị ảnh hưởng nặng nề.
Dưới thời lãnh đạo Gaddafi, Libya có thu nhập bình quân đầu người cao nhất châu Phi, phụ nữ có trình độ học vấn cao nhất lục địa. Libya lúc đó còn tiếp nhận 3-4 triệu lao động từ các nước nghèo mỗi năm.
Đến nay, đất nước này đang chìm vào nội chiến giữa nhiều nhóm đối lập khác nhau. Hai chính phủ đối lập được dựng lên và đều thi nhau tranh giành quyền lực và kiểm soát dầu mỏ. IS đã chiếm được vùng đất đủ lớn ở Libya và hiện có ý đồ biến phần lãnh thổ này thành “đế chế” thứ hai của tổ chức.
“Nếu cuộc sống hàng ngày trước đó ở các quốc gia này không thật lý tưởng thì tình hình hiện nay còn tồi tệ hơn nhiều. Ngoại trừ Ai Cập, các nước còn lại đã rơi vào tình trạng hỗn loạn, bị tàn phá và chia rẽ lâu dài”, tiến sĩ Eric Denécé, giám đốc Trung tâm nghiên cứu tình báo Pháp (CF2R) khẳng định
Bạo lực lan sang châu Âu

Binh sĩ Pháp tuần tra trên đường phố Paris sau vụ khủng bố kinh hoàng. Ảnh:CNBC
Theo ông Denécé, bên cạnh những tác động địa chính trị tiêu cực đối với các quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi, phong trào “Mùa xuân Arab” còn gây ra tình trạng bất ổn ở châu Âu. Các nhà phân tích gần đây đã sử dụng thuật ngữ “mùa đông Hồi giáo cực đoan” để ám chỉ chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo đang vươn vòi sang lục địa già.
“Khủng bố không loại trừ một ai, an ninh toàn cầu trở nên bất ổn và kém an toàn hơn trước thời điểm ‘mùa xuân Arab’ diễn ra”, ông Denécé khẳng định.
Khi tiến hành chiến dịch can thiệp quân sự vào Iraq, Mỹ và các quốc gia phương Tây đã vô tình góp phần tạo điều kiện cho IS trỗi dậy, và họ đang gặp nhiều khó khăn trong nỗ lực tiêu diệt tổ chức khủng bố nguy hiểm này.
Theo chuyên gia Denécé, làn sóng tấn công đẫm máu vào Paris cuối năm ngoái là minh chứng rõ ràng nhất cho âm mưu “xuất khẩu bạo lực” của IS, vốn mạnh lên do tình trạng hỗn loạn tại Trung Đông và Bắc Phi.
Phát biểu với AFP, một quan chức phụ trách chống khủng bố giấu tên của châu Âu cho biết: “Chúng ta đang tiến gần tới một sự kiện kiểu 11/9 ở châu Âu: đó là các cuộc tấn công đồng thời xảy ra vào cùng một ngày ở nhiều nước khác nhau. Đó là một âm mưu được phối hợp chặt chẽ và tinh vi. Chúng tôi biết rằng khủng bố đang lên kế hoạch cho âm mưu đó”.
Nguyễn Hoàng, vnexpress.net
Bài viết được đăng bởi http://www.zeronews.us

Nghiên cứu về khoa học huyền bí, tâm linh, ufo, chính trị, tôn giáo

Tin nổi bật trong ngày
Tin mới nhất

Register

Newsletter

Email this story

If you really want to ban this commenter, please write down the reason:

If you really want to disable all recommended stories, click on OK button. After that, you will be redirect to your options page.