Nhật Bản đề nghị Washington đưa chiến hạm tuần tra sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông.
Báo Nikkei của Nhật Bản ngày 19/2/2016 đưa tin cho biết, phản ứng trước thông tin mà truyền thông Mỹ gần đây báo cáo trong đó nói rằng quân đội Trung Quốc đã đưa các tổ hợp tên lửa đất đối không ra triển khai phi pháp tại đảo Phú Lâm trên quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), Tokyo kêu gọi Mỹ tiếp tục tiến hành các hoạt động tuần tra, phát hiện tương tự.
Hải quân Nhật Bản (ảnh minh hoạ). |
Cụ thể, chính quyền Nhật Bản đề nghị Washington đưa chiến hạm tuần tra sát các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông như một phần của tuyên bố bảo vệ tự do hàng hải ở khu vực.
Đáp lại, hôm thứ Tư vừa qua, Tư lệnh Bộ chỉ huy quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương – Đô đốc Harry Harris cũng đã nói với các quan chức của Nhật Bản rằng quân đội Mỹ sẽ tiếp tục các chiến dịch như đã từng làm trong thời gian quan để thách thức tuyên bố phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hối tháng 10/2015 và tháng 2/2016, các tàu chiến của Mỹ cũng đã băng qua trong phạm vi 12 hải lý ở các đảo nhân tạo Bắc Kinh xây phi pháp ở Biển Đông để thách thức Trung Quốc.
Báo Nikkei của Nhật Bản cũng thông tin cho biết trong hai ngày vừa qua, lực lượng phòng vệ biển của Nhật Bản cũng đã có một cuộc diễn tập chung lần đầu tiên với lực lượng hải quân của Việt Nam.
Hải quân Nhật Bản. |
Cuộc diễn tập Nhật – Việt tập trung vào nhiệm vụ giải cứu tàu gặp sự cố trên Biển Đông.
Theo báo của Nhật Bản, quân đội Nhật đưa đến Đà Nẵng hai máy bay tuần tra P-3C sau khi các máy bay này vừa hoàn thành xong các sứ mệnh chống khủng bố ở ngoài khơi bờ biển của Somalia.
Tờ Nikkei cho rằng quân đội Nhật Bản đang tìm kiếm các cơ sở để làm bến tiếp liệu thường xuyên cho các máy bay tuần tra của mình khi chúng di chuyển làm nhiệm vụ đến và đi từ Nhật Bản – châu Phi 3 tháng 1 lần.
Nhật Bản dự kiến sẽ cử một tàu chiến của quân đội đến thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam vào cuối năm nay 2016.
Hồi tháng 10 và tháng 11 năm ngoái, quân đội Nhật Bản và Mỹ cũng đã tiến hành các cuộc tập trận chung trên Biển Đông với sự tham gia của các máy bay, tàu chiến hạng nặng của Hải quân Mỹ và tàu hộ tống của Tokyo.
Tên lửa HQ-9 của Trung Quốc. |
Theo tờ báo chuyên về vấn đề kinh tế của Nhật Bản, 80 lượng dầu mỏ nhập khẩu của Nhật Bản đều phải đi quan khu vực Biển Đông và Tokyo coi tuyến hàng hải quan trọng này là hàng lang chiến lược đối với nền kinh tế Nhật.
Tokyo dự định sẽ đưa vấn đề an ninh hàng hải trở thành vấn đề chính yếu và cốt lõi trong sự kiện Hội nghị thượng đỉnh G-7 sẽ diễn ra ở Ise-Shima vào tháng 5 tới đây tại Nhật.
Tuy nhiên, không giống như Nhật Bản và Mỹ, Anh và các quốc gia châu Âu khác có ít lợi ích và mối quan tâm đến khu vực Biển Đông và Nhật – Mỹ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn.
Thế Giới